Thủy đậu mà một bệnh cấp tính và có khả năng lây lan rất cao, tuy nhiên hiện nay vẫn có khá nhiều người chưa biết rõ về bệnh này, thắc mắc rằng thủy đậu có phải là trái rạ, phỏng dạ không. Để giúp bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn về loại bệnh này thì ngay sau đây quantumcare.vn mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết ngày hôm nay.

Bệnh thủy đậu có phải là trái rạ, phỏng dạ không?

Thủy đậu hay còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như bỏng rạ, phỏng dạ, cháy rạ, trái rạ. Dù gọi với những cái tên khác nhau nhưng nhìn chung thì đây đều là những cái tên để gọi một căn bệnh. Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoter gây ra, nó có khả năng lây lan rất cao và có thể trở thành dịch.

Bệnh thủy đậu có thể mắc phải ở tất cả mọi người, mọi độ tuổi khác nhau từ trẻ em cho đến người lớn, gái trai đều có thể bị bệnh. Tuy nhiên chủ yếu mắc bệnh nhiều nhất vẫn là trẻ em, người già, phụ nữ đang mang thai, những người có hệ miễn dịch yếu đều rất dễ bị bệnh.

Bệnh thủy đậu nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng như khó thở, ho ra máu, tím tái, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng đường huyết, co giật, rối loạn tâm thần, hôn mê và thậm chí là tử vong. Trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu có khả năng tử vong lên đến 30%.

benh-thuy-dau
Bệnh thủy đậu

Phụ nữ mang thai có hệ  miễn dịch khá kém và nếu mắc phải bệnh thủy đậu thì có thể bị sảy thai, khiến thai nhi bị dị tật như dị tật tim, chứng đầu nhỏ, dị dạng sọ,…  Bệnh có khả năng lây nhiễm cho nên mọi người nên đi tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh tốt nhất. Những người đã bị rồi thì thường sẽ không mắc bệnh lại.

Xem thêm: Bị thủy đậu có nên xông không

Những triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một trong những căn bệnh có triệu chứng dễ nhận biết nhất. Khi bị thủy đậu thì người bệnh sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mũi, trên da xuất hiện những nốt ban đỏ. Ban đầu ban đỏ mọc ở vùng đầu, mắt rồi bắt đầu lan ra toàn thân.

Các vết ban đỏ sẽ nổi mụn nước có đường kính từ 1 – 3 mm, các mụn nước sẽ càng ngày càng to lên, nếu bị nhiễm trùng thì mụn sẽ có màu đục chứa mủ. Lúc này virus gây bệnh thủy nằm nằm ở trong các mụn nước và có nhiều trong hầu họng của người bị bệnh.

Hai ngày đầu trước khi phát ban thì bệnh đã có khả năng lây truyền, vào những ngày sau thì mụn nước bắt đầu mọc lên. Bệnh thủy đậu thường kéo dài khoảng từ 7 – 10 ngày, trong 3 tuần kể từ khi mọc mụn nước thì người bệnh vẫn có khả năng lây lan bệnh cho người khác. Chỉ cần người không mắc bệnh tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt mụn nước của người bệnh thì vẫn có thể bị lây nhiễm hoặc cũng có thể lây qua đường hô hấp.

Phân biệt bệnh thủy đậu với các bệnh sởi, đậu mùa, tay chân miệng

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều người mắc phải bệnh thủy đậu, thường thì con số này nhiều nhất là vào tháng 3. Thủy đậu được cho là một loại bệnh khá lành tính, tuy nhiên nếu như không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì rất có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như để lại thâm sẹo về sau.

mun-nuoc-cua-benh-thuy-dau
Mụn nước của bệnh thủy đậu

Hiện nay có khá nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa bệnh thủy đậu với các loại bệnh khác như bệnh sởi, đậu mùa, tay chân miệng. Việc nhầm lẫn này có thể dẫn đến nhiều hệ quả xấu, vừa không giúp bệnh mau chóng lành lặn mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh tình trạng này thì ngay sau đây quantumcare.vn sẽ đi phân biệt bệnh thủy đậu và bệnh sởi, đậu mùa và tay chân miệng.

Phân biệt bệnh thủy đậu và sởi

Đối với bệnh sởi thì đây là loại bệnh có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, nổi hạch, đau mắt đỏ, sưng đau khớp và nổi ban đỏ. Các vết ban đỏ thường sẽ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, các vết ban đỏ xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể. Mọi người đều có khả năng mắc bệnh sởi, có khả năng lây nhiễm và nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong vì không chữa trị kịp thời.

Phân biệt bệnh thủy đậu và đậu mùa

Nếu bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoter gây nên thì bệnh đậu mùa do vi rút Variola thuộc loài Orthopoxvirus gây ra. Bệnh đậu mùa có triệu chứng như khó chịu, đau đầu, sốt cao, đau lưng dữ dội, có thể có đau bụng, buồn nôn và phát ban sau 2 – 4 ngày. Ban đầu những vết ban của bệnh đầu mùa ở dạng các vết dát, sau đó là mụn nước và phát triển thành mụn mủ. Sau 3 -4 tuần thì các nốt mụn mủ sẽ đóng vẩy và bong tróc, có thể để lại sẹo lồi hoặc rỗ.

Phân biệt bệnh thủy đậu và tay chân miệng

Đối với bệnh tay chân miệng thì cũng xuất hiện các mụn nước trên da, các mụn nước này có hình bầu dục và thường mọc ở các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, khuỷu tay. Các mụn nước này thường không gây đau tuy nhiên những nốt mụn, vết loét có thể xuất hiện ở trong miệng, điều này khiến cho các bé trở nên lười ăn, khó chịu và quấy khóc. Nếu trong trường hợp sốt cao và xuất hiện triệu chứng nặng thì tốt nhất là đưa bé đến gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Quantum Care – Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tốt nhất

Nếu bạn hoặc người thân, con em mình mắc bệnh thủy đậu thì tốt nhất là nên đưa đến gặp bác sĩ để chữa trị, Ngoài sử dụng thuốc uống bác sĩ đã cấp thì còn phải kết hợp điều trị tại nhà. Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, kiêng các loại thức ăn có thể ảnh hưởng đến bệnh đồng thời bạn có thể sử dụng thuốc điều trị các vết thương ngoài da.

smart-skin-va-baby-skin
Smart Skin và baby Skin

Với các sản phẩm của Quantum Care bao gồm Baby Skin (dùng cho trẻ em) và Smart Skin (dùng cho người lớn) sẽ giúp các vết mụn nước do bệnh thủy đậu gây ra mau khô, lành da và không để lại sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ cho làn da của bạn. Bạn chỉ cần dùng sản phẩm Smart Skin hoặc Baby Skin để xịt trực tiếp lên vết thương, dùng khoảng 3 – 4 lần/ngày. Sử dụng đều đặn khoảng 4 – 5 ngày thì bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.

Sản phẩm của Quantum Care khá nhỏ gọn, tiện lợi và bạn có thể mang đi bất kì đâu mà không sợ cồng kềnh, nặng nề. Sản phẩm có khả năng tiêu diệt khoảng 1.000 loại vi khuẩn khác nhau, áp dụng công nghệ sản xuất hạt nano thông minh sẽ mang lại hiệu quả tuyệt đối. Ngoài hỗ trợ điều trị các vết thương do thủy đậu gây ra thì các sản phẩm của Quantum Care còn hỗ trợ điều trị bệnh sởi, bệnh tay chân miệng, bệnh zona, vết thương do kiến ba khoan đốt, ong đốt,…

Thủy đậu có khá nhiều tên gọi khác nhau do vậy bạn nên nắm rõ những điều này, đồng thời cũng nên biết cách phân biệt với các loại bệnh lây nhiễm khác. Thông qua những gợi ý, thông tin mà bài viết đưa ra, hi vọng bạn đã có thể tìm ra được cho mình câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi thủy đậu có phải là trái rạ, phỏng dạ không?

Có thể bạn quan tâm: