Kiến đen vốn được xem như “vị khách” không mời mà đến ở mỗi gia đình, chúng thường tấn công nhanh chóng vào các loại thực phẩm và gây ra không ít phiền hà cho nhà bạn. Vậy bị kiến đen đốt có độc không, phải làm sao cho hết xưng? Mời bạn hãy cùng quantumcare đi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm của kiến đen

Kiến đen là một loài kiến có tên khoa học là Monomorium minimum, chúng có màu đen huyền hoặc nâu sẫm và bóng loáng. Kiến đen không có cánh và có kích thước khá nhỏ trong đó kiến chúa dài khoảng 4mm còn kiến thợ dài khoảng 1,5 mm. Kiến đen có 3 cặp chân, trên đỉnh đầu được gắn 2 râu chia thành 3 đốt. Chúng không có cột sống, ngực của chúng thường nhỏ và không tròn.

Kiến đen thường làm tổ trong các thân gỗ mục, vườn cây hay dưới các tảng đá, vết nứt của bức tường hoặc xi măng…Đến một thời điểm thích hợp, kiến đen sẽ xâm nhập vào nhà để tìm kiếm thức ăn. Kiến thợ sẽ di chuyển thành một đàn và để lại mùi hương đánh dấu trên đường đi. Đây là loài ăn tạp, chúng thường ăn các loại sâu bọ, rệp, nhựa cây, đồ ăn có nhiều dầu mỡ. Trong đó thực phẩm có hàm lượng đạm cao hay thực phẩm chứa nhiều đường như mật ong, bánh kem, ngũ cốc… là món ăn ưa thích của loài kiến này.

Bị kiến đen đốt có độc không?

So với kiến ba khoang, kiến lửa đỏ… thì kiến đen được xem là loài kiến “hiền lành” nhất trong họ nhà kiến. Bởi chúng gần như không tấn công con người, chúng chỉ “đột nhập” vào nhà với mục đích để kiếm ăn, tìm nước uống hoặc chui vào các khe hở trong các hốc tường để làm tổ và làm nơi ẩn nấp.

Kiến đen thường không nguy hiểm, không đốt hay cắn để lại vết thương ở người do đó có thể nói kiến đen là một loài kiến không gây độc hại gì đối với con người. Không những thế, một số nhà khoa học tại Mỹ còn chỉ ra rằng trong kiến đen còn chứa protein và một số loại axit amin, vitamin có lợi cho sức khỏe. Các loại dưỡng chất này có công dụng hiệu quả trong việc giúp làm giảm đau, chống viêm và khống chế được nhiều bệnh lý khác.

Tuy kiến đen không đốt người nhưng chúng có thể là nguyên nhân truyền bệnh dễn đến các bệnh về nhiễm khuẩn Salmonella qua đường thức ăn nếu như thức ăn trong gia đình bạn không được bảo quản kỹ lưỡng khiến cho loài kiến này tấn công. Mặc dù vậy kiến đen vẫn được xem là loài ít gây hại tới cho sức khỏe con người.

Bị kiến đen đốt có nguy hiểm không?

Cách đuổi kiến đen ra khỏi nhà

Mặc dù kiến đen không đốt hay cắn người nhưng sự xuất hiện của chúng trong nhà khiến cho bạn cảm thấy vô cùng phiền toái và khó chịu. Ngoài việc dùng đến các loại thuốc để tiêu diệt chúng thì bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách xua đuổi kiến đơn giản và dễ dàng thực hiện ngay dưới đây:

Dùng chanh: Bạn có thể vắt nước cốt chanh vào những nơi mà kiến đen hay lui tới. Kiến đen thường rất sợ mùi chanh, khi thấy mùi này chúng sẽ nhanh chóng rời đi ngay.

Dùng muối: Bạn có thể rắc muối theo đường chúng đi hoặc chặn ngang đường đi của kiến, kiến sẽ tự khắc di chuyển đi nơi khác.

Dùng hạt tiêu hoặc bột ớt: Kiến đen thường rất sợ tiêu và bột ớt do đó bạn chỉ cần rắc một ít một trong hai loại bột này lên kệ bếp hoặc những nơi chúng thường ẩn nấp. Sau một thời gian kiến sẽ tự di tản đi hết.

