Với những vết thương không quá nghiêm trọng sau khi được bác sĩ băng bó người bệnh sẽ thường tự mình thay băng tại nhà. Việc này giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian và không cần phải chờ đợi quá lâu so với khi đến bệnh viện. Tuy nhiên bao lâu thay băng vết thương một lần không phải ai cũng biết. quantumcare.vn xin giải đáp vấn đề này ngay trong bài viết sau đây để bạn tham khảo.

Bao lâu thay băng vết thương một lần?

Với những bạn có vết thương đang được băng bó nhưng không biết khi nào thì nên thay băng mới để không bị nhiễm trùng. Thông thường việc này sẽ do bác sĩ hoặc các nhân viên y tế thay giúp bạn và họ sẽ ấn định thời gian để bạn đến thăm khám và thay băng mới. Tuy nhiên đối với vết thương không quá nặng bạn muốn tự mình thực hiện việc thay băng để tiết kiệm thời gian.

Nếu bạn bị thương và có đến bệnh viện hoặc các phòng khám thăm khám và được băng bó tại đây thì nên hỏi ý kiến bác sĩ là có được tự thay băng khi đã về nhà không. Nếu bác sĩ đồng ý thì bạn hỏi luôn thời gian để thay băng là bao lâu. Vì chỉ có bác sĩ điều trị mới hiểu rõ tình trạng hiện tại của bạn và đưa ra lời khuyên đúng đắn nhất.

Còn nếu bạn chỉ bị vết thương hở nhẹ không cần đến sự trợ giúp của bác sĩ vẫn có thể tự mình băng bó ngay tại nhà thì cũng nên vệ sinh sạch sẽ và thay băng thường xuyên để không bị nhiễm trùng. Việc thay băng trong thời gian cách nhau bao lâu cũng tùy thuộc vào vết thương của bạn như thế nào. Nhưng tốt nhất bạn nên thay hàng ngày vì trải qua một ngày dài bụi bẩn và những va chạm đã khiến cho băng bị bẩn và có thể xâm nhập vào vết thương.

khi-nao-nen-thay-bang-vet-thuong
Khi nào thì nên thay băng vết thương

Lưu ý: Chỉ những vết thương cực kỳ nhỏ, đơn giản bạn mới nên tự băng bó và thay băng ngay tại nhà thôi nhé. Còn những vết thương hơi lớn hoặc nặng hơn thì bạn nên đến các trung tâm y tế để được nhân viên ở đây sát khuẩn và băng bó cẩn thận để chúng mau chòn lành lặn, hạn chế để lại tổn thương về sau.

Xem thêm: Bị vết thương có nên ăn rau muốn không

Quy trình thay băng rửa vết thương

Đối với vết thương sạch

  • Người chăm sóc cần chuẩn bị dụng cụ, rửa tay thật sạch và đeo găng tay y tế cẩn thận.
  • Trải nilon xuống dưới vết thuowng để bộc lộ vết thương.
  • Tiếp đến cởi bỏ băng cũ nhẹ nhàng, tránh gây đau đớn cho bệnh nhân. Nếu có dịch từ vết thương thì cần thấm nước và rửa sạch vết thương cho ẩm rồi mới thực hiện việc tháo băng.
  • Gắp gạc cũ trên bề mặt vết thương cho vào sọt rác và quan sát kỹ tình trạng của vết thương.
  • Người chăm sóc thu dọn dụng cụ, tháo găng tay, rửa lại tay thật sạch.

Đối với vết thương bị nhiễm khuẩn

  • Người chăm sóc cần chuẩn bị dụng cụ, rửa tay sạch rồi đeo găng tay.
  • Trải nilon xuống phía dưới vết thương để bộc lộ vết thương.
  • Cởi bỏ băng cũ nhẹ nhàng, nếu có dịch thì thấm nước và rửa vết thương cho ẩm rồi mới tháo băng.
  • Gắp gạc cũ trên bề mặt vết thương ra ngoài và cho vào sọt rác.

Vết thương nhiễm khuẩn không khâu:

  • Bạn dùng gạc thấm bớt dịch trong vết thương rồi rửa sạch bằng dung dịch rửa và sát khuẩn.
  • Dùng kéo cắt bỏ tổ chức hoại tử, nếu vết thương có nhiều ngóc ngách thì cần mở rộng để thấm mủ và lấy dị vật.
  • Tiếp theo dùng tăm bông thấm vào mủ cho vào ống nghiệm nếu có chỉ định lấy mủ làm xét nghiệm.
  • Dùng miếng gạc củ ấu thấm dung dịch vào vết thương sau đó rửa vết thương từ trong ra ngoài nhẹ nhàng và không gây cọ xát mạnh gây đau đơn cho bệnh nhân.
  • Cuối cùng đắ miếng gạc vô khuẩn lên bề mặt vết thương rồi băng lại.

Vết thương nhiễm khuẩn có khâu:

  • Cần dùng dung dịch sát khuẩn rửa phía ngoài vết thương nếu có dấu hiệu viêm nhiễm trên bề mặt vết thương.
  • Tiếp theo dùng kẹp phẫu tích không mấu và kéo chắt chỉ, cắt một nốt để lại một nốt vùng viêm nhiễm, dùng kẹp tách nhẹ miệng vết thương.
  • Thấm dịch bên trong vết thương bằng gạc củ ấu rồi rửa vết thương bằng dung dịch rửa một cách từ từ và nhẹ nhàng nhất.
  • Dùng gạc làm khô vết thương, đắp gạc lên rồi dùng băng cuốn vết thương lại.
  • Cuối cùng thu dọn dụng cụ y tế, tháo găng ta và rửa tay thật sạch.

Lưu ý khi thay băng rửa vết thương

  • Khi thay băng rửa vết thương người thực hiện cần lưu ý những điều sau đây:
  • Cần thực hiện đúng kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn trước, trong và cả sau khi rửa vết thương.
  • Cần rửa vết thương theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và rộng 5 cm so với miệng vết thương để đảm bảo vết thương được rửa sạch sẽ.
  • Khi thực hiện cần thao tác nhẹ nhàng, tránh gây đau đơn cho bệnh nhân và cần an ủi, trò chuyện để họ không quá tập trung đến sự đau đớn của vết thương.
  • Cần hạn chế sử dụng oxy già đối với những vết thương sạch, không có dấu hiệu nhiễm trùng vì oxy già có thể khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Đối với vết thương lớn thì nên dùng thuốc giảm đau.
  • Cần xử lý gọn gàng và sạch sẽ các băng gạc y tế tránh gây nhiễm khuẩn.

QuanTumCare – Hỗ trợ điều trị vết thương mau lành lặn hơn

Nếu bạn bị thương và sợ bị nhiễm trùng thì có thể sử dụng sản phẩm của QuanTumCare để sát khuẩn và tránh trình trạng vết thương bị nặng hơn. Sản phẩm có tác dụng tiêu diệt hơn 1 triệu loại vi khuẩn khi bị thương đã được Bộ Y tế chứng nhận nên sử dụng bạn hoàn toàn yên tâm. Nếu là người lớn thì dùng loại Smart Skin, còn trẻ em thì dùng Baby Skin.

quantum-care-ho-tro-dieu-tri-vet-thuong-ho
QuanTum Care – Hỗ trợ điều trị vết thương hở

Sản phẩm của QuanTumCare hỗ trợ điều trị khá nhiều vết thương ngoài da gồm bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, bị kiến ba khoang cắn, giời leo, phỏng… Sau khi sử dụng vết thương của bệnh nhân được hỗ trợ một cách tốt nhất giúp nó mau lành lặn và đương nhiên là có sử dụng thuốc do bác sĩ  kê đơn. Và khi thăm khám bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về QuanTumCare để sử dụng an toàn và hiệu quả hơn nhé.

Smart Nano (Nano bạc thông minh) là phương pháp sản xuất chế phẩm Nano bạc chứa chấm lượng tử Graphen trên nền Chitosan được Cục sở hữu trí tuệ thuộc bộ khoa học và công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế – giải pháp hữu ích – Số hiệu: 2257

Phiếu công bố sản phẩm



Vậy trong bài viết này bạn đã nắm được bao lâu nên thay băng vết thương một lần và biết được quy trình vệ sinh, thay băng khi bị thương. Nếu muốn cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích khác nữa mời bạn theo dõi các bài viết tiếp theo tại website quantumcare.vn nhé. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại mọi người!

Tham khảo thêm: