Bị nhiệt miệng sưng lợi là một trong những tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Nếu không chữa trị nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt ở trẻ nhỏ bị nhiệt miệng sưng lợi mẹ cần phải làm gì bạn đã biết chưa? Hãy theo dõi bài viết sau đây, quantumcare.vn sẽ mách nhỏ cho bạn ngay nhé.

tre-bi-nhiet-mieng-phai-lam-sao
Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao

Vì sao trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi?

Nếu con của bạn đang bị nhiệt miệng gây sưng lợi rất có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây:

-Trẻ ăn quá nhiều đồ cay nóng, chất béo khiến cơ thể bị nóng nên bị viêm loét niêm mạc.

-Do trẻ bị sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy.

-Do trẻ bị căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật khiến hệ miễn dịch bị suy giảm nên vi khuẩn có cơ hội tấn công gây nên nhiệt miệng.

-Trẻ bị nhiễm trùng ái khí, kỵ khí, nấm cộng sinh làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể nên bị nhiệt miệng.

-Trẻ bị suy giảm chức năng gan, bị tổn thương gan nên hoạt động giảm đi, không thể lọc hết độc tố và chúng tích tụ lại lâu ngày gây nên viêm loét miệng.

-Trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin 12, iron.

-Trẻ bị nhiễm khuẩn do HSV, HHV, vi rút VZV, CMV… gây ra.

Xem thêm: Cách chữa trị nhiệt miệng bằng muỗi siêu hiệu quả

Phân biệt nhiệt miệng và tổn thương khoang miệng

Hiện vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa nhiệt miệng và các loại tổn thương khoang miệng. Sau đây quantumcare.vn sẽ cung cấp thông tin về từng loại bệnh để bạn có sự phân biệt rõ ràng hơn:

Nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một vét loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má, môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu. Một vết nhiệt miệng thường có dạng hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa, quanh viền màu đỏ. Mỗi vết loét ở mức khoảng một vài mm, nhưng có người bị đến 1 cm. Vết này hình thành và biến mất khoảng từ  10-15 ngày. Nhiệt miệng không lây lan nhưng chúng gây đau nhức, đặc biệt khi ăn và nói sẽ càng đau hơn.

Bệnh tưa lưỡi

Bệnh tua lưỡi cũng thường xuất hiện ở trẻ em, bệnh này có biểu hiện là lưỡi nổi những mảng trắng, có thể xuất hiện cả ở mép, niêm mạc miệng và kèm theo đó là những đường nứt nhỏ. Ban đầu bệnh nhân chỉ có một vài chấm nhỏ li ti nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã bị lan ra cả lưỡi, đóng thành mảng và chuyển xuống cuống họng khiến thanh quản và thanh môn gặp nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng

Một số người thường nhầm lẫn với bệnh tay chân miệng với nhiệt miệng nhưng hai bệnh này có đặc điểm khác nhau. Khi trẻ nhỏ hoặc người lớn xuất hiện những nốt đỏ trong miệng là nghĩ ngay đến bệnh tay chân miệng nhưng điều này chưa chắc. Vì thường khi bị tay chân miệng trẻ em sẽ có những biểu hiện liên hoàn như miệng có vết lở loét, tay chân bị nổi mụn, ngứa và đau.

Thường thì bệnh tay chân miệng không quá nguy hiểm nhưng ở một số trường hợp trẻ  bị tay chân miệng do virus enterp 71 có thể gây biến chứng phổi, não và tim. Còn lại nếu bị do virus Coxsakie 16 thì sẽ không gây nguy hiểm gì quá nặng, mụn sẩn sẽ biến mất sau 5-6 ngày. Chịu khó quan sát tí bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt giữa bệnh tay chân miệng và nhiệt miệng.

Ung thư khoang miệng

Nếu là ung thư khoang miệng ở giai đoạn đầu thì có ít cảm giác đau rát, khó chịu hoặc đau rát mức độ nhẹ. Bệnh nhân thường lầm tưởng rằng bị nhiệt miệng nên chủ quan không đi khám bác sĩ. Đến khi tổn thương lan tỏa, vết loét không liền, xuất hiện nhiều triệu chứng như khó ăn uống, khó nuốt, chảy máy, đau tai, có hạch ở cổ… thì các khối u khoang miệng đã quá lớn và dễ gặp nguy hiểm.

