Khá nhiều người bị kiến ba khoang cắn nhưng lại lầm tưởng mình đang bị bệnh khác nên bôi thuốc không đúng khiến vết thương trở nên tệ hại hơn. Bởi vậy chúng ta cần tìm hiểu thông tin để nhận biết dấu hiệu cũng như biết được bị kiến ba khoang đốt nên bôi thuốc gì nhanh khỏi và không để lại sẹo. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây, quantumcare.vn sẽ giải đáp ngay cho các bạn nhé.

nhung-dieu-can-biet-ve-kien-ba-khoang
Kiến ba khoang và những lưu ý

Cảnh báo: Độc tố của kiến ba khoang bằng 12-15 nọc độc của rắn hổ.

Kiến ba khoang là gì?

Tên khoa học: Paederus fuscipes, thuộc họ Staphilinidaem, bộ cánh cứng.

Tên gọi khác: kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến nhốt, kiến cong…

Đặc điểm nhận dạng:

  • Thân hình thon dài như hạt thóc
  • 3 đôi chân
  • Bụng có đốt
  • Đuôi thon dài
  • Chạy nhanh
  • Bay nhanh.

Kiến có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc có óng ánh màu xanh. Đầu của kiến nhỏ, có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước.

Có một cái đầu đen, sau bụng và elytra và một phần ngực mài đỏ, phía trước bụng trong xen kẽ màu đen – đỏ – đỏ- đen, tương ứng với đầu – ngực – elytra – trước bụng – sau bụng.

Kiến ba khoang sống ở đâu?

Kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, công trình xây dựng hoặc kiến ba khoang ở chung cư… Nó còn được tìm thấy tại các khu trường học, ký túc xác, khu ở trọ, nhà tập thể công nhân ngoại ô thành phố…

Đến mùa mưa, bão lụt kiến ba khoang di chuyển đến những nơi khô ráo hơn. Vào ban đêm chúng theo các loại côn trùng khác, theo ánh đèn vào nhà. Khi bất thường, kiến ba khoang tăng kích thước bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp. Thế kiến ba khoang biết bay không? Thực tế chúng không chỉ chạy nhanh mà còn bay được đấy nên rất nguy hiểm.

Bị Kiến ba khoang cắn có sao không

Theo các chuyên gia cho biết, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người giống như nọc rắn. Khi không đốt người nhưng chất độc của kiến ba khoang phóng ra khi bị tác động, chà xát hoặc bị giết cũng làm tổn thương đến da người gây nên bỏng da, viêm da.

kien-ba-khoang-can-co-nguy-hiem-khong
Kiến ba khoang cắn có sao không?

Vị trí trên cơ thể người thường dễ bị kiến ba khoang đốt gồm cổ, mặt, cánh tay, cẳng tay, cẳng chân hoặc bị tại vùng kín do bám vào quần áo… Nạn nhân có thể bị một tổn thương hoặc nhiều tổn thương da khác nhau tùy vào vị trí btiếp xúc như thế nào. Có thể bị vết thương đối xứng hoặc bị nhiều nơi khác nhau trên cơ thể.

Vào 24 giờ đầu khi tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang, vùng da của nạn nhân sẽ bị đốt sưng và ngứa nghiêm trọng. Sau 2-3 ngày vùng da đấy sẽ đỏ dần và sưng phình ra, xuất hiện các mụn nước nhỏ như mụn nước bị phỏng. Sau đó mụn nước sẽ vỡ ra và tụ lại tạo thành dạng vết thương hình dạng giống vết bỏng.

Tính chất của thương tổn do bị kiến ba khoang đốt hoặc do tiếp xúc với độc tố của nó là những ban đỏ, mụn nước, mụn mủ, chợt loét nông trên da cũng giồng như viêm da do ấu trùng bướm nhưng ở cấp độ nặng hơn. Bởi vậy khi thấy kiến ba khoang chúng ta không nên dùng tay đập hoặc chà xát giết chúng, vì như vậy chất độc trong cơ thể chúng cũng đủ khiến da của chúng ta bị thương.

Vết thương Kiến ba khoang cắn như thế nào

Như đã nói trên vết thương kiến ba khoang đốt gây nên tổn thương nghiêm trọng ngoài da cho nạn nhân. Nguy hiểm hơn sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Nếu kiến đốt trên cơ thể, tay chân có thể gây nên những biến chứng như loét, sẹo xấu, sẹo thâm.

Kiến đốt tại bộ phận sinh dục có thể gây loét tổn thương vùng da đấy nếu không được điều trị đúng cách. Nếu kiến ba khoang đốt ở mắt hoặc tiết dịch tiết ngay tại mắt có thể gây ra phù nề, tổn thương giác mạc, ảnh hưởng nguy hiểm đn giác mạc, từ đó khiến thị giác bị giảm sút.

Hình ảnh chia sẻ của một số nạn nhân bị kiến 3 khoan đốt

Bị kiến ba khoang cắn có lây không?

Theo chuyên gia da liễu cho biết, khi bị kiến ba khoang cắn, những tổn thương mụn nước hay lở loét trên da là do huyết thanh của cơ thể và không có khả năng lây lan cho người khác. Tuy nhiên người bệnh thường dùng ray gãi lên vết thương khiến gây trầy xước, làm tổn thương ngày càng nặng hơn.

Mặt khác, khi tay của chúng ta không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, bụi bẩn gây hại cho những vùng vết thương hở nên có thể dãn đến nhiễm trùng da khiến tổn thương ngày càng bị lan rộng ra hơn. Vậy nên người bị kiến ba khoang cắn không có khả năng lây cho người khác nhưng lại có thể lan rộng trên khắp cơ thể của chính mình.

Kiến ba khoang cắn nên làm gì?

Khi bị kiến ba khoang cắn bạn nên xử lý vết thương tạm thời trước khi đến bệnh viện, cụ thể như sau:

  • Loại bỏ côn trùng, không dùng tay trần để bắt, giết, miết.
  • Rửa vùng da tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng rồi dùng thuốc sát trùng nhẹ.
  • Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ thì dùng dung dịch phù hợp để bôi lên vết thương để sát khuẩn.
  • Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch thì dùng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa để bôi để vết thương mau lành lặn hơn.
  • Khi vết thương đã phỏng rộp, tùy vào từng mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Nếu chỉ cần sát trùng nhẹ, bệnh tự giới hạn. Còn nếu tình trạng trung bình hoặc nặng hợ thì cần bôi thuốc dịu da, corticosteroid bôi, uống kháng histamine, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bị bội nhiễm.

Bị kiến ba khoang đốt thì bôi gì?

Khi bị kiến ba khoang đốt thì bạn không nên tự ý bôi thuốc đặc trị mà chỉ nên xử lý vết thương cơ bản rồi đến bệnh viện để nhận sự chữa trị của các bác sĩ chuyên khoa. Và chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một sản phẩm có chức năng hỗ trợ sát khuẩn, tránh để vết thương bị nhiễm trùng  ngăn ngừa để lại sẹo về sau. Sản phẩm này thuộc thương hiệu QuanTum Care gồm loại Smart Skin (dành cho người lớn) và Baby Skin (dành cho trẻ em).

thuoc-boi-kien-ba-khoang-dot
Thuốc bôi kiến ba khoang đốt

Hai loại trên của QuanTum Care được nghiên cứu và làm từ những hạt Nano bạc thông minh có khả năng tiêu diệt hơn 1 triệu loại vi khuẩn. Khi bị kiến ba khoang đốt xịt sản phẩm lên vết thương sẽ giúp hỗ trợ sát khuẩn, làm sạch ngăn không cho vi khuẩn lây lan đến vùng da khác. Đồng thời làm dịu da rất hiệu quả, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn hơn nhé.  

Phản hồi từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm của QuanTumCare

Phân biệt kiến ba khoang và bệnh zona thần kinh

phan-biet-kien-ba-khoang-va-benh-zona
80% mọi người thường nhầm lẫn 2 loại bênh này

Cùng SMART SKIN bổ sung kiến thức mỗi ngày để bảo vệ sức khoẻ chúng ta và cả nhà nhé . Viêm da tiếp xúc gây ra bởi côn trùng nhưng chẩn đoán nhầm thành zona là rất phổ biến, theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhầm lẫn lên đến 80,4%.

Viêm da tiếp xúc gây ra bởi côn trùng

Biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện sau khi ngủ dậy, ngay tại các vùng như: cổ mặt, tay chân,.. dấu hiệu như: viêm đỏ giống như vết cào xước, có xu hướng tạo thành vệt dài. Cảm giác: ít ngứa, bỏng rát, phù nhẹ, có trường hợp nhiều mụn nhỏ có màu vàng nhạt giống như mụn mủ

Điều trị: đúng cách khoảng 5 đến 7 ngày tổn thương sẽ khô, toàn trạng thường không mấy thay đổi, có thể bội nhiễm hoặc lan rộng và thành dịch.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng.

Bệnh Zona

Nguyên nhân:

  • Do virus herpes zoster, zoster, shingles, Varicella – Zoster gây ra
  • Tiền sử người bị thủy đậu trước đây, virus tiềm ẩn tại các hạch thần kinh và tái phát thành bệnh khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch thì bệnh sẽ tái phát.

Nhận biết:

  • Sốt nhẹ, kèm nhức đầu
  • Mệt mỏi, đau xương sống, nhức dọc theo dây thần kinh vùng da chuẩn bị nổi thương tổn, chỉ xuất hiện 1 bên
  • Mụn nước dính chùm
  • Đau nhức không ngứa
  • Vị trí liên sườn

Bị kiến ba khoang đốt nên ăn gì?

Bị kiến ba khoang đốt hầu như mọi người đều thắc mắc không biết nên kiêng ăn gì. Theo trả lời của chuyên gia thì khi bị kiến ba khoang đốt không cần kiêng cử ăn uống gì cả mà chỉ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh để chống chọi với tổn thương tốt hơn.

Nên Ăn:

  • Trái cây, hoa quả tươi
  • Rau xanh
  • Uống nhiều nước
  • Bổ sung vitamin C, A, E

Kiêng kị:

  • Bôi lá
  • Không tự ý mua thuốc điều trị

Cách đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà

-Khi gặp kiến ba khoang bạn không nên chà xát hoặc giết chúng vì như thế sẽ khiến độc tố trong người chúng tiết ra gây tổn thương đến da của mình. Thay vào đó bạn nên áp dụng các biện pháp sau đây để đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà, phòng ngừa sự gây hại của chúng:

phong-ngua-kien-ba-khoang
Phòng ngừa kiến ba khoang

-Cách đuổi kiến ba khoang hiệu quả là bạn nên thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng để loại bỏ kiến ba khoang, ngoài ra còn loại trừ các loại côn trùng khác như muỗi, rệp, gián…

-Không nên mở các cửa hoặc bật điện quá sáng vào ban đêm nhằm tránh sự thu hút của kiến cũng như các loại côn trùng khác. Tại các vùng chung cư thì cần bố trí đèn hợp lý, nhà xa những bóng đèn đường lớn, trong nhà dùng đèn ánh vàng, ánh sáng nhẹ.

-Trước khi đi ngủ nên mắc màn để hạn chế sự tiếp xúc với kiến ba khoang. Cần giũ sạch chăn màn, gối để kiến ba khoang không ẩn nấp được trên giường.

-Có thể dùng bẫy kiến ba khoang bằng cách dùng ánh sáng mạnh thu hút chúng đến vị trí cố định nào đó, và phía dưới bạn hãy đặt chậu nước hoặc dùng băng dính để bẫy kiến.

-Nếu bạn chưa biết kiến ba khoang sợ gì thì nên trồng sả, dạ hương quanh khu vực mình sinh sống để xua đuổi kiến ba khoang vì loại côn trùng này rất sợ những loại cây đấy.

-Trước khi mặc quần áo bạn nên rũ mạnh để kiến ba khoang nếu có ấn nấp sẽ bị rơi ra ngoài. Và khi bị kiến ba khoang đốt thì không nên giết ngay mà hãy thổi nhẹ để kiến rơi khỏi cơ thể của mình.

Vậy chúng tôi đã giải đáp giúp bạn bị kiến ba khoang như thế nào, nên bôi thuốc gì, ăn gì đồng thời cung cấp các thông tin hữu ích khác về loại côn trùng này để bạn nắm bắt rõ hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hãy thường xuyên theo dõi website quantumcare.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức khác nữa nhé.