Bệnh thủy đậu thường không khó chữa tuy nhiên việc tìm hiểu và nắm rõ những thực phẩm tốt và không tốt cho bệnh sẽ giúp người bệnh sớm hồi phục và không để lại sẹo sau khi lành. Vậy người bị thủy đậu có được ăn cá không, hải sản không? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng được đề cập tới trong bài viết dưới đây.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ, đây là căn bệnh truyền nhiễm do một loại virus có tên khoa học là Varicella Zoster gây ra. Virus này tổn tại và lưu trú trong nước bọt, dịch mũi họng của người bệnh nên có thể lây lan sang người lành qua đường hô hấp thông qua quá trình họ ho hoặc hắt hơi, nói chuyện. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua việc người lành vô tình tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng cá nhân có dính dịch mũi họng, dịch từ các mụn nước mang mầm bệnh bị vỡ ra.

Triệu chứng đầu tiên thường gặp của bệnh thủy đậu đó là: mệt mỏi, sốt, chán ăn thậm chí có thể bị nôn hoặc buồn nôn. Sau khoảng vài ngày, tại các vùng da ở đầu, mặt, chân tay, bụng… bắt đầu xuất hiện các mụn nhỏ, rát đỏ rồi tấy lên thành các nốt mụn nước nổi trên bề mặt da. Bên trong các mụn này thường có chứa nhiều dịch, nếu không chăm sóc cẩn thận những mụn này rất dễ bị nhiễm trùng hình thành các dịch mủ hôi bên trong mụn.

Mặc dù bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng tuy nhiên bệnh thủy đậu có thể được chữa khỏi mà không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nếu như được can thiệp điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu trong thời gian mắc bệnh người bệnh không chú ý chăm sóc và kiêng khem kỹ lưỡng, bệnh có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng, lở loét trên da. Các tổn thương trên da sau khi lành có thể để lại sẹo thâm, sẹo lõm gây mất thẩm mỹ và lưu lại đến hết đời.

Người bị thủy đậu có ăn được cá và hải sản không?

Các loại hải sản như cá, tôm, cua, ốc, mực… đều là những loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên đây cũng là nhóm thức ăn có thể gây dị ứng nhiều nhất trong các trường hợp bị dị ứng thực phẩm.

Lý do bởi vì trong hải sản có chứa rất nhiều loại protein quý nhưng cũng có những loại protein “lạ”, khi chất này vào cơ thể người chúng sẽ trở thành những kháng nguyên thực sự để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra phản ứng dị ứng.

Chính vì nguyên nhân trên nên cá hay các loại hải sản đều là những thực phẩm mà người bị thủy đậu nên hạn chế ăn vào. Bởi chúng dễ làm cho các nốt mụn nước trên da ngứa ngáy và khó chịu hơn(nhất là những người có tiền sử dễ bị dị ứng) từ đó dễ gây nhiễm trùng và lở loét làm ảnh hưởng tới quá trình hồi phục bệnh.

Thay vào đó, người bệnh chỉ nên ăn một lượng nhỏ cá và hải sản nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khi đang bị bệnh. Giúp nâng cao sức đề kháng để dễ dàng chống lại sự tấn công của virus thủy đậu.

Xem thêm: Bị Thủy đậu có được ăn thịt gà không

Người bị thủy đậu nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Trong thời gian mắc bệnh thủy đậu, bên cạnh những thực phẩm mà người bệnh không nên ăn thì người bệnh cũng cần chú ý bổ sung những thực phẩm có lợi giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo sau khi lành.

Nhằm củng cố và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tránh không bị virus thủy đậu tấn công và xâm nhập thì cơ thể người bệnh cần phải bổ sung các thực phẩm dưới đây:

Rau xanh và hoa quả tươi

Trong các loại rau xanh và hoa quả tươi thường rất giàu vitamin và các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Việc bổ sung các thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch cơ thể, sản sinh ra các kháng thể khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó những người đang bị thủy đậu có hệ miễn dịch suy yếu đừng quên ăn các món ăn được chế biến từ các nguồn thực phẩm này trong bữa cơm hàng ngày của mình nhé.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Người bị bệnh thủy đậu cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày để giúp đào thải các độc tố của virus ra bên ngoài cơ thể một cách nhanh chóng. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống các loại nước ép từ trái cây tươi sẽ rất tốt cho hệ miễn dịch của bạn.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen trên da, ngăn ngừa sẹo lõm và vết thâm xuất hiện. Đồng thời vitamin C còn ức chế quá trình sản sinh các sắc tố melanin từ đó giúp cho da trở lên sáng và khỏe hơn sau khi lành bệnh.

Các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao có thể kể đến như: ổi, đu đủ, dâu tây, cam, thơm(dứa), bông cải xanh, ớt chuông, cải xoăn, súp lơ…

Các loại hạt ngũ cốc

Hạt vừng, các loại đậu, hạnh nhân… đều là nhóm thực phẩm khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Trong các loại hạt này có chứa một hàm lượng dinh dưỡng rất cao như protein, các vitamin và khoáng chất, chất xơ…

Với những người bị thủy đậu, việc bổ sung các loại hạt ngũ cốc thường xuyên và mỗi ngày sẽ giúp mang lại cho cơ thể một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời chúng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành và tái tạo các mô và niêm mạc bị tổn thương trên da, tránh để lại sẹo xấu gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Tỏi

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tỏi có chứa một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng viêm, chống viêm và giúp hệ miễn dịch tăng cao. Do đó những món ăn được chế biến từ tỏi sẽ thực sự rất tốt cho những ai đang bị căn bệnh thủy đậu quấy rầy.

Bị thủy đậu cần phải kiêng những gì?

Ngoài việc phải kiêng ăn một số thực phẩm như hải sản, đồ tanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng… Trong thời gian điều trị thủy đậu, người bệnh cũng cần phải chú ý có chế độ kiêng khem hợp lý để tránh bệnh tình tiến triển nghiêm trọng hơn và tránh để bệnh lây lan cho người thân cũng như trong cộng đồng, cụ thể đó là:

Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người

Với những ai chưa từng bị thủy đậu hay chưa tiêm vacxin ngừa thủy đậu nếu có tiếp xúc với người bệnh thì khả năng lây nhiễm là rất cao bởi virus thủy đậu có thể lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc. Chính vì vậy, những ai đang mắc thủy đậu nên hạn chế xuất hiện ở những nơi đông người như trường học, bệnh viện, ký túc xá… để tránh mầm bệnh có cơ hội lây lan.

Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân

Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo, chăn ga… với người khác. Các vật dụng này nên được để riêng để tránh bị lẫn lộn và dùng nhầm.

Tránh gãi và làm vỡ các nốt thủy đậu

Các mụn nước thủy đậu khi xuất hiện thường gây ra ngứa ngáy rất khó chịu do đó người bệnh cần tránh gãi các nốt này để không làm vỡ chúng. Bởi khi bị vỡ sẽ khiến các dịch trong nốt thủy đậu lan xuống các vùng da lành và gây bệnh tại đó. Ngoài ra có thể gây nhiễm trùng để lại sẹo xấu, sẹo lõm sau khi bệnh đã hồi phục.

Ngoài ra, trong thời gian bị thủy đậu người bệnh cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nên tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm để tránh các bóng nước bị vỡ ra. Tuyệt đối không nên kiêng tắm gội mà có thể khiến các vùng da bị tổn thương dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công để lại các biến chứng.

Trên đây là một vài chia sẻ của quantumcare về vấn đề người bị thủy đậu có được ăn cá không, hải sản không cũng như một vài lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc nốt mụn thủy đậu để giúp bệnh mau lành và không để lại sẹo. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: