Thị trường bán nhiều loại thuốc trị hăm tả cho trẻ sơ sinh nhưng loại nào tốt, nhanh khỏi nhất? Bạn muốn biết thì hãy tham khảo ngay top 8 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh hiện đang được ưa chuộng nhất mà quantumcare.vn gợi ý trong bài viết sau đây nhé.

tre-so-sinh-bi-ham-ta-nen-dung-thuoc-gi
Trẻ sơ sinh bị hăm tã nên dùng thuốc gì

Tìm hiểu về bệnh hăm tã (bẹn) ở trẻ sơ sinh

Hăm tã là gì?

Hăm tã còn được gọi là viêm da tã lót hay viêm da do kích ứng với tã. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn mang tã. Những nốt mẩn đỏ sẽ nổi lên trên da bé tại khu vực đóng tã. Những nốt mẩn đỏ này thường xuất hiện tại bộ phận sinh dục, vùng mông, đùi của bé khiến bé bị đau rát khi đi vệ sinh và quấy khóc do khó chịu. Mặc dù hăm tã không gây sốt và nguy hại nhiều nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể chuyển thành nấm và dạng nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân của bệnh hăm bẹn chủ yếu xuất hiện so tiếp xúc với nước tiểu trong thời gian dài. Đồng thời còn có một số tác nhân khác khiến bé bị hăm tã, cụ thể:

Do độ ẩm: Nước tiểu bám trên da bé một lượng nhất định, thành phần có trong nước tiểu cùng vi khuẩn sẽ sinh sôi khiến da bé bị hăm. Trong khi đó tất cả loại tã đều không có khả năng chống ẩm tuyệt đối, không gian ẩm ướt sẽ tạo điều kiện khiến bệnh viêm da của bé phát triển nhanh hơn.

Do phân và nước tiểu: Trẻ sơ sinh tiểu tiện và đại tiện ra tã nếu mẹ không phát hiện sớm để xảy ra phản ứng hóa học sản sinh ra chất ammoniac. Chất này khi bám lên da gây ngứa ngáy, ửng đỏ và rất khó chịu cho bé.

Do hóa chất: Trong tã có phụ gia hóa học và vật liệu phân hủy sinh học khiến một số trẻ có thể bị kích ứng với các chất này và khiến bé bị hăm bẹn. Bạn có thể thay thế tã vải nếu bé không hợp với tã giấy.

Do chăm sóc da và vệ sinh chưa đúng cách: Trong quá trình vệ sinh cho bé mẹ chưa lau khô các bộ phận, khe khuất và ngấn đã quấn tã rất dễ khiến bé bị hăm tã. Hoặc sau khi thay tã mẹ không rửa lại bằng nước sạch cho bé hoặc đóng tã quá chật cũng khiến da của bé bị xước và nước tiểu ngấm vào sinh bệnh.

Do tiêu chảy kéo dài: Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non nên rất dễ rối loạn khi ăn uống thực phẩm lạ. Amoniac có trong nước tiểu kết hợp với axit có trong phân cũng là nguyên nhân gây nên bệnh hăm tã ở trẻ.

Do thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp loại trừ vi khuẩn gây bệnh nhưng nó lại tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột và khiến trẻ bị tiêu chảy. Tình trạng này kéo dài cũng khiến bé dễ bị hăm bẹn.

Triệu chứng và cách nhận biết bệnh hăm tã

Khi trẻ bị hăm tã thường có những triệu chứng như sau:

  • Bé khó chịu quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
  • Các vết hăm nằm trên mông, đùi, bộ phận sinh dục có màu đỏ, xuất hiện vết sưng.
  • Phần da bị hăm khô hoặc ướt hoặc có mụn lở loét.

Ngoài ra còn có những biểu hiện của các loại hăm tã thường gặp sau đây:

  • Bộ phận sinh dục và nếp gấn ở đùi, mông sưng phồng và có màu đỏ.
  • Viêm da dị ứng với các mảng đỏ đóng vảy trên chân và vùng háng.
  • Viêm da Candidal với dạng hăm nhẹ xuất hiện ở nếp gấp bộ phận sinh dục, bụng và đùi.
  • Viêm da quanh hậu môn với những vệt đỏ có màu đỏ tươi chuyển sang màu đỏ sẫm quanh hậu môn.
  • Bệnh chốc lở cũng là biểu hiện của bệnh hăm tã có những mảng cứng nâu vàng. Hoặc có mụn nhọt, vết phồng rộp và các nốt đỏ cũng là triệu chứng của hăm tã.
  • Viêm da ngấn tã cũng là dạng kích ứng do sự cọ xát trực tiếp của tã xuất hiện tại các ngấn của bụng và chân.
  • Viêm da cọ xát là biểu hiện của những vùng ngấn cọ xát với nhau khi bé vận động, tại các nếp gấp bụng và nách có vết ửng đỏ.

Bệnh hăm tã có nguy hiểm không?

Bệnh hăm tã hay hăm bẹn không gây sốt hay nguy hiểm gì nhiều cho trẻ sơ sinh. Nhưng nếu mẹ không có biện pháp chữa trị kịp thời cho bé thì có thể chuyển thành dạng nấm và dạng nhiễm khuẩn khiến bé càng khó chịu và quấy khóc hơn. Và đương nhiên giai đoạn sau đó sẽ khó điều trị hơn so với khi bé mới có những triệu chứng ban đầu.

Cách chữa trị bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh

Biện pháp khắc phục và hạn chế chứng hăm tã

  • Cần chú ý khoảng thời gian thích hợp để thay tã mới cho bé, sau khi vệ sinh vùng kín cho bé thì nên lau khô trước khi đóng tã.
  • Không nên lạm dụng phấn rôm vì chúng có thể bít lỗ chân lông gây khó khăn trong việc thoát mồ hôi và tăng nguy cơ dị ứng trên da bé.
  • Nên dùng tã hoặc bỉm vừa vặn với bé, nếu bé bị kích ứng với loại tã hiện tại thì có thể thay thế loại khác hoặc hạn chế dùng. Tốt nhất nên dùng tã vải có mặt đáy hút ẩm tốt cho bé.
  • Nếu bé đại tiện ra tã thì mẹ cần thay chiếc mới cho con ngay, dùng khăn mềm nhẹ nhàng vệ sinh và lau khô mông, khe chân và vùng kín của bé.
  • Thời tiết nóng bức mẹ nên nới lỏng quần áo và kiểm tra mồ hôi của bé thường xuyên.
  • Không nên dùng các loại khăn ướt có chứa cồn khi lau rửa cho bé.
  • Không nên đóng bỉm cho trẻ cả ngày mà hãy giữ cho bé khoảng thời gian khô thoáng nhất định.
  • Cần chú ý đến chế độ ăn uống tránh để trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Top 8 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

Baby Skin

Baby Skin là một sản phẩm thuộc thương hiệu Quantum Care được ứng dụng từ công nghệ nano thông minh có tác dụng diệt khuẩn nhanh, mạnh và liên tục nên giúp nốt hăm bẹn của trẻ mau chóng khỏi hẳn. Được làm từ thành phần lành tính, không chứa chất cấm nên rất an toàn với làn da nhạy cảm của các bé. Đặc biệt, nano này giúp làm dịu da, ngăn ngừa thâm và sẹo trên da bé. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi người bán để sử dụng đúng cách nhé.

tri-ham-ta-cho-be-bang-loai-thuoc-nao-mau-khoi-nhat
Trị hăm tã cho bé bằng loại thuốc nào mau khỏi nhất

Thông tin về Baby Skin

CÔNG DỤNG:
– Giúp dưỡng da, cấp ẩm, duy trì độ ẩm cho da, giúp làm dịu da, tái tạo da, giúp làm sạch da và sạch khuẩn trên da.

CÁCH DÙNG:

Trường hợp tổn thương trên da vừa xuất hiện: xịt liên tục dung dịch nano từ 15 phút đến 30 phút / lần vào vùng da đang bi ̣ tổn thương, xoa đều dung dịch sẽ làm dịu mát vết thương tránh bi ̣phồng rộp, nhiễm trùng da.

