Thuốc bôi điều trị tay chân miệng cho bé hiện có khá nhiều loại được bán trên thị trường. Và bạn đang băn khoăn không biết sản phẩm nào đạt hiệu quả cao cũng như độ an toàn cao? Trong bài viết này, quantumcare.vn sẽ cung cấp những thông tin về top 6 thuốc bôi điều trị tay chân miệng cho bé tại nhà để bạn tham khảo nhé. Mời bạn cùng theo dõi!
Trẻ bị tay chân miệng nên uống thuốc gì?
Hiện nay bệnh tay chân miệng ở trẻ em hoặc người lớn vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Thường sau 7-10 ngày bệnh sẽ khỏi nhưng bệnh nhân cần sử dụng một số loại thuốc để bệnh tiến triển khả quan hơn. Một số thuốc có thể sử dụng như sau:
Thuốc hạ sốt
Khi trẻ bị sốt cao từ 38 độ trở lên, phụ huynh cần hạ sốt cho bé bằng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen (paracetamol) với liều lượng 10-15mg/kg. Nếu bệnh nhi vẫn còn sốt cao thì dùng liều thứ hai sau 4-6 giờ. Nếu trẻ không uống được hoặc khó uống thuốc thì có thể thay thế bằng dạng viên đạn đặt hậu môn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bù nước và điện giải
Bé cần bổ sung thêm nước và điện giải nên bố mẹ có nên cho bé uống dung dịch oresol hoặc hydritre pha theo liều lượng được chỉ định trên bao bì.
Thuốc sát khuẩn
Bé bị sốt và loét miệng cần bổ sung nhiều vitamin C và kẽm, dùng thêm dung dịch glycerin borat lau sạch miệng bé trước và sau khi ăn. Gel rơ miệng như kamistad, zyttee cũng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp bé ăn uống dễ dàng hơn. Có thể sử dụng một số loại thuốc sát khuẩn sau đây:
- Lidocain: Dùng cho trẻ mọi lứa tuổi.
- Xịt miệng benzydamine: Dùng cho trẻ trên 5 tuổi.
- Súc miệng benzydamine: Dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
- Nước muối sinh lý nồng độ NaCl 0,9%.
Dung dịch khử khuẩn
- Phụ huynh chăm sóc trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nấu ăn, khi cho trẻ ăn, sau khi tiếp xúc với bé, lúc đi vệ sinh xong…
- Lau nhà, ngâm tẩy đồ chơi, quần áo của trẻ bằng dung dịch cloramin 2% hoặc một số dung dịch khử khuẩn khác.
- Nên tiệt trùng và hấp sôi các vật dụng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhi như bình sữa, bát, thìa… đồng thời hạn chế tiếp xúc hoặc sử dụng chung.
Một số loại thuốc khác
Tùy theo tình trạng trẻ bị tay chân miệng như thế nào bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác mạnh hơn để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Điển hình như:
Triệu chứng não – màng não: Điều trị tại bệnh viện và dùng thuốc có tác dụng chống co giật như phenobarbital.
Viêm màng não do vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh kết hợp theo dõi chặt chẽ các triệu chứng hô hấp.
Biến chứng viêm não kèm liệt, rối loạn tri giác và co giật: Sử dụng thuốc phù não, chống co giật và kháng sinh phòng bội nhiễm. Bác sĩ còn điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, cân bằng kiềm toan và theo dõi sát mạch đập, thân nhiệt, huyết áp, nhịp và kiểu thở, tri giác…
Suy hô hấp, trụy tim mạch: Trường hợp này cần chăm sóc đặc biệt tại Khoa Hồi sức tích cực, cho bệnh nhi thở oxy, thở bằng máy, truyền dịch chống sốc, dobutamin, sử dụng kháng sinh phòng bội nhiễm, TTM immunoglobulin…
Top 6 thuốc bôi điều trị tay chân miệng ở trẻ em
Thuốc điều trị tay chân miệng ở trẻ em thị trường bán nhiều loại nhưng bạn cần tìm kiếm sản phẩm đảm bảo về chất lượng và hiệu quả khi sử dụng. Và chúng tôi xin gợi ý một số sản phẩm hiện đang được đánh giá cao có thể đáp ứng nhu cầu của bạn ngay sau đây:
Baby Skin
Baby Skin là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn khi bé bị tay chân miệng. Sản phẩm thuộc thương hiệu Quantum Care – thương hiệu hiện đang được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.
Thành phần: Purified water, Alcohol, Acid acetic, Chitosan, Silver nano, Carbon.
Công dụng: Baby Skin giúp dưỡng da, cấp ẩm, duy trì độ ẩm cho da, làm dịu da, tái tạo da. Sản phẩm giúp làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn gây hại một cách hiệu quả. Sản phẩm hỗ trợ chữa trị bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn.
Cách sử dụng như sau: Xịt trực tiếp lên các vùng da bị tổn thương do bệnh tay chân miệng gây ra sau khi đã được lau sạch. Đồng thời xịt toàn bộ cơ thể để làm sạch da, phòng chống lây lan và nhiễm khuẩn lại từ môi trường.
Lưu ý:
- Cần lắc đều chai nano trước khi sử dụng, xịt đều dung dịch lên vùng da bị tay chân miệng của bé.
- Trong quá trình xử lý vết thương thì hãy tránh vết thương tiếp xúc với nước.
- Nếu có bất thường nào xảy ra thì hãy nhưng sử dụng và xin ý kiến của bác sĩ.
- Sản phẩm cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
- Nếu bị ánh sáng chiếu vào, sản phẩm sẽ bị giảm tác dụng.
Đã có rất nhiều khách hàng sử dụng Quantum Care cho con mình khi bị tay chân miệng và phản hồi rất tích cực.
Ngoài Baby Skin bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm có tác dụng chữa trị bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới đây. Tuy nhiên chúng tôi không hoàn toàn đảm bảo về chất lượng và độ hiệu quả nên bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Su bạc
Su bạc là sản phẩm cũng được dùng điều trị các bệnh về da như herpes, zona, thủy đậu, sởi, tay chân miệng… Hoặc các bệnh nhiễm trùng da như viêm da, lở loét, chốc lở, mụn nước và các trường hợp bị bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt… Sản phẩm giúp làm sạch và sát khuẩn da, niêm mạc miệng. Để điều trị tay chân miệng cho bé, bạn cần thoa kem 3-4 lần/ ngày vào vùng da bị tổn thương sau khi đã lau sạch bằng khăm mềm và nước ấm.
Kamistad
Kamistad là sản phẩm có công dụng chữa trị viêm, đau niêm mạc miệng và môi, kể cả những trường hợp có mụn nước, viêm lợi và nứt nẻ môi do trời lạnh. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về sản phẩm này để bôi lên những vết mụn nước do bị tay chân miệng của bé. Ngoài ra, Kamistad còn được dùng cho người mang răng giả để bôi lợi, vòm miệng, niêm mạc bị kích ứng và mẫn cảm. Ngăn ngừa các triệu chứng khi mọc răng sữa, răng khôn…
Kin Baby
Kin Baby cũng là một sản phẩm gợi ý dành cho bạn nếu muốn chữa tay chân miệng cho bé. Sản phẩm được chiết xuất hoa cúc Chamomile giúp chữa lành vết thương, kháng khuẩn. Tinh chất của cây hoa cúc và cây hoa xôn kháng viêm mạnh, sát trùng nhẹ, làm dịu cảm giác đau rát ở trẻ. Vitamin B5 có trong Kin Baby giúp hàn kín vết thương, liền sẹo giúp vết thương mau lành hơn. Bạn có thể xin ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin cũng như cách sử dụng.
Xanh Methylen
Xanh Methylen là một dạng của hemoglobin có tác dụng vận chuyển oxy và mang đến các mô và cơ quan. Xanh Methylen có tác dụng sát khuẩn và nhuộm màu các mô, được dùng điều trị nhiễm virus ngoài da như herpes simplex, điều trị chốc lở, viêm da mủ và có thể chữa trị bệnh tay chân miệng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Về cách sử dụng như thế nào, liều lượng ra sao bạn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Acyclovir
Acyclovir cũng là loại thuốc được sử dụng chữa trị bệnh tay chân miệng. Sản phẩm còn được dùng để điều trị nhiễm herpes như chốc mép, bệnh zona, thủy đậu… Acyclovir giúp làm giảm khó chịu và tăng tốc độ phục hồi. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để nắm bắt thông tin kỹ hơn và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng điều trị tay chân miệng cho các bé nhé.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng không bú được phải làm sao
Tìm hiểu thêm về bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa. Bất kể đối tượng nào cũng dễ bị mắc bệnh nhưng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhiều nhất là các bé dưới 3 tuổi. Nguồn lây chính của bệnh là từ nước bọt, phân, phỏng nước của trẻ bị nhiễm bệnh dễ lây lan thành dịch.
Biểu hiện chính của bệnh là da bị tổn thương, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng. Trẻ em bị bệnh tay chân miệng có thể mắc đi mắc lại bởi bệnh không có miễn dịch vĩnh viễn. Tay chân miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, phổi bị phù…
Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Như đã nói ở trên bệnh tay chân miệng lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc… Trẻ bị hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút đồ chơi chung với nhau là con đường để bệnh lây lan cho nhau.
Khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng. Chúng bám lên đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, ly chén, khăn, quần áo… Nếu trẻ đang khỏe mạnh tiếp xúc chung với môi trường này rất dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, người lớn cũng là đối tượng bị mắc bệnh tay chân miệng được lây truyền từ trẻ khi chăm sóc và vệ sinh cho trẻ.
Triệu chứng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường có những triệu chứng sau đây:
- Trẻ mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên bị đau họng.
- Bị sốt.
- Sau giai đoạn khởi phát bệnh có dấu hiệu đau trong miệng, có đốm đỏ, sau đó viêm loét.
- Da bị phát ban.
- Xuất hiện vết bỏng nước, có kích thước khoảng 2-10mm, hình bầu dục, màu xám thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. có thể có bóng nước trong miệng và khi nó vỡ ra sẽ bị đau dẫn đến trẻ chán ăn hoặc bỏ ăn. 5-7 ngày bóng nước sẽ xẹp đi và tự khỏi.
- Trẻ có thể bị nôn ói, tiêu chảy sau khi bóng nước nổi hoặc sau khi bóng nước xẹp.
- Một số trường hợp người mắc tay chân miệng không có bất cứ biểu hiện nào hoặc có một số trường hợp chỉ xuất hiện phát ban, loét miệng.
Cấp độ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ gồm 4 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 chỉ gây nên loét miệng hoặc tổn thương da. Cấp độ này thuộc thể nhẹ.
Cấp độ 2: Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Và cấp độ này được phân chia thành 2 phân độ nhỏ gồm:
-Cấp độ 2a: Trẻ có một trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/ 30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C. Kèm theo đó là nôn, lừ đừ, quấy khóc, khó ngủ.
-Cấp độ 2b: Trẻ có dấu hiệu được phân thành nhóm 1 hoặc nhóm 2:
+ Đối với nhóm 1: Trẻ bị giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình từ 2 lần trở lên trong 30 phút hoặc bệnh sử có giật mình ít hơn 2 lần/30 phút kèm các dấu hiệu như ngủ gà, nhịp tim nhanh trên 150 lần/ phút (tính khi trẻ nằm yên không bị sốt). Hoặc trẻ bị sốt cao từ 39 độ C trở lên không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
+ Đối với nhóm 2: Trẻ có một trong các biểu hiện sau đây:
- Triệu chứng thất điều như run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
- Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.
- Tay chân yếu hoặc liệt tay chân.
- Liệt thần kinh sọ như biểu hiện nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
Cấp độ 3
Trẻ bị tay chân miệng có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng. Có thể:
- Mạch nhanh hơn 170 lần/ phút khi trẻ nằm yên, không bị sốt. Có một số trường hợp trẻ bị tay chân miệng có thể mạch chậm và đây là dấu hiệu rất nặng.
- Trẻ bị vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
- Huyết áp tăng.
- Nhịp thở của trẻ nhanh, thở bất thường như có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
- Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
- Tăng trương lực cơ.
Cấp độ 4: Bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc. Lúc này trẻ có biểu hiện sốc mạch = 0, huyết áp =0… Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 < 92% và ngưng thở, thở nấc.
Trẻ em bị tay chân miệng mấy ngày thì khỏi?