Vậy nên bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay khi khoang miệng có những vết loét không lành sau 2 tuần, bị tổn thương xơ xứng, chồi dạng bông cải trong miệng; có mảng trắng/ đỏ/ đen trong miệng, ổ nhổ răng không lành; hoặc răng bị lung lay không rõ nguyên nhân; hoặc trở ngại chức năng như khó nhai, khó nói, tăng tiết nước bọt…

Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi mẹ cần phải làm gì?

Hầu như tình trạng trẻ bị nhiệt miệng không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu. Bởi vậy mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng nhiệt miệng nhanh hơn:

-Cho trẻ xúc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ ngày đến khi vết lở lành lặn hẳn đi. Hoặc có thể cho trẻ súc miệng bằng nước củ cải ngày 3 lần để giảm nhanh triệu chứng nhiệt miệng.

-Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn dễ nuốt như cháo, súp và các món ăn thanh đạm, không quá cay và quá nóng.

-Cho trẻ uống nhiều nước hơn vì nếu thiếu nước tình trạng bị nhiệt miệng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

-Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chữa chứng nhiệt miệng, sát khuẩn, giúp vết thương mau lành và hạn chế tái phát.

Xịt nano Smart Fresh – Đánh bay nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ sẽ nhanh khỏi hơn nếu sử dụng sản phẩm xịt nano Smart Fresh của Quantum Care. Smart Fresh là sản phẩm dùng xịt vào khoang miệng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, sát khuẩn dành cho nhiều bệnh liên quan đến khoang miệng, trong đó có nhiệt miệng. Những hạt nano bạc thông minh sẽ giúp chúng ra xử lý hệ vi khuẩn, nấm nằm sâu trong niêm mạc miệng, lưỡi, vòm họng giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả.

Thành phần của Smart Fresh gồm Purified water, Alcohol, Acid acetic, Chitosan, Silver, nano, Carbon, Menthol, Sorbitol, Flavor. Khi bị nhiệt miệng, mẹ cho trẻ xịt khoảng 1 giờ/ lần cho đến khi khỏi bệnh. Sau khi tình trạng bệnh đã khỏi vẫn nên dùng nano xịt miệng 3-4 lần/ ngày để ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên với trẻ dưới 30 tháng tuổi cần thận trọng khi sử dụng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng.

Sản phẩm của Quantum Care được làm từ các hạt nano bạc thông minh có thể tiêu diệt hơn 1 triệu loại vi khuẩn, ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn giúp vết thương của người bệnh sát trùng và mau chóng lành lặn hơn. Sản phẩm không chứa paraben, không corticoid, không chấm cấm và an toàn cho người sử dụng. Rất nhiều khách hàng đã trải nghiệm và hài lòng với sản phẩm.

Một hình hình ảnh feedback khách hàng gửi về cho Quantum Care:

phan-hoi-cua-khach-hang-khi-dung-smart-fresh
Phản hồi của khách hàng khi dùng Smart Fresh
khach-hang-noi-gi-khi-dung-san-pham-smart-fresh-tri-nhiet-mieng
Khách hàng nói gì khi dùng sản phẩm Smart Fresh trị nhiệt miệng
smart-fresh-ho-tro-chua-nhiet-mieng-hieu-qua
Smart Fresh hỗ trợ chữa nhiệt miệng hiệu quả

Cách phòng bệnh nhiệt miệng cho trẻ

Để phòng bệnh nhiệt miệng cho trẻ, mẹ nên áp dụng những biện pháp sau đây:

-Thiết lập thói quen sinh hoạt hàng ngày cho bé như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ, không nên cho ăn quá no. Cho bé ăn đủ chất, ăn những đồ ăn có tính mát như rau xanh, dưa chuột, trà xanh, cà rốt, lê, cam…

-Cần vệ sinh răng miệng tốt cho bé, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc. Nên cho bé súc miệng với nước muối ấm hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng.

-Khi bé bị nhiệt miệng mẹ nên dùng mật ong cho bé ngậm hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn.

-Sử dụng xịt nano Smart Fresh của thương hiệu Quantum Care xịt vào khoang miệng cho bé để sát trùng răng miệng sạch, hỗ trợ tình trạng nhiệt miệng mau chóng lành lặn hơn, đồng thời ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát lại.

Vậy bạn đã giải đáp được trẻ nhỏ bị nhiệt miệng sưng lợi mẹ cần phải làm gì sau khi theo dõi bài viết sau đây của quantumcare.vn. Hy vọng bạn cảm thấy những thông tin trên hữu ích giúp mình tiếp thu được nhiều kiến thức. Đừng quên theo dõi website thường xuyên để cập nhật các tin tức khác bạn nhé. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại!

Xem thêm: