Rết là côn trùng không quá xa lạ và có lẻ mọi người khá sợ hãi khi bắt gặp con này vì nó cắn thường gây đau nhức vô cùng khó chịu. Vậy bạn có biết vết rết cắn trông như thế nào không? và làm gì khi bị rết cắn? Hãy đến với quantumcare.vn, chúng tôi sẽ giúp bạn gỡ rối vấn đề thắc mắc cũng như đưa ra những biện pháp hiệu quả xử lý rết cắn. Cùng xem nhé!

Dấu vết rết cắn trông như thế nào?

Đôi nét về con rết

Rết hay còn gọi là con rít là con vật thuộc nhóm động vật chân khớp trong phân ngành nhiều chân. Rết là động vật thân đốt, thon dài ở mỗi đốt có một đôi chân, số lượng chân của rết khá đa dạng nhưng thông thường từ 20 đến 300 chân.

Đặc biệt, số cặp chân của rết luôn là số lẻ, ví dụ nó có thể là 15 cặp hoặc 17 cặp, nhưng không bao giờ có 14 cặp hay 16 cặp. Rết là động vật ăn thịt và một đặc điểm để nhận thấy của rết đó cặp kìm ở trước miệng có thể tiết nọc độc vào kẻ thù, được hình thành từ một cặp phần phụ miệng.

Con rết thường có màu nâu sậm, hoặc nâu đỏ, có đầu tròn hoặc dẹt, mang một đôi râu ở phần trước của đầu. Chúng có một cặp hàm trên dài và hai cặp hàm dưới. Cặp hàm dưới đầu tiên mọc từ môi dưới và mang xúc tu ngắn. Cặp chân hàm đầu tiên kéo dài từ cơ thể ra phía trước để che phủ phần còn lại của miệng. Đầu chân hàm nhọn, mang ngòi độc để tiết nọc độc vào con mồi.

Môi trường sống của rết khá đa dạng từ rừng mưa nhiệt đới đến tận các sa mạc. Hiện nay, trên thế giới có đến 8 ngàn loài rết khác nhau, trong đó có khoản 3 ngàn loài đã được mô tả. Rết là một trong những loài săn mồi không xương sống to lớn nhất trên cạn và đóng góp đáng kể trong sinh khối của các loài săn mồi trong các hệ sinh thái trên cạn.

Xem thêm: Bị côn trùng cắn nên bôi thuốc gì nhanh khỏi nhất

Bị rết cắn có sao không?

Con rết là con vật nhiều người khiếp sợ, đặc biệt là vô tình bị nó cắn. Nhiều người lo ngại băn khoăn rằng rết cắn có bị sao không? Rết là côn trùng có độc, nó có thể giết chết được nhiều con mồi. Và rết cắn có độc hay không còn tùy thuộc vào mỗi loài, bởi những loài rết ở khu rừng nhiệt đới, sa mạc… nọc độc cực kỳ mạnh nó có thể giết chết chúng ta.

Còn đối với một số loài rết ở Việt Nam thì tương đối nhỏ, nọc độc cũng không quá mạnh. Khi bị rết cắn, chất độc sẽ tiết qua hàm răng phía trước, sẽ gây cho người cắn đau nhức, sưng đỏ lên, nếu nặng có thể kèm theo nôn mửa hoặc nặng hơn. Nhưng có một số người phản ứng với nọc độc của rết, khi bị rết cắn lại không có bất cứ dấu hiệu gì cả, chỉ hơi sưng đỏ nhẹ mà thôi.

Tùy vào mỗi trường hợp và cơ địa mỗi người mà rết cắn có nguy hiểm không. Trong trường hợp, khi bị rết cắn, nếu vết cắn nhẹ, gây dị ứng da, bạn chỉ cần rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, sau đó bôi dầu gió. Bạn cũng có thể kết hợp chườm lạnh tại chỗ giúp giảm đau và giảm sưng.Nhưng nếu trường hợp rết cắn với lượng nọc độc mạnh thì người bị cắn có thể dẫn đến chóng mặt, sốt, co giật, nếu phát hiện người bị cắn lên cơn sốt thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp. Khi rết cắn rất đau nhức, người nhà tuyệt đối không nên xoa bóp vùng bị cắn, như vậy sẽ khiến nọc độc phát tán nhanh hơn.

Chưa có trường hợp nào rết cắn gây nên chết người, tuy nhiên chúng ta cũng hết sức cẩn thận ở trẻ em, vì sức đề kháng trẻ còn khá yếu đôi khi không thể chống cự lại lượng nọc độc mạnh. Mặc dù, đây là côn trùng đáng sợ, tấn công con người, nhưng trong đông y nó cũng mang đến tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cực kỳ hiệu quả. Người ta thường bắt rết ngâm rượu cùng với nhân sâm và một số thảo dược khác dùng để bôi ngoài da để trị các cơn đau xương khớp, chữa mụn nhọt…

Vết rết cắn trông như thế nào?

Vũ khí để rết tấn công con mồi đó chính là nhờ cặp kìm đầu tiên ngay sau đầu. Và khi rết cắn thường có dấu 2 chấm đỏ trên da, đây cũng như 2 dấu răng của rết. Ban đầu vết cắn trông rất tỏ, nhưng khoản chừng 15-20 nơi bị vết cắn sẽ đỏ, sưng tấy lên và bắt đầu kèm theo các dấu hiệu như:

  • Đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, có thể gây hoại tử nông tại vết cắn kéo dài vài tuần.
  • Có thể dẫn đến sốt, đau nhức toàn thân, buồn nôn, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, mất sức.

Ngay sau khi bị cắn sưng đau sau đó giảm dần nhưng sưng có thể kéo dài 1-2 ngày. Hầu hết các triệu chứng tại chỗ tự giảm dần trong vòng 1-2 ngày. Triệu chứng toàn thân nếu có kéo dài 4-5 giờ.

Rết cắn thường để lại 2 dấu đỏ do cặp kìm độc gây ra

Làm gì khi bị rết cắn?

Đa phần thì rết cắn không cần phải nhập viện, tuy nhiên nếu ở trẻ nhỏ thì cần đi bác sĩ để cho thuốc uống làm giảm đau, ngăn chặn cơn sốt, co giật ở trẻ. Còn đối với người trưởng thành, nếu rết cắn gây vết thương nhỏ, thì nên rửa qua nước ấm sau đó dùng dầu gió bôi lên vết thương để giảm cơn đau là được.

Còn đối với trường hợp nọc độc rết mạnh khiến cho người cắn sưng to, đau nhức dữ dội thì nên áp dụng các cách chữa trị từ dân gian, nó sẽ làm giảm cơn đau, sưng tấy đi, cụ thể như:

  • Dùng nước dãi của gà hoặc ốc bôi lên vết rết cắn, nó có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của rết, sẽ giúp vết cắn không đau nhức.
  • Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.
  • Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.
  • Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.
  • Dùng tỏi giã nát, đắp lên vết cắn, tỏi có tính kháng khuẩn cực mạnh do đó sẽ hạn chế cơn đau hiệu quả.
  • Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.
  • Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.
  • Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.
  • Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.
  • Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.
  • Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.

Bên cạnh bài thuốc dân gian, bạn có thể sử dụng sản phẩm SMART SKIN dùng để xịt lên vết rết cắn, sản phẩm có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ vết thương và ngăn nhiễm khuẩn. Hơn hết, SMART SKIN cung cấp độ ẩm, xoa dịu cơn đau nhức, hạn chế sưng tấy cực kỳ hiệu quả. Sản phẩm được khá nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị trong những trường hợp bị côn trùng cắn, chích đốt… Để biết thêm thông tin và cách sử dụng sản phẩm, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến quantumcare.vn để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Hi vọng với bài viết: vết rết cắn trông như thế nào đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc cũng như có thêm kiến thức để xử lý rết cắn kịp thời, làm giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Rết là côn trùng không quá nguy hiểm nhưng vết cắn rết khiến đau, nhức vô cùng khó chịu, do đó mọi người hết sức cẩn thận vào thời điểm giao mùa, rết thường xuất hiện trong nhà nhé.

Tham khảo thêm: