Bệnh viêm nướu chân răng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, dù nặng hay nhẹ cũng cần tìm thuốc chữa trị kịp thời. Sau đây quantumcare.vn sẽ cung cấp top 6 thuốc chữa viêm nướu chân răng tốt nhất để những ai đang gặp vấn đề này có thể tham khảo. Mời bạn theo dõi bài viết!

chua-tri-viem-loi-bang-cach-nao
Chữa trị viêm lợi bằng cách nào

Tìm hiểu về bệnh viêm nướu chân răng

Bệnh viêm nướu chân răng là gì?

Viêm nướu chân răng là tình trạng nướu bị sưng phồng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, nướu bị sưng phồng, nổi hạch là nơi tích tụ vi khuẩn. Người bị viêm nướu có thể chuyển biến sang bệnh viêm nha chu nếu không chữa trị sớm. Nướu bị viêm và tổn thương sẽ bị đỏ, chạm vào sẽ đau, chảy máu, nướu tụt xuống và khi thở thường có mùi.

Nguyên nhân của bệnh viêm nướu chân răng

Nguyên nhân chính gây nên viêm nướu chân răng là do các mảng bám tích tụ trong thời gian dài và gây tổn thương nướu. Đồng thời bệnh này cũng do một số nguyên nhân sau đây:

Do tuổi tác

Mọi đối tượng đều có khả năng mắc bệnh răng miệng nhưng theo nghiên cứu cho thấy độ tuổi từ 65 trở lên có đến 70% người bị bệnh về viêm nướu chân răng. Tùy theo mức độ người bệnh bị viêm nướu dạng nhẹ hoặc viêm nha chu. Người cao tuổi thường khó có khả năng duy trì lối sống khỏe mạnh và chăm sóc răng miệng thường xuyên nên dễ mắc bệnh này.

Gen di truyền

Bị viêm nướu răng cũng có thể là do gen di truyền do các cấu trúc của gen do di truyền gây ra các vấn đề về răng miệng. Nhưng người bệnh cũng không nên quá lo lắng mà hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn chữa trị.

Tác dụng phụ của các loại thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ nên gây ra các vấn đề về răng miệng:

  • Một số loại thuốc uống gây khô miệng, giảm tiết ra nước miếng nên làm ảnh hưởng đến nướu.
  • Hoặc do thuốc aspirin và anticoagulants là 2 thuốc có tác dụng làm loãng máu ngăn ngừa các cục máu đông gây ra các bệnh tai biến, đột quỵ và có thể gây chảy máu bất thường ở nướu răng.
  • Các loại thuốc ngừa thai và điều trị huyết áp cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như gây sưng viêm các mô mềm trong khoang miệng.

Sưng nướu răng khi mang thai

Phụ nữ trong quá trình mang thai nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến nướu răng nhạy cảm hơn và dễ bị tác động và mảng bám. Thời gian này chị em rất dễ mắc các vấn đề về răng miệng.

Cách nhận biết và dấu hiệu của viêm nướu chân răng

Khi bị viêm nướu khoang miệng của người bệnh thường có các triệu chứng sau đây:

Răng có dấu hiệu bị chảy máu: Đây là giai đoạn đầu của bệnh sưng, viêm nướu răng. Biểu hiện rõ nhất là khi bạn đánh răng hoặc tác động đến răng và phần nướu răng xuất hiện chảy máu.

Hôi miệng: Người bệnh bị hôi miệng kéo dài do vi khuẩn tích tụ dưới mô nướu nên bàn chải đánh răng không chạm đến được. Bạn có thể dùng nước súc miệng để khắc phục tình trạng này.

Cấu trúc hàm thay đổi: Các răng có khoảng các thưa hơn, có thể ngả về phía trước hoặc sau.

Nướu sưng đỏ: Nướu hoặc chân răng sưng có mủ, bị đau nhức, sưng đỏ cũng là dấu hiệu của bệnh viêm lợi.

Răng nhạy cảm, lung lay: Khi mắc bệnh về nướu có thể khiến vùng nướu sưng phồng, không ôm sát và khiến răng lung lay, nhạy cảm hơn.