Trẻ em bị bệnh tay chân miệng thường những vết mụn nước sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Và bạn nên mua râu ngô hoặc một số loại nước rau quả giải nhiệt khác cho bé uống. Để tránh lây lan bệnh sang người khác bạn nên cách ly con mình từ 1 tuần đến 10 ngày. Khi nào bé bớt bệnh, khỏe mạnh lại bình thường, không còn khả năng lây truyền bệnh thì mới nên cho con ra ngoài và đi học.
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng thường không quá nguy hiểm, nếu được điều trị đúng cách và kịp thời thì khoảng 1-2 tuần là hoàn toàn khỏi bệnh. Tuy nhiên nếu các bậc phụ huynh không quan tâm đến con mình để mình quá lâu hoặc không có hướng điều trị đúng cách thì bệnh tay chân miệng sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Điển hình bệnh tay chân miệng khi không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, phổi bị phù dẫn đến nguy cơ bị tử vong. Bởi vậy dù là bệnh nhẹ các bố mẹ cũng nên quan tâm nhiều hơn đến con mình, đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và nhận sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Cách điều trị
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Thay vào đó chữa trị bằng cách điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực để duy trì chức năng sống đối với những trường hợp nặng. Đặc biệt là khi có suy tuần hoàn, suy hô hấp:
- Hạ nhiệt: Trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol).
- Bù đủ nước và điện giải: Cần cho trẻ uống dung dịch điện giải oresol, hydrite.
- Trẻ bị sốt và loét miệng cần bổ sung thêm vitamin C, kẽm…
Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng trước và sau khi ăn bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giải quyết được các tình trạng biếng ăn giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
Khi phát hiện triệu chứng não, màng não thì sử dụng thuốc chống co giật và chuyển lên tuyến trên để được điều trị chuyên sâu.
Lưu ý: Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột nên kháng sinh thường sẽ không có tác dụng trong việc chữa trị bệnh. Việc dùng kháng sinh tùy tiện có thể gây hại đến sức khỏe của bé khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Dẫn đến tạo hiện tượng kháng thuốc trong cộng đồng khiến khó khăn hơn trong việc điều trị bệnh.
Cách chăm sóc
Khi bé bị tay chân miệng cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp. Bạn có thể tham khảo như sau:
- Cần cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng mà thường ngày trẻ ưa thích.
- Hạn chế thức ăn cứng, cay nóng, dễ gây kích thích.
- Khi cho trẻ ăn nên cẩn thận không đụng chạm đến các vết loét trong miệng vì sẽ khiến trẻ bị đau, sợ hãi không dám ăn.
- Bù nước và điện giải cho trẻ bằng cách cho các bé uống nước hoa quả tươi. Nếu trẻ đang bú mẹ thì nên tăng cường số lần và thời lượng bú.
- Trường hợp trẻ bị lên cơn sốt cao thì cho trẻ dùng dung dịch oresol, lau mát cho trẻ để hạ nhiệt. Nếu bé vẫn còn sốt cao có thể dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol và cần chú ý về liều lượng cũng như cách sử dụng. Tốt nhất là đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra.
Cách phòng ngừa
Hiện tại bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh nên cách phòng ngừa và khống chế dịch là phòng lây lan từ người bệnh sang người lành. Có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.
- Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cần rửa tay kỹ với xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
- Không được chọc vỡ mụn nước hoặc bọng nước trên da trẻ vì dễ gây nhiễm trùng nặng hơn.
- Vệ sinh các đồ dùng cá nhân của trẻ như đồ chơi, dụng cụ ăn uống.
- Vệ sinh sạch sẽ phòng cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp.
- Cần theo dõi chặt chẽ những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.
- Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà đến khi nào trẻ hoàn toàn khỏi bệnh.
Tư vấn thuốc miễn phí vui lòng gọi hoặc ib trực tiếp
Sau khi theo dõi bài viết trên bạn đã cập nhật được top 6 thuốc bôi điều trị tay chân miệng cho bé tại nhà cùng những thông tin liên quan khác. Hy vọng những gì chúng tôi cung cấp trên hữu ích đối với bạn. Và mời bạn thường xuyên theo dõi các bài viết khác tại quantumcare.vn để cập nhật thêm tin tức nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!
Xem thêm: