Tiêm sởi, quai bị, rubella là 3 loại vacxin hết sức cần thiết cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mỗi khi chuẩn bị đến ngày tiêm vacxin các mẹ bỉm sữa lại lo lắng rằng trẻ nhà mình có bị sốt không, đặc biệt vacxin sởi, quai bị, rubella. Để giúp các bà mẹ hiểu rõ tất tần các thông tin về việc Tiêm vacxin sởi quai bị rubella có bị sốt không? hay mức độ quan trọng của 3 loại này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!

Tiêm vacxin sởi quai bị rubella có bị sốt không?

Tại sao nên tiêm vacxin sởi quai bị rubella?

Tiêm vacxin là điều hết sức thiết đối với bất kỳ trẻ sơ sinh nào. Đặc biệt là vacxin sởi quai bị rubella, hay còn là vacxin MMR II. Loại vacxin này không chỉ có tác dụng đối với trẻ sơ sinh mà phụ nữ mang thai cũng cực kỳ quan trọng. Để biết rõ hơn về loại vacxin này, chúng ta tìm hiểu về 3 loại bệnh này trước nha.

Sởi: là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut sởi gây ra, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, mắt đỏ. Bệnh sởi không gây ra tử vong nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng…Chính vì vậy, tiêm vacxin phòng sở là một biện pháp vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Và theo như lịch tiêm phòng vacxin sở thì trẻ nhỏ được tiêm 2 mũi vào tháng thứ 9 và tháng 18.

Quai bị là bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt mang đến do virut ARN gây ra, bệnh thường xảy ra chủ yếu ở trẻ từ 5-10 tuổi, người trưởng thành vẫn có thể nhưng rất thấp. Đặc biệt, quai bị có khả năng lây lan cũng cao, nếu người bệnh ho, hắc xì cũng có thể khiến virut lây lan cho người khác. Quai bị thường gặp nhiều ở bé trai hoặc ở nam giới, biến chứng nghiêm trọng là viêm tinh hoàn, điều này có thể dẫn đến vô sinh, ngoài ra còn gây nên biến chứng khác như viêm màng não, suy giảm thính lực, nhiễm trùng não… Do đó, tiêm phòng vacxin quai bị được được WHO khuyến cáo đưa vào tiêm chủng.

Rubella hay còn gọi là sở Đức là một bệnh truyền nhiễm do virut rubella gây nên. Ban lúc đầu xuất hiện ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân nhưng thường không tuần tự như bệnh sởi. Bệnh không nguy hiểm nhưng đối với phụ nữ mang thai thì rất được nhiều người quan tâm. Vì nếu trong thời kỳ mang thai mà mắc phải bệnh rubella có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non, hoặc trẻ khi ra có nguy cơ mắc rubella bẩm sinh, khiến trẻ chậm phát triển, dị tật….Vậy vậy, các bác sĩ thường khuyên trẻ em và thai phụ nên tiêm rubella khi mang thai.

Sởi, quai bị, rubella đều là những căn bệnh rất dễ lây lan, không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ gây nên nhiều biến chứng. Trước đây, 3 loại này đều được tiêm 3 lần khác nhau, nhưng hiện nay, Sởi, quai bị, rubella được kết hợp lại một mũi tiêm và nó gọi là tắt là vacxin MMR II. Chính vì sự kết hợp 3 trong 1 này khiến nhiều người lo lắng, liệu đối với trẻ nhỏ khi tiêm có bị sốt không?

Xem thêm: Chích ngừa rubella có thời hạn trong bao lâu

Tiêm vacxin sởi quai bị rubella khi nào?

Tiêm vacxin sởi quai bị rubella khi nào?

Theo phác đồ tiêm vacxin sởi quai bị rubella quy định lịch tiêm cụ thể theo từng lứa tuổi như sau:

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi:

  • Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2 khi trẻ 4 – 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra. Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:

  • Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Đặc biệt, đối với ai có ý định mang thai thì nên tiêm vacxin sởi quai bị rubella trước khi có thai khoảng từ 1-3 tháng. Mặc dù chưa có báo cáo nào việc tiêm vacxin Sởi – Quai bị – Rubella đối với thai nhi, nhưng Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo phụ nữ không tiêm các mũi vắc xin sống như vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella trong thời gian mang thai. Đồng thời, việc tiêm vacxin sởi quai bị rubella trước khi mang thai còn giúp mẹ tạo miễn dịch đầy đủ, bảo vệ thai nhi, cũng như giúp thai nhi có thể ngăn ngừa sởi, quai bị, rubella ngay trong bụng mẹ.

Chỉ định và chống chỉ định tiêm vacxin sởi quai bị rubella trong trường hợp nào?

Nên tiêm vacxin sởi quai bị rubella trong các trường hợp:

  • Tiêm phòng cho trẻ em suy dinh dưỡng
  • Có thể tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cho trẻ em nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút HIV
  • Ở trẻ trên 10 tuổi, thanh thiếu niên và người trưởng thành, khuyến cáo nhắc lại đối với sởi và rubella
  • Khuyến cáo nên tiêm MMR mũi thứ nhất ở 12-15 tháng tuổi và mũi thứ 2 ở 4-6 tuổi
  • Tiêm chủng cho nữ giới độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành không mang thai được chỉ định nếu có những cảnh báo chắc chắn.

