Bệnh tay chân miệng ở trẻ ngày càng phổ biến và có những biến chứng nguy hiểm nếu để lâu. Bên cạnh các phương pháp điều trị từ Tây Y thì phụ huynh cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, nó hỗ trợ giúp bệnh tay chân miệng ở trẻ nhanh chóng lành lặn hơn. Vậy nên ăn gì và kiêng gì khi trẻ bị tay chân miệng để nhanh khỏi bệnh? Hãy cùng quantumcare.vn tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em và chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi mắc bệnh ở nội dung bài viết bên dưới nhé!

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân và miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây ra và nó có thể lây từ người sang người theo đường hô hấp và đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ độ tuổi sơ sinh đến các bé 10 tuổi và thường gặp nhất là dưới 5 tuổi. Tác nhân gây nhiễm chủ yếu nhất là virut Coxsackie A-16, trong khi enterovirus 71 thì ít gặp hơn. Trong đó:

  • Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virut Coxsackie A-16 gây ra được xem à nhẹ nhất, bệnh có khả năng tự khục hồi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị.
  • Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virut enterovirus 71 thì có biến chứng nguy hiểm, nếu không nhanh chóng điều trị thì có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ em. Và trong thời gian vừa qua có rất nhiều trường hợp tay chân miệng do enterovirus 71 dẫn đến nhiều trường hợp tử vong.

Do đó, khi có con nhỏ dưới 5 tuổi, bố mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, để nhanh chóng kịp thời điều trị. Và dưới đây là các giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần lưu ý:

>> Ở giai đoạn đầu trẻ thường có dấu hiệu phổ biến như cảm cúm, đau họng, sốt nhẹ do đó nhiều người khó nhận biết được trẻ đã mắc bệnh tay chân miệng.

>> Đến sau khoảng 1-2 ngày tiếp theo, triệu chứng tay chân miệng ở trẻ dần xuất hiện. Trên cơ thể bé bắt đầu nổi bóng nước ở khu vực miệng, bàn tay, bàn chân, bên trong má hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

>> Lúc đầu, các bóng nước này chỉ xuất hiện vết nhỏ, mờ, nhưng sau dần chúng trở thành các nốt phồng rộp, bóng nước chứa đầy dịch và có thể vỡ ra, khiến trẻ rất đau rát. Sau 7-10 ngày các bóng nước này sẽ dần dần biến mất mà không cần chữa trị.

>> Tuy nhiên, đây là trường hợp nhẹ, đối với tay chân miệng do virut Ev71 gây nên thì kèm theo những biến chứng như sốt cao, co giật, bỏ ăn, tiêu chảy thì tốt nhất bố mẹ cho trẻ đến bệnh viện để nhanh chóng điều trị. Nếu kéo dài tình trạng này lâu sẽ dẫn đến suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật và dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Xem thêm: Tay Chân Miệng ở trẻ có để lại sẹo không

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Đối với bệnh tay chân miệng không có phương pháp đặc trị nào, vì bệnh thường có dấu hiệu tự phục hồi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh bố mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện để khám và xét nghiệm xem virut nào gây ra bệnh để có cách phòng tránh và chăm sóc tốt hơn. Mặc dù bệnh tay chân miệng ở trẻ không có đơn thuốc điều trị, nhưng thường bác sĩ sẽ cấp phát các thuốc bôi ngoài da nhằm hạn chế cơn ngứa, nóng rát khó chịu và đặc biệt lành sẹo.

Mọi người có thể sử dụng các sản phẩm như Babay Skin, Smart Skin, Smart Fresh, đây là 3 dòng sản phẩm khá an toàn và mang đến hiệu quả tốt cho làn da bé. Nó hỗ trợ làm sạch các bóng nước, diệt vi khuẩn, virut, ngăn ngừa tình trạng virut phát triển và tình trạng lây lan. Đồng thời giúp cung cấp độ ẩm và giúp làm dịu làn da, hạn chế đau rát, khó chịu cho trẻ. Sản phẩm với thiết kế dạng xịt nên rất dễ sử dụng và mang đến hiệu quả an toàn cho trẻ. Để biết thêm thông tin sản phẩm, các bạn có thể ghé quantumcare.vn để được hỗ trợ tư vẫn nhé.

Đặc biệt, đối với những trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ nên hạn chế tiếp xúc với những trẻ xung quanh để tránh lây lan. Tại nhà, cha mẹ cần lưu ý xử lý chất thải của bé, khử khuẩn, dùng găng tay, khẩu trang tránh bị truyền nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra, các vật dụng như bát, đũa, thìa của bé cũng cần được giữ vệ sinh bằng cách rửa sạch để tránh lây bệnh cho các thành viên trong gia đình. Và chú ý tới chế độ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em an toàn và hiệu quả

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Nên ăn gì khi trẻ bị tay chân miệng

Khi trẻ bị tay chân miệng, mẹ cần tăng cường các dưỡng chất trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, sẽ hỗ trợ bệnh hồi phục cũng như hạn chế được những cơn đau rát khó chịu.

Trong thời gian này trẻ thường có dấu hiệu rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt là biếng ăn, do đó mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ ăn, đặc biệt là cháo. Nên cho bé ăn các món cháo dễ ăn khi bị tay chân miệng như:

Cháo lươn đậu xanh: Trong thịt lươn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ như vitamin nhóm A, B1, B6, sắt, canxi, natri,… đồng thời lươn còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. Mẹ có thể nấu cháo lươn theo cách sau:

  • Làm sạch lươn: Làm sạch chất nhờn của lươn, sau đó tiến hành tách xương và thịt ra 2 phần riêng biệt. Phần xương mang nấu nước dùng để cháo thêm ngọt. Thịt lương mang đi ướp và xào cho xăn lại.
  • Đậu xanh ngâm nước, bóc vỏ và ngâm khoản 15 phút để đậu mềm.
  • Gạo: vo sạch ngâm khoảng 15p rồi cho lên bếp nấu, cho cả đậu xanh và nấu chung để đậu và gạo được mềm.
  • Cháo chín: cho lươn đã xào vào, khuấy đều và đợi 5-7 phút thì nếm xem có vừa miệng không, sau đó cho thêm hành ngò và tắt bếp.

Cháo sườn bí đỏ:

  • Sườn heo rửa sạch, chặt khúc. Bí đỏ gọt vỏ, luộc chín, nghiền nhuyễn.
  • Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước, nấu chín mềm.
  • Tiếp theo, cho sườn heo, bí đỏ vào cùng, khuấy đều. Nêm gia vị 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu cho vừa ăn, nấu thêm 10 phút.
  • Tắt bếp, múc cháo ra chén. Trang trí thêm hành lá, ngò rí cắt nhỏ lên trên và dùng nóng.

Cháo gà hạt sen:

  • Hạt sen tươi mang đi luộc cho chín nhừ sau đó tán nhuyễn
  • Thịt gà luộc chín, gỡ thịt có thể bằm hoặc xay tùy vào độ tuổi của bé.
  • Dùng nước luộc gà cho thêm nắm gạo vào nấu cho cháo chín.
  • Phi thơm hành, cho thịt gà vào xào, cho thêm một ít nước mắm, vài hạt tiêu để thịt thêm thơm.
  • Tiếp theo cho cháo vào thịt gà, hạt sen tán nhuyễn vào và đun sôi vài phút và bỏ thêm hành ngò vào rồi tắt bếp.

Cháo cá hồi:

  • Cá hồi rửa sạch, mang chần qua nước sôi sau đó gỡ phần thịt ra hoặc có thể giã nhuyễn sẽ giúp cháo ngọt hơn.
  • Lấy phần luộc cá hồi để nấu cháo, cho nắm gạo và có thể cho thêm vài cục bí đỏ để món cháo thêm ngon.
  • Phi hành thơm, cho cá hồi vào xào thơm, nêm gia vị cho vừa ăn, sau đó cho cháo đã nấu chín vào khuấy đều để thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Trẻ bị tay chân miệng nên cho ăn nhiều cháo để cung cấp dinh dưỡng

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên bổ sung trứng vào thực đơn cho bé và các loại trái cây như chuối, cam, táo, thanh long, dưa hấu, các loại đậu, sữa chua, đặc biệt là không thể thiếu sữa. Tay chân miệng là bệnh có triệu chứng đặc trưng với các vết loét xuất hiện ở lợi và lưỡi khiến bé khó nhai, nuốt. Chính vì vậy, một ly sữa mát sẽ giúp làm dịu các vết loét và làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn. Không những vậy, sữa còn có chứa nhiều protein, giúp bé mau hồi phục, đồng thời cung cấp nước để bù lại lượng nước bị mất cho cơ thể.

Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng gì?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày đảm bảo dinh dưỡng ra, thì các bậc cha mẹ cần chú ý một số kiêng cử để trẻ nhanh chóng lành bệnh:

Không nên kiêng nước: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng trẻ bị tay chân miệng cần kiêng tắm để không làm ảnh hưởng đến các mụn nước. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm khác.

Không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng và quá nóng: Việc cho con ăn những món quá cứng và nóng sẽ khiến miệng bé bị đau, không nuốt được thức ăn, từ đó làm con có tâm lý sợ ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu trẻ không muốn ăn, bạn cũng không nên ép vì như vậy sẽ làm bé quấy khóc và mệt mỏi hơn.

Cách ly trẻ: Đây là điều đầu tiên bạn cần làm. Nếu trẻ đang đi học, bạn nên cho trẻ nghỉ học ngay để tránh lây lan cho những trẻ khác. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh môi trường sống để tránh tạo thành ổ dịch.

Hi vọng với những thông tin bài viết Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì đã giúp bố mẹ có cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng hiệu quả hơn, đồng thời có chế độ dinh dưỡng tốt để bé nhanh chóng lành bệnh.

Có thể bạn quan tâm: