Tay chân miệng là một bệnh phổ biến ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé sau này nếu không được điều trị kịp thời. Sau đây là một số những biểu hiện cũng như cách điều trị bệnh tay chân miệng cho bé dưới 1 tuổi cụ thể và chi tiết nhất.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ bị mắc bệnh. Nếu như trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 gây nên thì có thể tự khỏi và không để lại biến chứng, tuy nhiên nếu trẻ bị mắc bệnh do virus Enterovirus 71 thì thường gây ra nguy hiểm đến sức khỏe và kèm theo nhiều biến chứng khác nhau.

benh-tay-chan-mieng-o-tre-nho
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 gây ra thường để lại biên schuwngs nặng nề và có thể dễ đến tử vong ở trẻ. Theo các nghiên cứu thì có đến 21% trường hợp bệnh tay chân miệng là di virus Enterovirus 71 gây nên và có rất nhiều trường hợp tử vong vì biến chứng viêm não ở trẻ em.

Trẻ em dưới 1 tuổi rất dễ bị mắc bệnh tay chân miệng, cho nên các ông bố bà mẹ nên quan tâm đến sức khỏe của con mình hơn. Phải có những hiểu biết về triệu chứng cũng như cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ vì hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh này.

Những biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em dưới 1 tuổi

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh và nếu mắc bệnh cũng rất dễ gây nên các biến chứng về sau, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là một số những biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em dưới 1 tuổi mà bạn nên tham khảo ngay.

  • Biến chứng thần kinh như viêm thân não, viêm não, viêm não tủy, viêm màng não.
  • Rung giật nhãn cầu, ngủ gà ngủ gật, ru chi, mắt nhìn ngược.
  • Hay giật mình, rung giật cơ chủ yếu là ở chân tay khi trẻ bắt đầu giấc ngủ hoặc khi cho trẻ nằm ngửa.
  • Có thể dẫn đến yếu hoặc liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não.
  • Suy hô hấp, suy tuần hoàn, biến chứng tim mạch và hô hấp như phù phổi cấp, viêm cơ tim, tăng huyết áp, trụy mạch, suy tim.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ có để lại sẹo không

Biểu hiện nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12, số lượng trẻ em bị mắc tay chân miệng vào những thời điểm này tăng rõ rệt hơn những tháng khác. Để có thể chữa trị bệnh kịp thời cho bé, không gây ảnh hưởng về sau thì các ông bố bà mẹ nên nắm rõ những biểu hiện của bệnh để có cách chữa trị đúng đắn nhất.

Bé bị tay chân miệng ban đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như quấy khóc, mệt mỏi, đau họng hẹ, sốt, kém ăn. Tuy nhiên nhiều bậc bố mẹ nhấm lẫn những triệu chứng này với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm virus, vi khuẩn hay bệnh thủy đậu. Bé bị thủy đậu sốt mấy ngày là tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và sức đề kháng của từng bé.

benh-tay-chan-mieng-o-tre
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trong khoảng thời gian từ 1 -2 ngày đầu sau khi nhiễm bệnh tay chân miệng thì trẻ sẽ có hiện tượng xuất hiện các vết ban hồng li ti có đường kính khoáng vài mm trên bề mặt da. Dần dần những nốt ban đỏ này sẽ lớn lên và trở thành các  bóng nước. Xuất hiện nhiều vết loét trong miệng, vòm miệng, trên đầu lưỡi, trên lợi.

Nhiều trường hợp các vết loét còn xuất hiện ở trong lòng bàn chân, lòng bàn tay, ở mông hoặc ở cơ quan sinh dục của trẻ. Nếu bé bị nặng thì sẽ quấy khóc liên tục, sốt cao trên 38 độ và không có dấu hiện hạ xuống. Bé hay bị giật mình và đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh.

Nếu như các ông bố bà mẹ không chữa trị kịp thời cho bé thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong. Nếu thấy bé có những triệu chứng bệnh thì nên đưa bé đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viên để bác sĩ thăm khám và chữa bệnh kịp thời, không để bệnh phát triển hơn.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Bé bị mắc bệnh tay chân miệng sẽ tốn một khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày để khỏi bệnh, tuy nhiên nếu nặng thì có thể kéo dài hơn. Khi bé bị bệnh thì sẽ rát khó chịu, mệt mỏi và dãn đến bỏ ăn, quấy khóc. Để giúp bé có thể nhanh chóng hồi phục và lành bệnh thì các bà mẹ nên chú ý những cách điều trị như sau:

Ăn uống, dinh dưỡng

Nên chia nhỏ bữa ăn, bú sữa ra nhiều lần và tuần suất ăn thường xuyên hơn. Các bà mẹ vẫn có thể cho con bú bằng sữa mẹ vì bệnh tay chân miệng của bé không lây truyền qua núm vú, nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể của bé vì cơ thể bé khi mắc bệnh thường thiếu nước.

Vệ sinh cơ thể

Khi tắm cho bé thì tuyệt đối phải hết sức nhẹ nhàng, tránh chà vào những vùng da bị tổn thương vì sẽ khiến cho bé đau rát, khó chịu. Tránh là bể mụn nước trên da của bé, các chất lỏng trong mụn nước bị bể ra sẽ có thể lây lan và khiến vùng da xung quanh bị tổn thương. Khi bé bị bệnh tay chân miệng thì tuyệt đối nên vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ.

Cách ly, cho bé nghỉ ngơi

Khi bé mắc bệnh thì tuyệt đối không đưa bé đến nơi đông người mà nên cách ly bé trong phòng thoáng mát, sạch sẽ. Không nên mặc đồ quá kín và quá dày cho bé vì sẽ chỉ khiến cho bệnh lan rộng và nặng hơn mà thôi. Nên giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ và để bé nghỉ ngơi.

Sử dụng thuốc chữa bệnh

Khi bé bị bệnh thì không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà tốt nhất là nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp với mức độ bệnh cũng như độ tuổi của bé. Bác sĩ sẽ có thể cho bé thuộc giảm đau và hạ sốt, nếu có thì bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc bôi ngoài da để giúp bé giảm đau ngứa, vết thương mau lành hơn.

Thuốc ngoài da hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Nếu như bé bị tay chân miệng sẽ xuất hiện rất nhiều cách vết mẩn đỏ, mụn nước trên da, ở tay chân, mông, trên mặt, trong miệng,… Những vết mụn nước này có thể bị vỡ và lây lan ra khiến tình trạng da bé nặng hơn. Nó khiến bé cảm thấy ngứa rát và khó chịu, nhất là vết lở loét phía trong miệng.

Sản phẩm Quantum Care là những sản phẩm có khả năng làm giảm đau ngứa, làm lành các vết thương trên da của bé một cách nhanh chóng nhất. Hiện nay sản phẩm chuyên sử dụng cho các bé dưới 1 tuổi để điều trị bệnh tay chân miệng đó chính là Baby Skin (sử dụng cho vùng da bên ngoài) và Smart Fresh (sử dụng trong miệng).

quantum-care
Quantum Care
quantum-care
Quantum Care

Các sản phẩm này được được thiết kế dưới dạng xịt, bạn có thể sử dụng xịt trực tiếp lên vết thương đẻ giúp bé giảm ngứa, giảm viêm, liền da một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi. Thuốc sẽ có tác dụng trong vòng 2 giờ đối với các bé bị nhẹ và 48 giờ với các bé bị nặng.

Sản phẩm có thể tiêu diệt hơn 1000 vi khuẩn, virus và được hơn 10.000 người sử dụng và thấy có hiệu quả tốt. Ngoài sử dụng để chữa trị các vết thương do tay chân miệng thì các ông bố bà mẹ cũng có thể sử dụng sản phẩm của Quantum Care để chữa trị bệnh sởi, thủy đậu, zona, các vết thương do côn trùng đốt,… cho các bé.

Nếu vẫn chưa an tâm sử dụng thì bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Để mua sản phẩm của Quantum Care thì bạn hãy gọi đến hotline hoặc liên hệ qua website chính thức với địa chỉ quantumcare.vn để được nhân viên tư vấn và hướng dẫn cách thức mua hàng cụ thể, nhanh chóng.

Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Để phòng tránh được bệnh ta chân miệng ở trẻ dưới 1 tuổi cũng như ở độ tuổi lớn hơn thì các ông bố bà mẹ nên:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho bé, trước khi bế bé.
  • Thức ăn cho bé phải hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi.
  • Các vật dụng ăn uống, bú sữa đều phải được vệ sinh sạch sẽ, nên ngâm qua nước sôi trước khi sử dụng.
  • Không nhai mớm thức ăn cho trẻ.
  • Không để các bé ngậm đồ chơi, mút tay.
  • Không cho các bé sử dụng khăn tay, các vật dụng ăn uống cùng với người khác.
  • Vệ sinh sạch sẽ căn nhà, chỗ ở, những vật dụng mà các bé tiếp xúc hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường.
  • Giặt sạch quần áo, bỉm tả cho bé bằng xà phòng và nước nóng, phới dưới ánh nắng mặt trời.
  • Đảm bảo nguồn nước sạch sử dụng vệ sinh cho bé.
  • Không nên đưa bé đến những nơi đông người vì đây là môi trường lây nhiễm bệnh rất cao.

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh nguy hiểm đối với trẻ em, những bé tuổi càng nhỏ càng dễ mắc bệnh và có thể gây ra nhiều biến chứng sau này. Do vậy mà các ông bố bà mẹ cần nắm rõ biểu hiện và triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ để có thể phòng ngừa bệnh phát triển, đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời.