Bên cạnh việc tìm hiểu những tác hại mà loài kiến ba khoang gây ra thì kiến ba khoang có cánh không, có biết bay không cũng là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm đến. Bởi điều này sẽ giúp cho họ có thể chủ động hơn trong việc phòng tránh loài côn trùng này có cơ hội xâm nhập vào nhà để tấn công và tiết dịch độc vào người.

Vài nét đặc điểm về kiến ba khoang

Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes. Chúng thường sống ở ruộng đồng, vườn tược, các công trình đang xây dựng… Vì hình dáng của chúng khá giống với kiến nên được gọi là kiến ba khoang nhưng thực chất nó không phải là con kiến. Ở một số nơi, kiến ba khoang còn được gọi với những cái tên khác như kiến kim, kiến lác, kiến hoang, kiến gạo, kiến nhốt, kiến cong, cằm cặp…

Kiến ba khoang là loài côn trùng có màu là các khoang đen và vàng cam xen kẽ, chúng có thân hình thon và dài như hạt thóc(chiều dài khoảng 0,7- 1 cm, chiều ngan khoảng 2- 5 mm). Kiến ba khoang sở hữu 3 đôi chân có gai nhọn, bụng chia thành từng đốt và phần đuôi nhọn bóng loáng. Một cái đầu đen, phía trên đầu có 2 râu chia đốt và mở rộng về phía trước.

Ngoài ra, chúng còn có 2 đôi cánh trong đó một đôi cánh dài mỏng trong suốt được gấp lại gọn gàng và dấu ở ngay bên dưới đôi cánh cứng ngắn. Đến lúc bay đôi cánh đó mới được xòe ra, hơn nữa đôi cánh của chúng rất khỏe nên kiến ba khoang thường bay rất nhanh. Và điều này có thể giải đáp cho thắc mắc của nhiều người về loài kiến ba khoang có cánh không, có biết bay không.

Kiến ba khoang thường sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa mưa và khi thời tiết có độ ẩm cao. Thức ăn chủ yếu của chúng chính là các loại sâu bọ làm hại hoa màu của người nông dân. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu hay sâu cuốn lá, chúng tìm đến và chui vào trong tổ sâu để ăn thịt từng con. Chính vì lý do này mà trước đây kiến ba khoang được xem như là loài thiên địch và là người bạn tốt của bà con nông dân.

Kiến ba khoang thường sống ở đâu?

Trước kia, kiến ba khoang thường tập trung sống chúng yếu ở ruộng đồng đặc biệt là quanh các gốc rạ, bãi cỏ, vườn tược, bãi rác và những công trình đang xây dựng… Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, tốc độ phát triển đô thị hóa quá nhanh cùng với việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu của người nông dân tràn lan đã khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng. Các loại thiên địch gần như bị tiêu diệt từ đó làm loài kiến ba khoang có thể bay và xuất hiện ở các nơi khác như nhà ở, nhà tập thể, khu chung cư, trường học, ký túc xá, bãi rác thải…

Vào những mùa mưa bãi, loài kiến này sẽ di chuyển đến những nơi khô ráo hơn để ở. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng hay ao hồ thì vào ban đêm, kiến ba khoang sẽ theo ánh đèn để bay vào nhà. Chúng có thể đậu trên cơ thể người, đậu trên quần áo, chăn màn, giường chiếu hay các vật dụng trong nhà.

Kiến ba khoang có cánh không?

Kiến ba khoang có độc không?

Thời gian gần đây, tại hầu hết các tỉnh thành đặc biệt là các khu dân cư ở Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chính Minh… hay những nơi gần với cánh đồng lúa, loài kiến ba khoang này đã gây ra không ít hoang mang và sợ hãi cho người dân. Bởi những tác hại vô cùng nghiêm trọng mà loài côn trùng này gây ra.

Kiến ba khoang mặc dù không đốt hay cắn người tuy nhiên trong cơ thể chúng lại chứa một loại độc tố là Pederin, loại độc tố này có độc tính mạnh gấp 12- 15 lần nọc độc của rắng hổ mang. Tuy nhiên vì lượng tiếp xúc nhỏ chỉ gây tổn thương ở ngoài da, niêm mạc nên không đủ gây chết người như nọc của rắn.

Khi da người tiếp xúc với dịch tiết này của kiến ba khoang thông qua những vật dụng hoặc vô tình đập chết chúng trên da. Khi đó, chất độc sẽ theo cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người và gây bệnh ngay tại vùng da đó. Đặc biệt, sau khi dính phải dịch tiết này, bạn không đem rửa sạch ngay thì vô tình sẽ làm chất độc có cơ hội lây lan ra những vùng da khác trên cơ thể.

Tại vùng da tiếp xúc với dịch độc của kiến ba khoang sẽ bắt đầu các triệu chứng đầu tiên như căng da, ngứa rát, tấy đỏ và đỏ cộm thành vệt hoặc thành đám. Một thời gian ngắn sau, tại những vết tấy đỏ này sẽ sưng lên thành những mụn nước to có kích thước khoảng 1- 5 mm, bên trong có chứa nhiều dịch vàng gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Sau khoảng 1- 3 ngày, những mụn nước này có thể hóa mủ hoặc bị vỡ ra gây lở loét, nhiễm trùng đau đớn cho người bệnh.

Ngoài ra, ở những trường hợp nặng người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt cao, người mệt mỏi khó chịu, nổi hạch ở vùng cổ, nách và bẹn… Các vết thương do kiến ba khoang gây ra thường tập trung chủ yếu ở các vùng như mặt, sau gáy, cổ, lưng, tay và chân… Mức độ viêm da nặng hay nhẹ tùy thuộc vào chất độc xâm nhập vào da cũng như tùy theo độc tác khi bạn đập, giết hoặc chà xát chúng trên da.

Mặc dù độc tính của kiến ba khoang không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng viêm da mà dịch tiết của chúng phát ra cũng cần phải có biện pháp xử trí phù hợp và kịp thời. Bởi nếu điều trị muộn, những tổn thương trên da và niêm mạc của thể rất lâu lành thậm chí khi lành rồi có thể để lại sẹo xấu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Ngoài ra, nếu độc tố của chính dính vào mắt có thể gây tổn thương tới thị giác của người bệnh, gây viêm kết mạc thậm chí là bị mù tạm thời…

Do đó nếu chẳng may bị kiến ba khoang tấn công và dịch của chúng bắn vào người, bạn nên nhanh chóng rửa sạch vùng da tiếp xúc với chúng bằng xà phòng để hạn chế chất độc xâm nhập. Sau đó đến gặp bác sĩ, dược sĩ hoặc y tá gần nhất để yêu cầu sự giúp đỡ, ngăn chặn những độc tính phát tác gây viêm nhiễm tổn thương cho da.

Trên đây là bài viết về kiến ba khoang có cánh không, có biết bay không và một số thông tin liên quan về loài côn trùng này, rất hi vọng rằng bài viết này giúp ích được cho nhiều bạn đọc. Cảm ơn sự quan tâm và theo dõi của các bạn.

Có thể bạn quan tâm:

TẠI SAO CÓ KIẾN BA KHOANG TRONG NHÀ? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI BỊ KIẾN BA KHOANG ĐỐT VÀ CÓ PHẢI BỊ ZONA KHÔNG?

KIẾN BA KHOANG THƯỜNG LÀM TỔ Ở ĐÂU VÀ SỐNG Ở ĐÂU?