Chống chỉ định tiêm sởi quai bị rubella trường hợp:

  • Không được tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cho phụ nữ có thai
  • Chống chỉ định tiêm vắc xin cho những người tổn thương nghiêm trọng hệ miễn dịch do mắc bệnh bẩm sinh, nhiễm HIV, bệnh bạch cầu hoặc lympho tiến triển, các bệnh ác tính, hoặc đang điều trị bằng steroid liều cao
  • Chống chỉ định tuyệt đối với người có phản ứng quá mẫn hoặc dạng quá mẫn với neomycin, có tiền sử phản ứng quá mẫn hoặc dạng quá mẫn với trứng
  • Không tiêm cho những ai đang bị sốt, mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính, thiếu máu, bệnh bạch cầu hay các bệnh về máu
  • Những người đang sử dụng corticosteroids, các thuốc ức chế miễn dịch khác hoặc đang xạ trị có thể không có đáp ứng miễn dịch tối ưu

Tiêm vacxin sởi quai bị rubella có bị sốt không?

Việc tiêm vacxin cho trẻ có bị sốt hay không luôn là vấn đề được các mẹ bỉm sữa quan tâm. Vì có những mũi vacxin thường khiến trẻ sốt rất nặng, nhưng có loại thì không hề gây sốt. Còn đối với vacxin sởi quai bị rubella cũng gây nên tác dụng phụ sau 24-48 tiếng đồng hồ. Tình trạng sốt hay không còn phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi bé, nhưng thông thường các trường hợp sốt sẽ tự khỏi, còn nếu quá sốt cao thì nên dùng đến thuốc hạ sốt hoặc cho bé đi viện. Một số phản ứng phụ sau khi tiêm sởi quai bị rubella thường gặp nhất:

  • Trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm, vắc xin sởi có thể gây đau nhẹ và nhạy cảm ở vùng tiêm. Trong phần lớn các trường hợp, các triệu chứng thường tự khỏi sau 2 đến 3 ngày mà không cần có sự can thiệp về y tế.
  • Sốt nhẹ cũng có thể xảy ra trong khoảng 7-12 ngày sau tiêm và kéo dài 1-2 ngày, chiếm tỷ lệ 5-15% người được tiêm.
  • Phát ban xảy ra với khoảng 2% người được tiêm, thường bắt đầu từ 7-10 ngày sau tiêm và kéo dài 2 ngày.

Trường hợp sốt cao sau chích ngừa sởi quai bị rubella, chúng ta nên làm một số việc sau:

  • Mặc thoáng mát cho trẻ, để không làm tăng thân nhiệt.
  • Uống thêm nước hoặc bú sữa nhiều hơn.
  • Có thể dùng thuốc hạ sốt để điều trị triệu chứng (nếu sốt trên 38,50C). theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể dùng paracetamol, Ibuprofen … để hạ sốt.

Có một số trường hợp sốt sau tiêm không phải là do tiêm vắc xin mà có thể sốt do một bệnh nào đó đang ủ bệnh trước khi tiêm vắc xin rồi phát bệnh; nên hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra để loại trừ sốt do bệnh lý trong một số trường hợp sau:

  • Sốt cao trên 38,5 0C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Sốt kéo dài > 48 giờ hoặc trẻ sốt 1-2 ngày, hạ sốt sau đó lại sốt lại.
  • Sốt kèm theo một số triệu chứng khác: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ỉa lỏng, phát ban….
  • Trẻ bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái …hay kích thích, quấy khóc liên tục, li bì, hôn mê

Sốt là một phản ứng của cơ thể đáp ứng lại vắc xin. Tuy nhiên, việc sốt hay không sốt, sốt nhiều hay sốt ít không ảnh hưởng đến vắc xin có tạo miễn dịch sau tiêm không. Bởi vì phản ứng phụ của vắc xin là rất thấp, tỷ lệ trẻ sốt sau tiêm chiếm tỉ lệ khá nhỏ (5-15%). Vì thế, các bạn đừng quá lo lắng về vấn đề trẻ sốt sau tiêm vắc xin phòng sởi quai bị rubella.

Với nội dung bài viết Tiêm vacxin sởi quai bị rubella có bị sốt không hi vọng giúp các bà mẹ giải tỏa được lo lắng. Tuy nhiên, hãy nhận biết đúng triệu chứng sốt và thời gian sốt của trẻ, tìm rõ nguyên nhân do tiêm vacxin hay do bệnh khác để nhanh chóng điều trị kịp thời. Tiêm vacxin là điều hết sức cần thiết, do đó mọi người nên nắm rõ mọi thông tin thật kỹ trước khi tiêm nhé!

Có thể bạn quan tâm: