Bệnh ghẻ nước là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống và gây khó chịu cho bé. Hơn hết, nếu không nhanh chóng điều trị bị ghẻ nước ở trẻ thì sẽ để lại sẹo sau này, đồng thời nếu bé cứ chà xát, gãi mạnh sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị ghẻ nước phải làm sao? nên bôi thuốc gì mau khỏi? Hãy cùng quantumcare.vn đi tìm lời giải đáp nhé!

Nguyên nhân bị ghẻ nước ở trẻ em

Ghẻ nước hay còn gọi là bệnh ghẻ, ghẻ ngứa, ghẻ lở là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra (hay còn được gọi là cái ghẻ). Bệnh ghẻ là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, chỉ đứng sau nấm da. Phần lớn, ký sinh trùng gây bệnh đều là ghẻ cái gây ra, bởi vì ghẻ đực sau khi giao hợp sẽ chết. Ghẻ cái thường sống chủ yếu dưới lớp thượng bì, đẻ 1-5 trứng vào đêm. Nó sẽ nở thành ấu trùng sau 3-4 ngày và sau 20-25 ngày ấu trùng sẽ trở thành cái ghẻ trưởng thành tiếp động hoạt động giao hợp để sinh sản.

Trước khi đẻ trứng, ghẻ cái thường đào hang cho mình, chính vì vậy mà triệu chứng ngứa do ghẻ thường dữ dội hơn. Và tình trạng này sẽ khiến người bệnh gãi, cào vào da mình làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mà còn khiến cái ghẻ vương vãi ra quần áo, nệm, chăn,… và tăng nguy cơ lây truyền cho người khỏe mạnh. Mà yếu tố để cho con ghẻ này có cơ hội hình thành và phát triển gây bệnh đó là do:

  • Lười tắm rửa, vệ sinh thân thể không sạch sẽ
  • Để móng tay, móng chân dài và không sạch sẽ tạo điều kiện vi khuẩn sinh sống.
  • Sinh sống ở nơi đông đúc, chật hẹp, môi trường không đảm bảo sạch sẽ.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nằm chung giường hoặc sử dụng chung đồ cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước không quá nguy hiểm nhưng nhận biết và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng cho da, đồng thời giảm những cơn ngứa rát khó chịu. Hơn hết, bệnh ghẻ nước thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như ghẻ phỏng, viêm da dị ứng, bệnh tổ đĩa… do đó dưới đây là các dấu hiệu nhận biết, hi vọng giúp bạn phân biết rõ ràng hơn:

Da nổi nhiều mụn nước: Thường thì mụn nước sẽ xuất hiện các vùng kẻ tay, kẻ chân, dưới chân, bàn tay, bởi đây là những vùng da thường xuyên tiếp xúc với đất, môi trường, bụi bẩn nhiều hơn. Lúc này trên vùng da xuất hiện các mụn nước nhỏ nhỏ, chúng chứa những chất dịch lỏng bên trong và chúng rất dễ bị vỡ ra, khiến cho vùng ghẻ nước lan rộng hơn. Trường hợp nếu bệnh ghẻ nước xuất hiện ở vùng kín thì mụn nước có màu đỏ hồng hồng, kích thước nhỏ.

Gây ngứa ngáy liên tục: Bệnh ghẻ nước rất khó điều trị vì nó gây ngứa rất khó chịu chính vì vậy mà người bệnh thường hay chà xát, gãi mạnh nhằm cho dễ chịu. Tuy nhiên, khi bị chà xát mụn nước càng dập càng khiến bệnh tình nặng thêm. Và vào ban đêm người bệnh thường ngứa nhiều hơn do hoạt động đi đào hang để đẻ trứng của vi khuẩn.

Xuất hiện các rãnh ghẻ: Những con ghẻ cái khi đào hang và đẻ trứng sẽ tạo ra những đường rãnh trên bề mặt da. Chúng có chiều dài khoảng 2 – 4 mm.

Xem thêm: Trẻ Bị ghẻ nước tắm lá gì?

Bệnh ghẻ nước có lây không?

Bệnh ghẻ nước là bệnh truyền nhiễm ngoài da và nó là bệnh có tính lây lan cực kỳ nhanh. Nhìn chung, hầu hết những người bị bệnh ghẻ thường mang từ 10 đến 15 ký sinh trùng ghẻ trên người và tỷ lệ lây truyền cho người khác lên đến 60%. Chính vì vậy mà nó rất khó điều trị nếu người bệnh không có phương pháp điều trị triệt để.

Ghẻ nước có thể lây lan từ vùng da này đến vùng da khác hoặc từ người này sang người khác bởi các chất dịch từ mụn nước bị vỡ ra. Không chỉ vậy, ghẻ nước còn có thể lây lan qua các con đường như sau:

Tiếp xúc gián tiếp với ký sinh trùng ghẻ

Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với ký sinh trùng ghẻ, người bệnh cũng có thể bị ghẻ nước thông qua con đường tiếp xúc gian tiếp. Các yếu tố gián tiếp làm lây lan ghẻ nước bao gồm:

  • Sử dụng chung các vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh hoặc ngủ chung giường.
  • Sinh sống trong môi trường tập thể, đông đúc thiếu sạch sẽ, đây là nguy cơ nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm ngoài da không riêng chi bệnh ghẻ nước.
  • Các hành động cầm tay, bắt tay, ôm, chạm nhẹ vô tình khiến ký sinh trùng tân công mà khôn hay biết.
  • Hoặc ký sinh trùng từ cơ thể thú cưng khi nuôi trong nhà nếu bạn ôm, giỡn với nó nhiều khi chúng đang bị ghẻ nước.

Tiếp xúc da trực tiếp

Tiếp xúc trực tiếp là cách phổ biến nhất để một người có thể bị nhiễm ghẻ nước. Ký sinh trùng ghẻ có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với da của người bệnh. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ghẻ nước bao gồm:

  • Sống trong môi trường ô nhiễm, bẩn, ẩm thấp, không sạch sẽ, thiếu sáng.
  • Nguồn nước uống bẩn, không đảm bảo an toàn sạch sẽ.
  • Thói quen lười tắm, tắm không sạch sẽ hoặc hay đi tắm sông, ao hồ (gặp nhiều ở trẻ em nông thôn)
  • Tiếp xúc với nguồn đất bẩn mà không mang quần áo bảo hộ lao động.

Quan hệ tình dục

Bệnh ghẻ nước qua quan hệ tình dục không chỉ ảnh hưởng đến chuyện giường chiếu mà gây nên nhiều triệu chứng khó chịu. Bởi vì người bệnh thường không thấy bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh nào cả. Điều này gây khó khăn cho công tác điều trị và phòng ngừa bệnh.

Trẻ bị ghẻ nước phải làm sao?

tre-bi-ghe-nuoc-phai-lam-sao

Nên vệ sinh da và chỗ ở của trẻ

Để phòng ngừa ghẻ nước bùng phát trở lại, mọi người cần giặt giũ thật sạch quần áo, chăn, màn, chiếu, ga trải giường, gối… Để đảm bảo diệt khuẩn thì người bệnh có thể nhúng nước sôi, phơi nắng cho thật khô, là nóng trước khi mặc quần áo hay sử dụng. Tránh cho bé sử dụng chung quần áo với các trẻ khác.

Bên cạnh đó, mẹ cần phải vệ sinh da cho bé bằng nước muối thường xuyên để trị ghẹ nước. Có thể tự pha nước muối loãng để kháng khuẩn, vì tinh chất mặn của muối sẽ giúp đầy lùi các vi khuẩn gây bệnh cũng như các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra và tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ đang tồn tại dưới da.

Đồng thời, thành phần khoáng chất bên trong nước muối như natri, kẽm, vitamin,… còn có tác dụng kích thích tái tạo da và làm lành các tổn thương trên da. Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng muối pha loãng với nước ấm sử dụng để tắm mỗi ngày cùng có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả.

Bị ghẻ nước kiêng gì?

Tránh ăn hải sản: vì có chứa khá nhiều protein, nhưng trong đó cũng có những protein lạ nó thường gây kích ứng, dị ứng cho da. Do đó, những ai từng dị ứng hải sản hoặc chưa cũng nên hạn chế ăn trong thời gian bị ghẻ nước để tránh làm tăng cảm giác ngứa và kích thích mụn nước nhiều hơn.

Kiêng ăn gạo nếp: vì gạo nếp có tính ôn ấm, nếu ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong. Điều này có thể cản trở quá trình bình phục tổn thương trên da và khiến cho mụn nước dễ làm mủ và để lại sẹo xấu sau này.

Tránh ăn thịt gà: vì thịt gà có tính nóng, nếu ăn trong thời gian đang điều trị ghẻ nước có thể khiến tổn thương mưng mủ, lâu lành. Ngoài ra, một số người còn bị dị ứng với chất đạm trong thịt gà khiến cơn ngứa càng có cơ hội bùng phát dữ dội hơn.

Bỏ ngay các món cay, nóng mặn: Dù là ghẻ nước hay các vết thương khác thì mẹ cần bỏ ngay các món ăn vặt cay, chiên rán dầu mỡ bởi nó khiến vết thương khó lành và gây ra khó chịu hơn.

Trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì nhanh khỏi?

Cho trẻ tắm lá trầu không: Lá trầu không có tính kháng khuẩn cực mạnh, do đó nó thích hợp để điều trị bệnh ghẻ nước ở trẻ em vừa đảm bảo an toàn lại hiệu quả. Bạn chỉ cần hái một nắm lá trầu không mang đi đun cùng với nước sôi để các tinh dầu ra. Bạn có thể cho một tí muối trắng vào vì muối giúp sát khuẩn tốt, sau đó dùng để tắm cho bé thường xuyên ngày một bé sẽ nhanh chóng khỏi.

Tắm lá đào trị ghẻ cho bé: Lá đào vị đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, trừ phong thấp. Được Đông y sử dụng nhiều để trị cảm mạo phát sốt, loét da, mẩn ngứa, lở chân… cho người lớn. Lá đào cũng thường được dân gian sử dụng để trị ghẻ lở, mẩn ngứa, chữa viêm kẽ chân, chấy rận. Tương tự như trầu không, bạn chỉ cần một nắm lá đào vò sơ sau đó đun sôi với nước. Dùng nước để tắm cho bé ngày 1-2 lần sẽ giúp xoa dịu cơn ngứa và diệt khuẩn tốt.

Trị ghẻ bằng lá bạch đàn: bạn nên chọn lá bạch đàn kim (bạch đàn lá nhỏ) mang đi nấu với nước. Lá bạch đàn chứa chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh có thể tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng. Nhưng bạn chỉ nên tắm cho bé 2- 3 lần mỗi tuần thôi nhé, sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.

Trị ghẻ bằng lá đơn tướng quân: Đơn tướng quân là loài cây thân rỗng, ít phân nhánh có tác dụng tiêu độc, kháng khuẩn mạnh và chống dị ứng tốt. Dân gian thường dùng lá đơn tướng quân để trị ghẻ, viêm họng, thấp khớp, mề đay, mẩn ngứa… Dùng nắm lá tướng quân vò nát sau nấu nước để tắm. Nếu trẻ lớn thì dùng bã của lá chà khắp vùng da bị ghẻ còn đối với trẻ nhỏ thì không nên nhé. Sử dụng mỗi ngày một lần, kiên trì dùng từ 3 – 4 ngày liên tiếp để thấy hiệu quả.

Trẻ bị ghẻ nên bôi thuốc gì?

Ghẻ nước không phải là bệnh quá khó điều trị, nhưng nếu không áp dụng các phương pháp trị sớm để khắc phục có thể khiến ghẻ nước lan rộng sang vùng khác, đồng thời có nguy cơ nhiễm trung, viêm cơ cầu thận cấp. Do đó, trong giai đoạn phát hiện trẻ bị ghẻ nước, bố mẹ nên nhanh chóng xử lý và dùng thuốc bôi để kiềm hãm sự phát triển của virut. Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được dùng trị ghẻ nước phổ biến:

Sản phẩm Baby Skin hỗ trợ trị ghẻ nước ở trẻ em: đây là sản phẩm nổi tiếng của thương hiệu Quantum Care có tác dụng xoa dịu vết thương, giảm cơn đau rát và có tính sát khuẩn cực kỳ tốt. Sản phẩm được điều chế dành cho trẻ em, nên đảm bảo hoàn toàn an toàn tuyệt đối cho làn da cho các bé. Đặc biệt, nếu thường xuyên dùng Baby Skin còn giúp trẻ tránh được các bệnh giời leo, zona, thủy đậu, tay chân miệng… Để biết thêm chi tiết sản phẩm, liên hệ ngay đến hotline 0909.696.666 nhân viên sẽ hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.

baby-skin-ho-tro-dieu-tri-vet-thuong-kien-ba-khoang-dot-cho-tre-nho
Baby Skin hỗ trợ điều trị vết thương kiến ba khoang đốt cho trẻ nhỏ

Đa số các loại thuốc trị ghẻ nước đều là kháng sinh, các chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn này có thể gây ra một số kích ứng cho da. Chính vì vậy, đối với trẻ nhỏ bị ghẻ nước việc sử dụng các loại thuốc bôi không đảm bảo sẽ gây nguy hiểm cho làn da. Phụ huynh nên kiểm tra và mua thuốc bôi ghẻ nước uy tín, đầy đủ thành phần sản phẩm không nên mua thuốc không rõ nguồn gốc, không có thương hiệu.

Riêng đối với sản phẩm Baby Skin là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao. Bởi các sản phẩm tại Quantum Care đều được Bộ Y Tế kiểm định và chứng nhận an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Các thành phần trong sản phẩm không gây kích da, hay chứa bất cứ thành phần độc hại nào. Do đó mọi người hãy yên tâm sử dụng Baby Skin để hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ nước cho bé nhé.

quantum-care-duoc-bo-y-te-cap-giay-phep-chung-nhan
Quantum Care được bộ Y Tế cấp giấy phép chứng nhận

Một số cách chữa trị bệnh ghẻ nước tại nhà

Trị ghẻ nước bằng nước muối

Muối là gia vị cực kỳ tốt cho việc kháng khuẩn cho những bệnh ngoài da. Do đó, sử dụng nước muối để điều trị ghẻ nước giúp đẩy lùi và tiêu diệt các ký sinh trùng gây ghẻ nước. Bên cạnh đó, trong muối còn chứa nhiều khoáng chất tự nhiên có tác dụng kích thích và bảo vệ làn da chắc khỏe hơn. Để trị ghẻ bằng muois bạn có thể thực hiện 2 cách sau:

Ngâm vùng da bị ghẻ trong nước muối:

  • Đây là cách đơn giản cho bệnh ghẻ nước ở tay, chân.
  • Bạn chỉ cần chuẩn bị chậu nước sau đó cho ít muối vào hòa tan.
  • Sau đó cho tay, chân bị ghẻ nước vào ngâm trong vòng 15-20 phút.
  • Xong rửa lại nước sạch, nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để diệt khuẩn tốt.

Tắm nước muối chữa ghẻ nước:

  • Cách này được nhiều người áp dụng nhưng tắm nước muối rất dễ bị bắt nắng và đen da, do đó mọi người lưu ý trước khi thực hiện.
  • Bạn chỉ cần pha nước muối loãng cùng với nước ấm để sử dụng tắm mỗi khi tình trạng ngứa xuất hiện.
  • Tắm nước muối để chữa ghẻ, bạn nên kiên trì thực hiện cách này thường xuyên, mỗi ngày vài lần.

Sử dụng nha đam trị ghẻ nước

Đây là mẹo trị ghẻ nước tại nhà được khá nhiều người sử dụng bởi vì nó mang đến hiệu quả tốt và an toàn cho làn da. Bởi vì, thành phần hoạt chất bên trong gel nha đam có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra và hỗ trợ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, gel nha đam hoạt động như chất benzyl benzoate giúp điều trị bệnh ghẻ và rất an toàn đối với sức khỏe. Cách thực hiện như sau:

  • Lá nha đam đem gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài và lấy phần gel bên trong.
  • Thái gel nha đam thành lát mỏng và sử dụng để đắp lên vùng da bị ghẻ.
  • Thực hiện cách này 1-2 lần/ngày giúp đẩy lùi cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tuần để mang lại hiệu quả điều trị.

Lưu ý: đây là mẹo trị ghẻ nước đối với trẻ đã trưởng thành hoặc người lớn, còn đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì bạn không nên áp dụng vì có thể gây kích ứng cho da, khiến bé càng khó chịu hơn.

Uống nhiều nước và bổ sung dưỡng chất

Việc bổ sung nước mỗi ngày là điều cần thiết cho cơ thể, nhưng khi bị bệnh thì mọi người nên uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố ra ngoài, nâng cao sức khỏe để chống lại ký sinh trùng. Bên cạnh đó, nên bổ sung nhiều thực phẩm, rau cũ quả chứa vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch giúp bệnh nhanh chóng lành lặn.

Hi vọng với nội dung bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trẻ bị ghẻ nước nên bôi thuốc gì?. Đồng thời mang đến thông tin hữu ích để ông bố bà mẹ có thể chăm sóc cho các bé thật tốt khi không may bị ghẻ nước.

Có thể bạn quan tâm