Ngoài ra, viêm nướu chân răng còn có dấu hiệu như có mủ trong khoảng trống giữa răng và nướu, đau răng khi nhai, răng nhạy cảm…

Viêm nướu chân răng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm nướu răng nếu ở mức độ nặng có thể gây ra tình trạng răng lung lay hoặc gãy rụng. Vì khi bị nặng sẽ chuyển sang viêm nha chu khiến các tổ chức quanh răng bị viêm nhiễm, các mô nâng đỡ răng yếu dần đi. Vậy nên nếu phát hiện có dấu hiệu của viêm nướu chân răng thì bạn nên điều trị sớm nhất có thể.

Cách chữa trị bệnh viêm nướu chân răng

Top 6 thuốc chữa viêm nướu chân răng

Smart Fresh

Smart Fresh là nano xịt miệng giúp hỗ trợ chữa trị bệnh viêm nướu chân răng khá hiệu quả. Nano này thuộc thương hiệu Quantum Care – thương hiệu chuyên các dòng sản phẩm cao cấp chăm sóc sức khỏe con người. Sản phẩm có tác dụng làm sạch vòm miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giữ nướu khỏe mạnh và phòng chống bệnh nha chu. Đặc biệt nano giúp loại bỏ mùi hôi thối giúp khoang miệng thơm tho, sạch sẽ.

viem-nươu-chan-rang-dung-thuoc-gi-tot-nhat
Viêm nướu chân răng dùng thuốc gì tốt nhất

Thông tin về Smart Fresh:

-Thành phần:

Purified water, Alcohol, Acid acetic, Chitosan, Silver nano, Carbon, Menthol, Sorbitol, Flavor.

-Cách dùng:

  • Xịt 3-4 lần/ ngày để làm sạch vòm miệng, ngăn ngừa vi khuẩn, hỗ trợ làm giảm bệnh viêm nướu chân răng, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
  • Sau khi khỏi bệnh, thỉnh thoảng xịt 1-2 lần/ ngày để làm sạch miệng giúp hơi thở thơm tho, tự tin hơn.

-Lưu ý:

  • Cần lắc đều chai trước khi sử dụng, nhấn vào đầu vòi xịt từ 3-5 lần cho dung dịch phủ đều trong khoang miệng.
  • Sau khi sử dụng dung dịch nano không súc miệng lại.
  • Để sản phẩm xa tầm tay trẻ em, thận trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.
  • Khi trẻ em sử dụng cần có sự hướng dẫn của người lớn.
  • Nếu có biểu hiện bất thường nào thì tạm nhưng dùng sản phẩm và xin ý kiến của bác sĩ.

-Bảo quản:

  • Cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
  • Nếu sản phẩm bị ánh sáng chiếu vào sẽ bị giảm tác dụng.

Smart Fresh đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn trước khi được phép bán trên thị trường nên quý khách yên tâm sử dụng sản phẩm.

smart-fresh-duoc-bo-y-te-cap-giay-phep-chung-nhan
Smart Fresh được bộ Y Tế cấp giấy phép chứng nhận



Ngoài Smart Fresh, để chữa trị bệnh viêm nướu chân răng còn có một số loại thuốc sau đây bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ:

Dung dịch súc miệng

Người bị viêm nướu chân răng có thể chọn những dung dịch nước súc miệng chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorinedioxid… Những dung dịch này có khả năng làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó hỗ trợ bệnh viêm nướu răng mau khỏi và ngăn ngừa bệnh hôi miệng.

Thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc kháng sinh như beta-lactam, macrolid… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng. Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronudazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) giúp điều trị một số bệnh lý về răng miệng như bệnh viêm nướu chân răng, nha chu, sâu răng…

Thuốc kháng viêm non-steroid

Các loại thuốc kháng viêm thuốc nhóm non-stetoid như ibuprofen, diclophenac, meloxicam… giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ và đau khi viêm nướu răng. Tuy nhiên những người có tiền sử viêm loét dạ dày không được sử dụng thuốc này.

Nhóm thuốc corticosteroid

Các loại thuốc như prednisolone, dexamethasone… có đặc tính kháng viêm mạnh giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng đỏ, đau do bị bệnh viêm nướu chân răng và một số vấn đề liên quan đến bệnh răng miệng khác.

Thuốc giảm đau thông thường

Các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin… thường được dùng để giảm triệu chứng đau do viêm nướu chân răng. Tuy nhiên thuốc này không phù hợp cho những trường hợp mắc bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết.

Những sản phẩm hỗ trợ và thuốc chữa trị bệnh viêm nướu chân răng trên đây chúng tôi chỉ cung cấp để bạn tham khảo. Nếu muốn điều trị hiệu quả và chuẩn xác hơn bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn nhé.

Cách chữa viêm nướu chân răng bằng dân gian

Ngoài sử dụng các sản phẩm Tây y người bệnh viêm nướu chân răng có thể sử dụng biện pháp dân gian để hỗ trợ chữa trị bệnh. Tuy nhiên độ hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng bệnh như thế nào bạn cần tìm hiểu và tham khảo kỹ nhé.

Rượu cau

Rượu cau có khả năng diệt khuẩn, chữa viêm lợi và các bệnh về răng miệng khác như sâu răng, hôi miệng, chảy máu chân răng, đau nhức răng…

-Cách ngâm cau tươi:

  • Chuẩn bị 25 quả cao tươi, 1 lít rượu, 1 bình thủy tinh.
  • Bổ dọc quả cau rồi tác lấy hạt.
  • Tiếp theo cho hạt cao vào bình rồi đổ rượu vào.
  • Đậy kín nắp và ngâm khoảng 49 ngày đến khi rượu chuyển màu cánh gián.
  • Khi sử dụng bạn ngậm rượu cau ngày 2-3 lần, mỗi lần ngậm 10 phút rồi nhổ ra và không súc miệng lại với nước.

-Cách ngâm cau khô

  • Bước đầu làm tương tự như trên, bạn tách lấy hạt cau rồi bổi đôi.
  • Đem hạt cau phơi nắng thật khô rồi cho vào chảo sao từ 3-5 phút.
  • Tiếp đến cho hạt cau vào bình và ngâm với rượu theo tỉ lệ 1kg hạt cau khô với 8-9 lít rượu.
  • Đậy kín nắp và ngâm rượu khoảng 40  ngày.
  • Sau 40 ngày lấy ra sử dụng tương tự rượu ngâm cau tươi.
chua-viem-nuou-chan-rang-bang-ruou-cau-kho-co-hieu-qua-khong
Chữa viêm nướu chân răng bằng rượu cau có hiệu quả không

Lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng kháng sinh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn viêm lợi và các bệnh răng miệng khác. Cách sử dụng như sau:

-Cách 1: Bạn lấy 10 lá trầu không rửa sạch rồi giã nát, cho 1 ché nước vào đun trên bếp khoảng 10-15 phút. Để nước nguội rồi bảo quản trong tủ lạnh. Hàng ngày bạn súc miệng bằng nước này khoảng 5-10 phút rồi nhổ ra. Lưu ý không súc miệng lại với nước và mỗi ngày nên thực hiện khoảng 2-3 lần để bệnh viêm nướu chân răng được cải thiện.

-Cách 2: Giã nát khoảng 10 lá trầu không với 1 ít muối rồi đổ rượu trắng vào. Ngâm trong 10-15 phút rồi gạn lấy nước sau đó bạn súc miệng ngày 2-3 lần để chữa bệnh viêm nướu chân răng.

-Cách 3: Giã nát lá trầu không đã được rửa sạch, đắp vào vị trí bị đau khoảng 10-15 phút rồi bỏ ra. Lưu ý không súc miệng hoặc uống nước trong khoảng 30 phút để tinh chất trầu thấm sâu. Mỗi ngày thực hiện như vậy từ 2-3 lần.



Đinh hương

Tinh dầu đinh hương có khả năng sát trùng diệt khuẩn cao giúp làm giảm viêm nhiễm của bệnh viêm nướu chân răng. Cách sử dụng như sau:

-Bột đinh hương: Bạn lấy một ít bột đinh hương bôi vào nơi bị viêm nướu. Tinh dầu trong bột sẽ thấm vào giúp diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm và gây tê giảm đau nhức.

-Nụ đinh hương: Bạn cho một ít nụ đinh hương khô vào miệng nhai sao cho tinh dầu của đinh hương thấm vào nơi bị viêm nướu chân răng. Các triệu chứng của viêm lợi sẽ giảm đáng kể đấy.

-Tinh dầu đinh hương: Bạn pha loãng tinh dầu đinh hương với nước rồi dùng hỗn hợp này súc miệng hoặc trộn tinh dầu với dầu oliu theo tỉ lệ 2:1, sau đó lấy bông gọn chấm hỗn hợp thoa lên vị trí bị viêm nhiễm do bị viêm nướu. Lưu ý, vì tinh dầu đinh hương có tính sát khuẩn mạnh nên bạn không nên bôi trực tiếp tinh dầu vào răng hoặc lợi vì dễ gây bỏng.

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm nướu chân răng

Bị viêm nướu chân răng nên ăn gì?

Người bị viêm nướu răng nên bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho nướu để giảm tình trạng sưng viêm. Có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau đây:

Gừng: Các hợp chất chống viêm ở gừng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp các mô mềm trong miệng khỏe mạnh hơn. Bởi vậy bạn nên bổ sung gừng vào cơ thể bằng cách uống trà gừng mật ong hoặc chế biến một số món ăn có chứa gừng.

Tỏi: Khi bị viêm nướu chân răng bổ sung thêm tỏi trong bữa ăn có tác dụng làm giảm sưng nhức vùng nướu. Hợp chất Allicin có trong tỏi giúp kháng khuẩn tốt. Hoặc bạn có thể ép tỏi lấy nước cốt, hòa với muối rồi bôi lên vị trí bị viêm sưng nướu.

Trái cây chứa vitamin C: Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, đu đủ, bưởi, dâu tây… giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ vết thương bị viêm lợi mau chóng lành lặn. Tuy nhiên axit trong các loại trái cây có thể khiến tình trạng sưng nhức trầm trọng hơn nếu sử dụng liên tục. Bạn nhớ súc miệng lại bằng nước sau khi dùng các loại trái cây giàu vitamin C này.

Trà: Trong trà có chứa polyphenol có lợi cho sức khỏe răng miệng. Hợp chất này có khả năng chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn tại vùng nướu bị sưng nhức. Mỗi ngày bạn có thể uống một tác trà hoặc súc miệng bằng nước cốt trà để giảm tình trạng viêm nướu chân răng. Nhưng cần vệ sinh răng miệng cẩn thận vì trà rất dễ gây xỉn màu răng.

Ngoài ra, người bị viêm nướu chân răng nên bổ sung các thực phẩm chứa acid lactic như bánh mì, bánh bao, sữa chua… Đồng thời nên pha mật ong với chanh hoặc gừng để uống mỗi ngày cũng rất tốt.

Bị viêm nướu răng nên kiêng gì?

Người bị viêm sưng nướu răng nên kiêng những thực phẩm sau đây:

Đường và tinh bột: Thực phẩm này tích tụ nhiều mảng bám ở các kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Người bệnh nên hạn chế đường và tinh bột, đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy khô…

Thực phẩm làm khô miệng: Khô miệng khiến vi khuẩn phát triển, tấn công vùng nướu gây sưng viêm trầm trọng hơn. Bởi vậy người gặp các vấn đề răng miệng nên tránh dùng các sản phẩm như rượu bia, nước ngọt có gas, đường, nước tăng lực, hút thuốc lá và xì gà…

Thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh: Nếu dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức kéo dài tại vùng nướu sưng viêm. Những loại trái cây sấy, hạt điều, hạt mắc ca, hạt óc chó… khi ăn khiến răng tác động lực mạnh lên vùng nướu bị viêm nhiễm càng gây đau nhức hơn.

Món ăn có vị chua cay: Nếu ăn các món ăn có vị chua cay khiến vùng nướu răng bị bỏng, rát và lở loét. Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm này để tránh tình trạng sưng viêm nướu nặng hơn.

Cách phòng tránh viêm nướu chân răng

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách thường xuyên đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn. Trường hợp trẻ dưới 3 tuổi có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chà răng và nướu cho trẻ.
  • Nếu hơi thở có mùi hôi khó chịu và có mủ giữa răng thì nên kiểm tra bàn chải đánh răng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chữa trị.
  • Kể cả người lớn và trẻ em nên đi khám răng định kỳ từ 3-6 tháng, lấy cao răng sau mỗi lần đến nha khoa để giúp phát hiện sớm bệnh viêm nướu chân răng.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc chữa trị bệnh viêm nướu chân răng mà cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết trên đã cung cấp về top 6 thuốc chữa viêm nướu chân răng để bạn tham khảo. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng Smart Fresh thì hãy liên hệ ngay đến công ty Quantum Care để được nhân viên tư vấn chi tiết hơn nhé. Xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: