Bệnh ghẻ nước ở tay chân là căn bệnh ngoài da khá phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là ngứa và nổi mụn nước ở các kẽ ngón tay chân, lòng bàn tay, cổ tay, lòng bàn chân… Mặc dù dễ lây lan nhưng bệnh cũng không khó chữa trị, điều quan trọng đó là bệnh cần phải được can thiệp điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Bệnh ghẻ nước ở tay chân là gì?

Ký sinh trùng có tên khoa học Sarcoptes scabie hominis được xem là thủ phạm chính gây ra căn bệnh ghẻ nước phiền toái này. Ký sinh trùng ghẻ nước(ghẻ cái) này còn có một tên gọi khác là bọ ve hoặc mạt ngứa. Chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ dài khoảng 0,3- 0,5 mm có màu trắng đục và có 4 chân.

Khi gặp điều kiện thuận lợi, cái ghẻ sẽ tấn công vào vùng da của người. Sinh sôi và phát triển nhanh chóng về mặt số lượng, sau đó chúng thải ra các chất khiến cho vùng da của người bị kích ứng dẫn đến hình thành nên bệnh ghẻ nước.

Bệnh ghẻ nước có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể người tuy nhiên bệnh thường tập trung chủ yếu ở bàn tay và bàn chân của người bệnh. Bệnh thường có xu hướng bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Những ai dễ bị bệnh ghẻ nước?

Bệnh ghẻ nước có thể xảy ra ở bất kỳ ai từ người già cho tới trẻ nhỏ tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết bệnh thường có xu hướng tập trung chủ yếu ở những người thuộc nhóm dưới đây:

Vệ sinh cá nhân thân thể kém: Người thường xuyên không tắm rửa vệ sinh cá nhân hàng ngày, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nhưng không được làm sạch… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Sống trong môi trường bị ô nhiễm: Những người sống trong môi trường có nhiều khói bụi, tạp chất và nguồn nước bẩn dễ bị mắc bệnh ghẻ nước cao hơn so với người khác.

Sống ở những nơi đông đúc và chật chội: Bệnh ghẻ nước thường xuyên xảy ra ở những người sống trong những nơi đông đúc như ký túc xá, trường học, nhà tù…

Người hay sống ở những vùng ngập lụt: Những người hay sống ở những nơi thường xuyên bị ngập hay những nơi có nhiều nước… sẽ có nguy cơ bị ghẻ nước cao hơn.

Triệu chứng của bệnh ghẻ nước ở tay chân

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh ghẻ nước ở tay chân mà các bạn tuyệt đối không được chủ quan và bỏ qua:

  • Ngứa ngáy: Do cái ghẻ tiết ra một hoạt chất khiến cho vùng da người bệnh bị kích ứng dẫn đến ngứa ngáy khó chịu. Cơn ngứa thường kéo dài dai dẳng và dữ dội, đặc biệt về ban đêm người bệnh sẽ bị ngứa nhiều hơn do tập tính của cái ghẻ là đẻ trứng hoặc đào hang chủ yếu vào ban đêm.
  • Da nổi nhiều mụn nước: Tại các kẽ ngón tay và ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân của người bệnh nổi lên những nốt mụn nước bên trong có chứa dịch lỏng. Khi vô tình khiến cho mụn nước này vỡ ra, các chất dịch sẽ chảy lan tới các vị trí xung quanh khiến cho các mụn nước lan ra ngày càng nhiều.
  • Xuất hiện các rãnh ghẻ: Sau một thời gian ngắn, khi các con ghẻ cái đẻ trứng và đào hang chúng sẽ tạo trên bề mặt da ở chân và tay người bệnh những đường rãnh có chiều dài từ 2- 4 mm có màu nâu hoặc màu bạc gây ngứa ngáy khó chịu vô cùng.
Bệnh ghẻ nước ở tay chân rất phổ biến

Cách điều trị bệnh ghẻ nước ở tay chân

Bệnh ghẻ nước ở tay chân nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh có thể khiến cho vùng da tổn thương bị lở loét và nhiễm trùng thậm chí có thể dẫn đến chàm hóa da. Do đó khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh, bạn nên đi thăm khám sớm và tiến hành điều trị tích cực.

Bệnh ghẻ nước ở bàn tay chân có thể được điều trị bằng rất nhiều cách khác nhau, dưới đây là một vài phương pháp mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Chữa bệnh ghẻ nước ở tay chân bằng thuốc

Các loại thuốc chữa ghẻ nước ở tay chân chủ yếu là các loại thuốc bôi ngoài da ở dạng nước hoặc dạng gel. Sau thăm khám để đánh giá mức độ tổn thương trên da của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi đặc trị để loại bỏ tận gốc loài ký sinh trùng gây bệnh ghẻ này.

Một số loại thuốc chữa bệnh ghẻ nước khá phổ biến hiện nay có thể kể đến như: thuốc D.E.P, thuốc Benzyl Benzoate 33%, kem Permethrin 5%, kem Eurax… Các loại thuốc này có khả năng thẩm thấu sâu vào các ổ bệnh nên không chỉ giúp làm xoa dịu các cơn ngứa ngáy khó chịu tại những vùng da bị tổn thương do cái ghẻ gây ra mà còn giúp tiêu diệt cái ghẻ và trứng của chúng, ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

Tham khảo thêm: Trẻ bị ghẻ nước phải làm sao

Chữa bệnh ghẻ nước ở tay chân tại nhà

Với những trường hợp bị nhẹ, ngoài sử dụng các loại thuốc đặc trị kể trên người bệnh có thể áp dụng cách chữa ghẻ nước tại nhà bằng các bài thuốc dân gian, cụ thể như sau:

Dùng muối

Muối vốn được biết đến có tính sát khuẩn rất mạnh mẽ do đó có thể dùng để trị bệnh ghẻ nước. Người bệnh chỉ cần pha một chút muối ăn vào trong nước tắm và dùng dung dịch này để tắm rửa hàng ngày sẽ giúp sát khuẩn, giảm cơn ngứa ngáy khó chịu.

Ngoài ra, bạn có thể pha muối với nước theo tỷ lệ 200 gam muối với 1 lít nước ấm. Dùng nước này để lau hoặc ngâm vùng da bị ghẻ trong vòng từ 15- 20 phút, lặp lại như vậy ngày 2 lần để mang lại hiệu quả.

Dùng lá trầu không

Lá trầu không có tính kháng khuẩn cực mạnh nên rất phù hợp với những trường hợp mới bị ghẻ nước vài ngày. Người bệnh có thể trị ghẻ nước bằng lá trầu không theo cách đem đun sôi với nước, khi nước sôi thì cho thêm 1 ít muối và để nguội rồi tắm.

Hoặc cách thứ hai là rửa sạch lá trầu không, đem vò nát rồi đổ nước sôi vào hãm. Hãm trong vòng 20 phút rồi lấy nước này để rửa và vệ sinh vùng da bị ghẻ nước. Tiếp đến dùng phần lá còn lại đã được rửa sạch để chà xát nhẹ lên vùng da bị tổn thương sau đó rửa lại bằng nước ấm. Tuy nhiên cách này thường không được dùng trong trường hợp các mụn ghẻ nước đã hình thành nhiều.

Dùng lá xoan

Lá xoan vốn là khắc tinh của cái ghẻ nên người bệnh có thể sử dụng loại lá này để chữa ghẻ cho mình tại nhà. Bạn lấy một nắm lá xoan đem rửa sạch sau đó đun sôi chung với nước. Khi nước sôi bạn cho vào đó một ít nuối, sau đó chờ nước nguội bớt dùng hỗn hợp nước này để tắm. Hoặc bạn có thể đem sắc lá này để lấy nước đặc rồi đem thoa trực tiếp lên vùng da bị nhiễm ghẻ. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không được để nước lá này dây lên miệng, mũi, mắt vì có thể dẫn đến ngộ độc hoặc bị say.

Dùng lá mướp

Lá mướp có công dụng giúp giảm ngứa ngáy khi bị ghẻ nước ở tay chân rất hiệu quả do trong loại lá này có chứa một lượng chất sát khuẩn lớn. Để thực hiện bài thuốc này, bạn chỉ cần chuẩn bị 4- 5 lá mướp loại bánh tẻ đem rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đem giã nhuyễn lá mướp với vài hạt muối rồi chà sát lên vùng da bị ghẻ nước. Bạn để như vậy trong vòng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch, thực hiện đều đặn như vậy ngày 2 lần để giúp tiêu diệt tận gốc trứng và cái ghẻ trên da.

Bệnh ghẻ nước ở tay chân mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng những tổn thương trên da do bệnh gây nên lại vô cùng nghiêm trọng. Hơn nữa bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác qua nhiều đường khác nhau. Do đó khi phát bệnh, bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn những hậu quả khó lường có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

BỊ GHẺ PHỎNG NÊN KIÊNG GÌ? LÀM GÌ, ĂN GÌ, UỐNG GÌ?

BỊ GHẺ NƯỚC KIÊNG GÌ? LÀM GÌ, ĂN GÌ, UỐNG GÌ?

KIẾN BA KHOANG CÓ CÁNH KHÔNG, CÓ BIẾT BAY KHÔNG?