Côn trùng là những con vật tuy nhỏ bé nhưng không may bị nó cắn có thể dẫn đến các tình trạng sưng tấy, ngứa rát và viêm da. Đặc biệt, là những côn trùng như kiến ba khoang, muỗi, ong… nếu không nhanh chóng điều trị nó sẽ dẫn đến tổn thương ngoài da, viêm nhiễm trùng da. Vậy khi bị côn trùng cắn nên bôi thuốc gì nhanh khỏi nhất? Hãy đến ngay với quantumcare.vn chúng tôi sẽ giúp mọi người giải đáp vấn đề này.

bi-con-trung-can-boi-thuoc-gi

Các loại côn trùng cắn gây nguy hiểm

Kiến ba khoang

Đây là loại côn trùng được biến đến nọc độc của nó độc gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ mang. Mặc dù không gây chết người nhưng chỉ cần vùng da dính một tí chất dịch của nó đã gây ra tổn thương, viêm da nghiêm trọng. Đây là loại côn trùng đáng sợ khiến nhiều gia đình lo lắng trong thời gian vừa qua.

kien-ba-khoang-can-co-nguy-hiem-khong
Kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không

Trong kiến ba khoang có chứa chất dịch Pederin – đây là một amid độc, gây rộp da, nó chiếm khoảng 0,025 trọng lượng trong kiến ba khoang. Khi da chúng ta tiếp xúc với chất dịch độc này từ kiến ba khoang sẽ dẫn đến vùng da bị tổn thương. Ban đầu là một dạng phát ban thay đổi từ ửng đỏ nhẹ cho đến phồng rộp nặng, tùy thuộc vào nồng độ và thời gian phơi nhiễm. Đặc biệt, khi nếu bị kiến bám trên da, nếu bạn dùng tay đập kiến thì chất dịch này sẽ dính trên da và gây ra viêm da, sưng đỏ.

Ngoài ra, kiến ba khoang là côn trùng đáng lo ngại với trẻ em vì khi ngứa rát trẻ không kiểm soát được và thường gãi, cào lên vết thương. Điều này khiến chất dịch càng lây lan ra vùng da khác và dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, nặng hơn. Không chỉ đáng sợ với con người, kiến ba khoang còn là côn trùng khiến nhiều con côn trùng khác phải sợ bởi vì nó thường ăn thịt, săn bắt những côn trùng cho bữa ăn của mình.

Con ong

Đây cũng là côn trùng gặp phải rất nhiều, khi bị ong chích nọc độc nó đi vào trong cơ thể sẽ gây nên cơn đau nhức dữ dội hơn cả kiến ba khoang. Nó còn có thể gây ra các phản ứng khác nhau, từ đau tạm thời và khó chịu đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Không phải tất cả các lần bị ong chích bạn đều có các phản ứng dị ứng.

Đối với trường hợp nhẹ khi bị ong đốt chỉ khiến đau nhức, sưng đỏ và sẽ hết trong vài giờ. Còn đối với trường hợp nặng nếu không xử lý kịp sẽ đe dọa đến tính mạng. Tỉ lệ những người bị ong hoặc côn trùng khác cắn nhanh chóng xuất hiện sốc phản vệ là rất nhỏ.Khoảng 30-60% những người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng do ong đốt có nguy cơ bị sốc phản vệ trong những lần bị ong chích sau này.

Một vết đốt của ong sẽ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bị đốt từ 5-10 hoặc nhiều hơn thì lúc này nọc độc của ong được tích tụ có thể gây ra phản ứng độc hại và làm cho bạn cảm thấy khá mệt. Và nếu không xử lý hoặc đi viện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, nôn mửa, hoa mắt, sốt, co giật, ngất xỉu và có thể tử vong. Do đó, dù bị một vết đốt hoặc nhiều hơn thì mọi người cũng nhanh chóng xử lý.

Con muỗi

Muỗi là loài côn trùng thuộc bộ hai cánh, chúng có một đôi cánh vảy và một đôi cánh cứng, thân mỏng và các chân đều dài. Môi trường sinh trưởng chủ yếu của muỗi là trong các ao hồ, đầm lầy, các vùng ẩm ướt hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng hay còn gọi là con lăng quăng hoặc con bọ gậy.

Bọ gậy sống trong nước thời gian và phát triển thành nhộng rồi tiến hóa thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Trong gia đình Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa sẽ thường bắt gặp rất nhiều muỗi có trong nhà như phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm, bếp, gậm giường…Trên cơ thể muỗi cái có vòi dạng đặc biệt để có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Trong đó muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, chúng chỉ ăn nhựa cây và hoa quả mà thôi.

Vì khả năng hút máu trên da người và da động vật mà một số loài muỗi được xem là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người hoặc giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền bệnh có thể gây tử vong cao cho người như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da…

Con dĩn

Dĩn hay còn gọi con dãn, con bọ mát là côn trùng khá giống muỗi từ hình dáng đến vòng đời sinh sản. Chúng cũng hút máu động vật, con người để sống. Không may bị con dĩn hút máu thì vùng da bị đốt sẽ bắt đầu có cảm ngứa ngáy, mẩn đỏ rất khó chịu. Mặc dù vết đốn con dĩn không gây ra đau đớn như kiến ba khoang hay ong nhưng nó có khả năng mắc bệnh truyền nhiễm với tốc độ cao hoặc có khả năng chuyền một số mầm bệnh như giun chỉ, viêm não…

Con Dĩn hút máu những vật chủ đang bị bệnh và truyền khắp nơi. Đến khi đậu vào cơ thể người để hút máu những loại vi khuẩn này sẽ rơi ra ngoài và bám vào vùng da của chúng ta gây nên những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đặc biệt, không chỉ con dĩn và phần lớn các côn trùng đều bị thu hút bởi nơi có ánh sáng, nên chúng thường hoạt động vào ban đếm do đó mọi người nên chú ý nhé.

Bên cạnh các côn trùng trên thì một số loài như gián, bọ chét, rận, bọ xít, rết, bọ cạp… đều là những con vật tuy nhỏ bé nhưng có sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và mọi người nên phát hiện sớm vết cắn của nó để nhanh chóng điều trị.

Xem thêm: top 9 loại côn trùng độc hại nhất

Bị côn trùng cắn nên bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm, thuốc bôi trị côn trùng cắn. Tuy nhiên, không phải bất cứ sản phẩm nào cũng mang đến hiệu quả và an toàn cho làn da người bị đốt cắn. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm thuốc bôi trị côn trùng đốt nhanh khỏi thì không nên bỏ qua 2 dòng Smart Skin (người lớn) và Baby Skin (trẻ em). Đây là 2 dòng sản phẩm uy tín tại thương hiệu Quantum Care với tác dụng hỗ trợ điều trị các vết thương ngoài da do côn trùng gây nên.

Smart Skin thuốc bôi vết cắn con trùng hiệu quả nhanh nhất

Sản phẩm được tinh chế từ công nghệ lượng tử hiện đại với phương pháp vật lý, hạt nano thông minh, đảm bảo mang đến chất lượng và an toàn tuyệt đối cho người dùng. Hơn hết, Smart Skin và Baby Skin đều có tác dụng nhanh chóng, lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Nó sẽ hỗ trợ xoa dịu vết côn trùng đốt, làm giảm cơn đau, sưng tấy và có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm cực kỳ tốt. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm thuốc bôi bị côn trùng cắn thì tuyệt đối không nên bỏ qua dòng sản phẩm này.

Đặc biệt, nếu sử dụng các sản phẩm này thường xuyên, chúng ta có thể ngăn ngừa: Siêu vi, thủy đậu, tay chân miệng, sởi, rubella, zona thần kinh, viêm da tiếp xúc do côn trùng – thực vật (kiến ba khoang), các vết thương hở, bỏng…. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách sử dụng sản phẩm mọi người có thể liên hệ trực tiếp qua quantumcare.vn để được nhân viên hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.

Mẹo chữa bị côn trùng cắn đơn giản

Việc để xác nhận loại côn trùng nào cắn không dễ dàng gì nếu bạn không thấy nó. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc hoặc đi khám bác sĩ các bạn có thể sử dụng những mẹo sau đây để hạn chế cơn đau, khó chịu, giảm sưng tấy.

Bị côn trùng cắn bôi kem đánh răng

Đây là mẹo cực kỳ hay mà rất ít ai biết đến, kem đánh răng có thể xoa dịu các cơn đau, khó chịu do bị côn trùng chích đốt và còn làm giảm vêt sưng tấy đi. Bởi vì trong kem đánh răng phần lớn đều có chứa hương và tinh dầu bạc hà hoặc các thành phần tạo cảm giác mát lạnh trên da, vì vậy sẽ giúp bạn giảm dần cảm giác ngứa ngáy. Bên cạnh đó, chất sát khuẩn tự nhiên có trong kem đánh răng cũng giúp cho vết cắn bớt sưng.

Bôi tinh dầu khi bị côn trùng cắn

Các loại tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa trà, tinh dầu oải hương, tinh dầu dừa… đều là khắc tinh của các loại côn trùng. Mùi hương của các loại côn trùng này khiến chúng rất sợ hãi, không chỉ vậy tinh dầu còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Do đó, khi bị côn trùng cắn đốt bạn dùng tinh dầu xoa đều lên vết cắn sẽ làm giảm những triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trước khi bôi lên da, bạn hãy để ý về nồng độ dầu, nếu nó quá đặc hãy pha với chút nước để đảm bảo không bị bỏng.

Dùng giấm bôi lên vết côn trùng cắn

Thoa một chút giấm loãng lên vết côn trùng cắn, hoặc nếu đến lúc tắm, bạn có thể thêm 2-3 chén giấm vào nước và ngâm mình trong bồn tắm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Những triệu chứng đau, ngứa ngáy sẽ nhanh chóng dịu đi, làn da bị thương cũng mát dịu, mang đến cảm giác dễ chịu hơn.

Nước cốt chanh xoa côn trùng đốt

Cũng tương tự như giấm, nước cốt chanh có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa rất hiệu quả trong trường hợp bị côn trùng cắn. Tuy nhiên, sau khi bôi nước cốt chanh lên vết cắn, bạn không nên ra nắng vì axit trong chanh sẽ bắt nắng và làm bỏng da.

Hành tây hoặc tỏi trị vết côn trùng đốt

Hành tây và tỏi có tính chống viêm, giúp giảm sưng và làm dịu ngứa gây ra bởi các vết muỗi đốt. Đặt lát hành tây hoặc tỏi trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng và rửa sạch sau một vài phút.

Đá lạnh chườm vết cắn côn trùng

Độ lạnh từ túi đá chườm sẽ nhanh chóng giúp giảm sưng và làm tê các dây thần kinh, khiến bạn không còn cảm giác ngứa. Thời gian chườm đá là khoảng 15-20 phút. Trong lúc này, bạn hãy chú ý bọc túi đá vào một chiếc khăn để đá không trực tiếp tiếp xúc gây tổn thương cho da. Các túi hạt ngô hoặc đậu đông lạnh cũng có thể là lựa chọn thay thế tốt hơn cho đá.

Dùng cây nha đam xoa dịu vết đốt từ côn trùng

Cây nha đám có tính chất khử trùng tự nhiên nên là phương thuốc tuyệt vời để làm dịu vết muỗi đốt.Nha đam giúp giảm đau, sưng và ngứa. Có thể chiết xuất gel từ lá nha đam cho vào tủ lạnh 10-15 phút. Sau đó, thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, những mẹo này chỉ giúp hạn chế vết sưng đỏ, giảm cơn đau nhức và xoa dịu vùng da bị thương chứ không thể nào điều trị hết hẳn được. Do đó, sau khi giảm cơn đau, tùy vào loại côn trùng cắn mà cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và dùng thuốc điều trị đúng cách.

Bị côn trùng cắn nên đi khám ở đâu?

Nhiều người không phân biệt được vết cắn của côn trùng chính vì vậy điều trị sai cách khiến cho vết thương càng nghiêm trọng hơn. Do đó, khi bị côn trùng cắn nếu không có kiến thức đầy đủ nên đi thăm khám bác sĩ để được xét nghiệm và chẩn đoán chính xác. Nhưng nên đi khám ở đâu khi bị côn trùng cắn thì mọi người lại khá băn khoăn thì chúng tôi khuyến cáo người bệnh là nên đến những trung tâm ý tế, bệnh viện hoặc các bác sĩ tư gần khu vực mình sống để được khám nhanh nhất. Nếu có bất cứ khác thường thì bác sĩ sẽ chuyển bạn lên các bệnh viện lớn tại thành phố.

Ngoài ra, dưới đây là một số bệnh viện nhiệt đới Trung Ương chuyên điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, các bệnh ngoài da, bệnh do virut gây,vi khuẩn gây ra các bạn có thể tham khảo:

Bị côn trùng cắn đi khám ở đâu TpHCM?

Bệnh viện Nhiệt Đới

Là bệnh viện đầu ngành trong chữa trị nhiễm trùng, chữa các bệnh côn trùng cắn. Khoa kiểm soát kiểm khuẩn nổi tiếng với khả năng kiểm soát sự lây lan và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập cơ thể, các loại độc trùng từ côn trùng vào cơ thể người.

  • Địa chỉ: 765 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TP.HCM
  • Điện thoại liên hệ: 028 3923 5804
  • Chi phí khám và điều trị:
  • Các danh mục dịch vụ, điều trị từ 40,000đ – 2,000,000đ.
  • Các xét nghiệm vi sinh, soi ký sinh trùng có giá cao hơn hẳn so với các dịch vụ khác.

Lưu ý: Bệnh viện ở khá xa khu vực trung tâm và ít tuyến xe bus dừng lại xung quanh, bệnh nhân nên di chuyển trên xe máy cá nhân để tránh phát sinh thêm các chi phí không cần thiết. Trong quá trình khám và điều trị, hạn chế tối đa việc ăn uống, giữ gìn vệ sinh chung cho khu vực.

Bệnh viện chợ Rẫy:

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, TP.HCM
  • Điện thoại liên hệ: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 3855 4138
  • Chi phí khám và điều trị:
  • Từ 40,000 – 500,000 1 lần.
  • Chi phí điều trị côn trùng đốt tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh, các xét nghiệm hay thao tác kỹ thuật cần làm.

Lưu ý: Chi phí đi lại phụ thuộc vào phương tiện di chuyển là taxi, xe ôm, xe bus hay tự lái xe. Tại khu chờ khám của bệnh viện chợ rẫy không có máy lạnh và gần khu ăn uống nên bệnh nhân có thể ăn bất cứ lúc nào.

Bệnh viện Thống Nhất

Bệnh viện Thống Nhất có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu khám bệnh của bệnh nhân, chuyên khoa nội nhiễm, kiểm sát nhiễm khuẩn có bề dày lịch sử lâu đời.

  • Địa chỉ: 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình
  • Thông tin liên hệ:
  • Hotline: (84-28) 3869 0277 – Hotline: (84-28) 38642 142
  • Email: [email protected]
  • Chi phí khám và điều trị: khoảng 30,000 – 2,500,000/dịch vụ

Lưu ý: Chi phí đi lại phụ thuộc vào phương tiện di chuyển và vị trí nhà bệnh nhân so với bệnh biện. Bệnh nhân có thể ăn uống trong quá trình đợi khám với thực phẩm sạch và chất lượng tại căn tin bệnh viện.

Bị côn trùng cắn đi khám ở đâu Hà Nội?

Bệnh viện da liễu Trung Ương

Đây là bệnh viện chuyên khám các bệnh ngoài da do nhiễm khuẩn, sinh hóa, nấm, vi sinh và ký sinh trùng, các bệnh lý liên quan đến côn trùng.

  • Địa chỉ: 15A Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 024 3222 2944 – 1900 6951
  • Chi phí khám bệnh: Khám có bảo hiểm 20,000/lượt.
  • Khám bình thường 30,000/lượt.
  • Khám ngoài giờ hoặc khám dịch vụ 100,000/lượt.
  • Những bệnh khó cần hội chẩn thì 200,000/lượt.
  • Khám bệnh với giáo sư trong giờ làm việc 250,000/lượt, ngoài giờ làm việc 300,000/lượt.

Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng

Bệnh viện chuyên môn xét nghiệm huyết thanh và điều trị các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, giun sán. Đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị côn trùng cắn và những căn bệnh do ký sinh trùng khác.

  • Địa chỉ: 34 Trung Văn, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Thông tin liên hệ: (024) 3 854 4326.
  • Chi phí khám và điều trị: Xét nghiệm thực hiện dao động từ 12,000 – 200,000đ.

Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương

Bệnh viện nhiệt đới Trung Ương là bệnh viện lớn chuyên điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, các loại bệnh truyền nhiễm, bệnh do virus với chuyên khoa ký sinh trùng – virus. Bệnh viện có 2 cơ sở tại Hà Nội:

  • Cơ sở 1: Địa chỉ: Thôn Bầu, Xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
  • Hotline: 024 358 101 70
  • Cơ sở 2: Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: 024 357 634 91
  • Chi phí khám thường: 20,000/1 lượt
  • Chi phí khám dịch vụ: 100,000/lượt.
  • Các chi phí điều trị, thuốc, xét nghiệm khoảng từ 50,000đ đến 1,500,000đ tùy dịch vụ.

Bị côn trùng cắn nên bôi thuốc gì có lẻ là vấn đề chung cho tất cả mọi người và hi vọng với nội dung trên đã mang đến câu trả lời tốt nhất. Hãy sớm nhận biết vết cắn của côn trùng để nhanh chóng điều trị, tránh tình trạng kéo dài thời gian bệnh cũng như gây ra các biến chứng xấu cho da.