Dùng giấm: Kiến đen rất dị ứng với mùi giấm do đó việc của bạn là cho hỗn hợp giấm và nước ấm vào bình xịt. Sau đó xịt vào những nơi kiến thường lui đến và khoảng nửa tiếng sau chúng sẽ tự động dời đi hết.

Dùng bột mì: Bạn chỉ cần rắc bột mì vào những nơi ở của kiến hoặc tại các vị trí bếp nấu trong gia đình. Khi thấy có bột mì, kiến đen sẽ không dám bén mảng tới nữa.

Một số loài kiến độc bạn nên biết

Ngoài những chú kiến đen hiền lành và vô hại với con người thì ở nước ta cũng xuất hiện một số loài kiến độc, chúng có thể gây đau đớn tổn thương trên da của bạn nếu như không may chạm phải chúng:

Kiến ba khoang

Kiến ba khoang là loài côn trùng nguy hiểm được biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây. Chúng có thân hình thon dài như hạt thóc và được chia thành nhiều khoang màu cam- đen xen kẽ nhau.

Loài kiến này trước kia thường tập trung sống chủ yếu ở đồng ruộng, vườn tược, bãi rác, các công trình đang xây dựng… Tuy nhiên thời gian gần đây chúng bắt đầu “tấn công” tới các khu dân sinh, nhà tập thể, chung cư, trường hợp thậm chí là bệnh viện… Chúng ẩn nấp ở quần áo, chăn ga, giường chiếu hoặc các vật dụng trong nhà.

Mặc dù chúng không đốt hay cắn người tuy nhiên trong cơ thể chúng lại chứa một loại độc tố cực mạnh gấp 12- 15 lần nọc độc của rắn hổ. Nếu vô tình da hay niêm mạc của người tiếp xúc với chất gây độc này của chúng, sau một thời gian tại vùng da đó sẽ có dấu hiệu bị ngứa rát, tấy đỏ và nổi các bọng nước, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề.

Chính vì vậy, nếu bạn nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, quần áo, chăn gối hay đồ đạc trong nhà… bạn tuyệt đối không nên dùng tay để giết hay chà xát chúng mà thay vào đó bạn nên thổi chúng ra xa. Hoặc trong trường hợp bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da, bạn cần phải nhanh chóng rửa sạch vùng da tiếp xúc với nó bằng xà phòng để hạn chế chất độc của chúng thẩm thấu vào da để gây tổn thương trên da bạn.

Tham khảo thêm: Top các loại côn trùng độc nhất thế giới

Kiến lửa đỏ

Đúng như tên gọi của nó, kiến lửa đỏ có thân hình màu đỏ hoặc đỏ sậm, chiều dài từ 3- 6 mm. Chúng sống và kiếm ăn theo bầy đàn, một đàn của chúng có thể lên đến vài triệu con.

Kiến lửa đỏ rất độc đối với con người bởi loài kiến này có khả năng tấn công mạnh mẽ và cực kỳ hung dữ. Chúng có thể cắn và đốt người khiến cho da người có cảm giác đau buốt, ngứa ngáy và tấy đỏ thậm chí một số người có thể bị nổi mụn nhọt hoặc phồng da.

Kiến vàng

Tại bất kỳ vị trí nào trong ngôi nhà như phòng khách, phòng ngủ, bếp ăn… bạn cũng có thể bắt gặp loài kiến này. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại côn trùng, đồ ăn hoặc nước uống có vị ngọt trong nhà.

Kiến vàng có sức tấn công rất mạnh, chúng có thể cắn người khiến cho vùng da bị chúng cắn có cảm giác ngứa lâu, dai dẳng và khó chịu. Do đó khi thấy sự xuất hiện của chúng trong nhà con người luôn nhanh chóng tìm cách để xua đuổi và tiêu diệt chúng đi.

Trên đây là một vài chia sẻ của quantumcare.vn về vấn đề bị kiến đen đốt có độc không, phải làm sao cho hết xưng. Rất mong với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm:

KIẾN BA KHOANG CÓ CÁNH KHÔNG, CÓ BIẾT BAY KHÔNG?

BỊ KIẾN BA KHOANG ĐỐT CÓ ĐƯỢC TẮM KHÔNG, CÓ LÂY LAN KHÔNG?

KIẾN CÁNH BAY VÀO NHÀ BÁO ĐIỀM GÌ, TỐT HAY XẤU, ĐÁNH CON GÌ?