Trường hợp bệnh ngoài da do virus như: sởi, thủy đậu, zona, tay chân miệng, herpes, siêu vi… nên xịt trực tiếp lên các vùng da bị tổn thương sau khi đã lau sạch để tăng hiệu quả sử dụng đồng thời xịt toàn bộ cơ thể để làm sạch da, phòng chống lây lan và nhiễm khuẩn lại từ môi trường.

LƯU Ý: 
– Lắc đều chai trước khi sử dụng, xịt đều dung dịch nano lên vùng da cần sử dụng.
– Trong suốt quá trình xử lý vết thương, cần tránh vết thương tiếp xúc với nước.
– Sử dụng cho người lớn và trẻ em. Nếu có biểu hiện bất thường như thì tạm ngưng sử dụng và xin ý kiến của bác sĩ. Để xa tầm tay trẻ em.

BẢO QUẢN:
Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Nếu bị ánh sáng chiếu vào sản phẩm sẽ bị giảm tác dụng.

Xịt nano Baby Skin được ứng dụng công nghệ nano thông minh đã được Bộ Y tế kiểm tra nghiêm ngặt và cấp phiếu công bố cho phép bán trên thị trường.

phieu-cong-bo-san-pham-baby-skin
Phiếu công bố sản phẩm Baby Skin

Ngoài Baby Skin, vẫn còn một số sản phẩm giúp trị hăm tã cho bé chúng tôi cung cấp thông tin để bạn tham khảo. Tuy nhiên về độ an toàn và hiệu quả thì quantumcare.vn không hoàn toàn chắc chắn nên bạn cần tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Bepanthen

Bepanthen là loại kem giúp chữa trị tổn thương do hăm bẹn và côn trùng đốt. Nó còn giúp điều trị da khô rát, chăm sóc núm vú của mẹ khi bị khô nứt. Bepanthen được điều chế dưới dạng mỡ chứa hoạt chất  Dexpanthenol có khả năng thẩm thấu và tạo độ thoáng trên da. Sản phẩm còn có thể chuyển hóa thành acid pantothenic giúp hình thành và tái tạo da mới. Các mẹ chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ trên da bé để chữa trị vết hăm tã.

Bubchen

Bubchen cũng là một loại kem chống hăm tã cho trẻ sơ sinh. Kem có chứa thành phần panthenol giúp da tránh được các vấn đề kích ứng và phục hồi da. Chiết xuất hoa cúc giúp làm dịu vết thương và kháng khuẩn. Kết cấu của kem khá mỏng, dễ thoa đều trên da nên rất dễ dàng khi sử dụng cho các bé mà không lo bị vấy bẩn vào quần áo.

Sudocrem

Sudocrem là loại kem chứa thành phần sát trùng như hoa oải hương, oxit kẽm giúp làm dịu vết thương. Kem có nồng độ oxit kem cao giúp làm dịu vết phát ban do bị hăm bẹn. Kem chống thấm nước, chỉ cần một lượng nhỏ là đủ thoa kín vùng da rộng. Ngoài ra, Sudocrem còn có khả năng chữa trị các bệnh như eczema, mụn trứng cá, lở loét, cháy nắng, bỏng nhẹ… Tuy nhiên kem được bào chế dưới dạng sáp nên gây nhờn trên da và khó vệ sinh bề mặt vải, đồng thời nó có chứa cồn có thể khiến da bé kích ứng nặng hơn.

Penaten

Kem chống hăm Penaten giúp làm giảm các triệu cứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng rát tại vùng da bị hăm tã. Sản phẩm chứa các thành phần dưỡng ẩm và bảo vệ da như petrolatum, zinc oxide, panthenol, sorbitan giúp bảo vệ da. Sản phẩm có tác dụng phòng ngừa hăm da, làm giảm ngứa, đau rất trên da bé hiệu quả nhưng giá thành hơi cao hơn so với các loại khác.

Cetaphil

Thành phần của kem chống hăm bẹn cho trẻ sơ sinh Cetaphil chứa oxit kẽm, calendula hữu cơ, vitamin B5, vitamin E… Cấu trúc của kem mềm mại, không nhờn dính hay bết rít, cấu tạo dạng tuýt nhỏ gọn. Sản phẩm không chứa thành phần độc hại như chất tạo màu, dầu khoáng, paraben… nên làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh khá phù hợp. Tuy nhiên vì có tính chất quá dịu nhẹ nên Cetaphil chỉ nên dùng trong trường hợp phòng ngừa.

Weleda

Weleda chứa thành phần gồm dầu calendula, sáp ong, 12% oxit kẽm giúp làm dịu, chống viêm, giữ ẩm. Cấu trúc của kem không nhờn và bết, thấm nhanh vào da, mùi thơm dễ chịu. Kem chống hăm tã cho trẻ sơ sinh Weleda không chất bảo quản, không dầu khoáng, thuốc nhuộm hay chất chống viêm corticoid. Nhưng thành phần có chứa sáp ong có thể gây dị ứng cho một số trẻ sơ sinh.

Earth mama Angle baby

Thành phần của kem ngừa hăm tã này gồm dầu ô liu, bơ hạt mỡ, sáp candelilla, dầu jojoba, cây trà, dầu hoa oải hương, chiết xuất hoa calendula, cây anh thảo… Sản phẩm giúp da bé khô ráo, thông thoáng, kháng khuẩn, kháng nấm giúp ngăn ngừa và chữa trị hăm bẹn cho bé. Kem dễ thoa, thấm nhanh, mùi hương dễ chịu. Tuy nhiên kem chỉ có tác dụng phòng ngừa, còn điều trị hăm tã có tác dụng hơi chậm.

Cách chăm sóc và phòng ngừa hăm tã

Cách chăm sóc bé khi bị hăm bẹn

Cần vệ sinh cho trẻ sơ sinh cẩn thận khi bé bị hăm tã. Rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh bằng nước ấm rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cho bé cần hết sức nhẹ nhàng, tránh để bé bị đau và xây xước da. Chọn loại khăn ướt không cồn và không mùi để lau cho bé.

tre-so-sinh-bi-ham-ben-can-cham-soc-the-nao
Trẻ sơ sinh bị hăm bẹn cần chăm sóc thế nào

Không nên dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay của bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì không dùng ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa. Thay vào đó hãy dùng ngón tay khác để lấy thêm kem.

Tốt hơn hết bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm để giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vế thăm cũng mau lành hơn. Mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời tã lót của bé bị ướt.

Nên cho bé ăn gì khi bị hăm tã?

Bé bị hăm bẹn mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, đạm giúp bệnh mau khỏi hơn. Và mẹ chỉ nên cho bé ăn một loại thực phẩm trong vài ngày và chờ xem trẻ có bị dị ứng hay không, tương tự các loại thực phẩm khác cũng như thế. Nên cho bé uống đủ nước, sữa để tăng cường sức đề kháng nhằm ngăn ngừa và điều trị hăm tã.

Trẻ sơ sinh bị hăm tã nên kiêng gì?

Cà chua: Vì cà chua có tính axit làm tăng khả năng phát triển hăm da nên không thích hợp cho trẻ bị hăm bẹn. Trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì mẹ cũng không nên ăn cà chua hoặc các sản phẩm từ cà chua để làm giảm cơn hăm của bé nhé.

Cam: Tương tự như cà chua, cam cũng chúa axit nên có thể gây hăm tã cho bé.

Dâu tây, việt quất, mâm xôi: Đây cũng là những loại quả chứa axit cao làm thay đổi thành phần phân của bé khiến tình trạng hăm tã càng trở nên trầm trọng hơn.

Bạn đã tham khảo top 8 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh mà quantumcare.vn gợi ý trong bài viết. Chúc bạn sẽ chọn được sản phẩm phù hợp với yêu cầu để trị hết chứng hăm tã của bé. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và hẹn gặp lại.

Xem thêm: