Khi bị côn trùng cắn hầu như bệnh nhân đều có vết sưng đỏ nhưng mỗi loại sẽ có hình dạng cũng như dấu hiệu khác nhau. Có nhiều loại có vết thương tương đối gần giống nhau khiến bệnh nhân hiểu lầm và chữa trị sai cách. Bởi vậy chúng ta cần nhận biết vết côn trùng cắn sưng đỏ để tìm cách xử lý đúng nhất. Mời bạn theo dõi bài viết của quantumcare.vn để cập nhật thông tin.

nhan-biet-vet-con-trung-can-sung-do
Nhận biết vết côn trùng cắn sưng đỏ

Nhận biết vết côn trùng cắn sưng đỏ

Côn trùng cắn dường như đều để lại trên da bệnh nhân những nốt đỏ nhưng nếu quan sát kỹ thì mỗi loại cắn sẽ có vết khác nhau. Và bạn cần phân biệt được từng loại để có cách chữa trị chính xác hơn.

Muỗi cắn

Nếu là bị muỗi đốt sẽ có những đốm đỏ sưng tấy với kích thước bằng một quả sơ ri. Hầu hết muỗi thường tấn công vào những khu vực da hở trên cơ thể, cắn vào những chỗ da bị mỏng và khi đốt chúng thường tiêm nước bọt vào vết thương. Trong nước bọt của muỗi chứa chất chống đông máu khiến máu bị loãng hơn. Các vết đốt này khiến da trở nên đỏ, ngứa và sưng tấy.

Kiến

Vết đốt của kiến trông cũng khá giống với muỗi chích, có vết nhỏ màu hồng xuất hiện trong khu vực bị cắn gây ngứa trong thời gian dài. Lúc vừa bị đốt, nạn nhân sẽ cảm thấy đau đớn như bị nước sôi đổ lên da. Nếu bị kiến lửa đốt có thể xuất hiện mụn mủ và sau biến thành sẹo. Nọc kiến lửa rất độc nên có thể xuất hiện phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ.

Vết đốt của kiến lửa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây cảm giác nhói buốt dai dẳng. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây nên những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hoặc sốc… Bởi vậy khi bị kiến lửa đốt thì nên làm dịu bằng xà phòng và nước, dùng cục đá chườm trong khoảng 10 phút. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà dùng miếng gạc đặt nhẹ lên.

Ve chó

Ve chó có thể tồn tại trên da nạn nhân trong một khoảng thời gian khá dài, lớn lên và hút máu. Khi bị ve chó cắn trên da nạn nhân sẽ xuất hiện những vết đỏ. Bạn sử dụng nhíp lẹp lấy ve ở vùng càng gần da càng tốt và kéo từ từ cho đến khi chúng thả chân ra khỏi da. Không nên kéo hay giật quá mạnh và đột ngột vì sẽ khiến đứt phần đầu hay miệng của ve.

Không nên dùng nhíp bóp chết ve chó vì sẽ khiến mầm bệnh bị lâu lan nhanh hơn. Nếu không có nhíp thì hãy dùng ngón tay, một sợi dây hoặc đặt cây kim để ngay hàm của chúng và giật ra. Nếu phần thân ve đã được kéo ra những đầu vẫn còn dính trên da thì hãy dùng cây kim vô trùng rồi loại từng phần của ve chó trên da.

Bọ chét

Bọ chét khi cắn người, vết cắn của nó dễ bị nhầm lẫn là bị dị ứng hoặc muỗi đốt bởi chúng có màu đỏ và sưng lên. Nhưng những vết cắn của bọ chét thường gây đau và ngứa nhiều hơn. Bọ chét thường tấn công phần chân và khi con người đang ngủ. Một con bọ chét có thể cắn nhiều lần, những vết đốm đỏ trên da thường cách nhau từ 1-2 cm. Bọ chét có thể truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nên cần hết sức cẩn thận nhé.

Ong mật

Các loài ong đa phần đều có nọc nưng tùy vào từng loài mà độc ít hoặc nhiều. Nếu bị ong mật đốt thì không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe, sau khi đốt chúng để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Lúc này người bị đốt cần loại bỏ vòi chích bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp.

Tiếp đến rửa vết thương bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng xong đắp khăn lạnh hoặc túi chườm nước đá vào vừng bị sưng trong khoảng 15-20 phút để giảm đau. Khu vực bị ong đốt thường đỏ và sưng tấy. Có thể cảm thấy nóng, đau dữ dội và ngứa ngáy ngay sau khi bị ong đốt. Nếu ai bị dị ứng nọc ong có thể gặp vấn đề về hô hấp.

Ong vò vẽ

Khi bị ong vò vẽ chích khu vực da sẽ bị đỏ và sưng tấy khiến nạn nhân cảm thấy đau nóng, ngứa. Vết đốt còn có thể gây xuất huyết trên da, tùy theo số lượng nhát đốt có thể gây sốc phản vệ, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu.

Nếu không may bị loài ong này đốt bạn cần rửa sạch lại những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng và dùng nhíp để rút hết các vòi chích của ong ra. Có thể đắp khăn lạnh hoặc túi chườm nước đá để giảm đau và giảm sưng. Nọc của ong vò vẽ rất độc nên tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến ngay trạm y tế để được chữa trị kịp thời.

Chấy, rận

Các loài côn trùng này có kích thước rất nhỏ thường sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể nhiều loài vật nuôi như chó, mèo. Vết đốt của chúng gây đau nhói, sưng hoặc dị ứng và có nốt mẩn đỏ. Nếu bạn thấy có những chấm màu đỏ giống như vết muỗi đốt ở trên da đầu, cổ, sau tai thì có nghĩa là bạn bị chấy cắn. Còn nếu vết chấm như vậy ở trên lưng, bụng, bàn tày hoặc chân thì đó là do rận cắn.

Các vết cắn do chấy rận gây ra thường cách nhau một vài inch và có vẻ khiến da bị xuyên thủng. Nếu không may bị những loại côn trùng này cắn thì bạn nên kéo chúng từ từ hoặc dùng lửa hơ, bôi cồn, dầu để chúng tự rơi ra, tránh để răng của chúng dính lại trên da thịt khiến da bị nhiễm trùng. Sau đó bạn hãy rửa lại bằng xà phòng rồi bôi cồn hoặc dầu sát trùng vào chỗ bị cắn nhé.

Hỗ trợ xử lý vết thương do côn trùng đốt – QuanTumCare

Hiện nay tại Việt Nam đã xuất hiện sản phẩm QuanTumCare có khả năng hỗ trợ sát khuẩn khi đang bị tổn thương do bị côn trùng đốt ngoài da. Khi bị côn trùng cắn xịt sản phẩm lên vết thương sẽ hộ trợ sát khuẩn tại chỗ, giúp tiêu diệt hơn 1 triệu loại vi khuẩn gây hại. Sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp vật lys, an toàn cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

ho-tro-sat-khuan-vet-thuong-do-con-trung-can
Hỗ trợ sát khuẩn vết thương do côn trùng cắn

QuanTumCare hiện đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn khi sử dụng nên khi bị vết thương bạn hoàn toàn yên tâm xịt lên da tránh nhiễm trùng và hạn chế gây sẹo về sau. Nếu là người lớn thì sử dụng sản phẩm Smart Skin, còn trẻ em thì dùng Baby Skin. Có thể áp dụng cho vết thương bị kiến ba khoang đốt, kiến lửa, giời leo, rệp giường cắn, cháy rận… Nhưng để đảm bảo an toàn người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Vậy mỗi chúng ta cần biết cách nhận biết vết côn trùng cắn sưng đỏ để xử lý vết thương chính xác hơn. Và nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin nữa thì mời bạn theo dõi các bài viết khác tại website quantumcare.vn để hiểu rõ hơn từng loại bệnh nhé. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại mọi người!

Xem thêm: