Vết thương hở, vết thương khó lành thường sẽ gây rất nhiều bất lợi và khó khăn cho người bị thương. Do vậy mà việc dưỡng thương và sử dụng đúng sản phẩm điều trị thì chắc chắn sẽ giúp ngắn thời gian bị thương một cách tốt nhất. Trong bài viết ngày hôm nay, quantumcare.vn sẽ giới thiệu cho mọi người loại thuốc xịt vết thương mau lành nhanh khô để mọi người cùng tham khảo nhé.

Cách sơ cứu vết thương hở, vết thương bị chảy máu

Vết thương hở có nhiều loại, nhiều kiểu dáng nhau. Đó có thể là vết thương do một vật dài sắt nhọn đâm phải cũng có thể vết thương do tai nạn gia thông, tai nạn lao động gây ra. Tùy theo nguyên nhân và độ tiếp xúc giữ da với vật gây ra vết thương mà nó sẽ có mức độ bị thương nặng hay nhẹ, có những vết thương chỉ trầy xước thông thường nhưng cũng có những vết thương rất đau, sâu vào da và ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong da, gây nhiều hậu quả nguy hiểm.

Việc bị thương là điều mà chúng ta không hề mong muốn, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng ta sẽ không thể tránh khỏi nó được cho nên việc bạn cần nắm đầu tiên đó chính là sơ cứu vết thương hở, vết thương chảy máu đúng cách. Nếu vết thương hở được sơ cứu đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất máu cũng như hạn chế các biến chứng xảy ra, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành.

cach-so-cuu-vet-thuong-ho-vet-thuong-bi-chay-mau
Cách sơ cứu vết thương hở, vết thương bị chảy máu

Làm sạch bàn tay

Trước khi tiến hành sơ cứu thì bạn nên rửa sạch tay với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi tiến hành sơ cứu vết thương để tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Nếu có thể bạn nên sử dụng găng tay cao su loại sử dụng một lần nếu như tiến hành sơ cứu vết thương cho người khác.

Cầm máu

Sử dụng một miếng băng hoặc vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết thương hở sau đó dùng lực vừa phải ép trực tiếp vào vết thương để cầm máu. Khi tiến hành cầm màu thì bạn nên nâng cao vùng tổn thương hơn mức của tim nhằm giảm áp lực máu tới khu vực này.

Làm sạch vết thương

Tiếp theo bạn tiến hành rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối trong 5 – 10 phút. Nếu vết thương có những mạnh vụn đâm vào thì bạn nên dùng nhíp để lấy những mảnh vụn đó ra ngoài. Còn nếu như vết thương do một dị vật đâm saau vào thì không nên tự ý rút ra mà phải dùng khăn vải quấn thành vòng đệm xung quanh dị vật rồi đưa người bị thương đến ngay bệnh viện để bác sĩ hoặc nhân viên y tế xử lý.

Sử dụng thuốc

Bước sử dụng thuốc cho vết thương hở là điều cần thiết vì nó sẽ giúp vết thương giảm viêm, giảm đau rát và khó chịu. Nó cũng sẽ giúp cho vết thương mau chóng lành lặn hơn, Tùy theo mức độ vết thương, nguyên nhân gây ra vết thương hở mà bạn có thể sử dụng loại thuốc phù hợp, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì một loại thuốc nào đó.

Băng kín vết thương

Sau khi đã sử dụng thuốc thì bạn nên băng bó cẩn thận cho vết thương để giúp cho vết thương cầm máu cũng như giữ vệ sinh sạch sẽ cho vết thương, không cho vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên lưu ý không nên băng bó quá chặt vì nó có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng lưu thông máu, vết thương lâu lành. Nếu thấy máu thấm qua băng gạc thì tốt nhất là bạn nên quấn thêm một lới băng gạc khác chứ không nên tháo ra để quấn lại như ban đầu.

Thay băng và theo dõi tình trạng vết thương

Khi chăm sóc vết thương tại nhà thì bạn có thể tiến hành thay băng hàng ngày sau 2 ngày đầu khi bị thương. Rửa vết thương và bôi thuốc mỗi lần thay băng. Khi chăm sóc vết thương hở tại nhà thì bạn cũng nên quan sát tình trạng vết thương và tình trạng sức khỏe của cả người bị thương. Nếu như vết thương xuất hiện tình trạng sưng đỏ lan rộng, đau nhức, có mủ hoặc bị sốt,… thì đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng nguy hiểm.

Những vết thương hở như thế nào thì nên đến bệnh viện?

Không phải vết thương nào bạn cũng có thể tự sơ cứu tại nhà. Đối với những vết thương trầy xước, vết thương hở nhẹ thì bạn có thể tự sơ cứu hoặc nhờ người khác sơ cứu nhưng đối với những vết thương hở nặng, vết thương bị đâm sâu, vết thương cầm máu nhưng không hiệu quả thì tốt nhất là nên đến bệnh viên để bác sĩ, nhân viên y tế có tay nghề, dụng cụ đầy đủ để xử lý vết thương. Sau đây là một số những loại vết thương hở nên đưa đến bệnh viện như:

  • Vết thương sâu và bẩn, có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
  • Vết thương bị đâm sâu xuyên qua khớp.
  • Vết thương do người khác tấn công hoặc do động vật cắn.
  • Chân thương gây đứt lìa bộ phận của cơ thể.
  • Chấn thương do đụng dập đầu, cổ, bụng, ngực.
  • Những lưu ý khi chăm sóc vết thương hở lâu lành tại nhà
  • Giữ vết thương luôn trong tình trạng sạch, khô trong 5 ngày sau khi bị thương để khiến cho vết thương không bị nhiễm trùng, chảy máu và lâu lành hơn.
  • Da vừa mới lành sẽ rất mỏng manh, do vậy mà bạn nên chăm sóc một cách cẩn thận, mặc quần áo bảo vệ hoặc dùng kem chống nắng.
  • Nếu như vết thương bị rỉ dịch thì nên thay băng hàng ngày, có thể lau vết thương bằng nước muối sinh lý và làm khô lại bằng khăn sạch.
  • Không sử dụng oxy già hay dung dịch thuốc tím vì có thể làm tổn thương các tế bào, làm vết thương lâu lành hơn.
  • Nếu vết thương có mủ thì bạn nên rửa vết thương để loại bỏ phần mủ giúp vết thương mau lành hơn.
  • Khi vết thương xuất hiện tình trạng đóng vảy thì tuyệt đối không bóc vảy ra vì có thể khiến vết thương bị chảy máu, gây sẹo trên da.
  • Không nên sử dụng bất kì loại thuốc lạ hoặc tự tiện đắp loại lá, thuốc dân gian nào vì có thể khiến vết thương bị hoại tử, nhiễm trùng máu,…
  • Để giúp cho vết thương mau lành thì bạn nên ăn đầy đủ chất đạm có ở đậu, trứng, cá, thịt, các loại rau xanh và bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều trái câu như bưởi, cam,… giúp vết thương mau chóng phục hồi, tăng sức đề kháng cho cơ thể tránh để lại nhiễm trùng.

Thuốc xịt vết thương hở, vết thương lâu lành

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc để sát khuẩn, điều trị vết thương hở, vết thương hở lâu lành. Tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng đảm bảo chất lượng và an toàn cho vết thương. Chính vì vậy mà tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, nhân viên y tế trước khi sử dụng một loại thuốc nào đó.

Nếu những loại thuốc bôi ngoài da khiến bạn cảm thấy phiền phức, rắc rối và bết dính khó chịu thì bạn có thể tham khảo ngay loại thuốc xịt của thương hiệu Quantum Care đó chính là Smart Skin và Baby Skin. Hai loại sản phẩm này có công dụng tương tự nhau đó là sát khuẩn, làm dịu vết thương, giúp vết thương giảm đau rát, ngứa và mau lành hơn.

smart-skin
Smart Skin
baby-skin
Baby Skin

Tuy nhiên Smart Skin là sản phẩm dành cho người lớn còn Baby Skin là sản phẩm dành cho trẻ em. Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng bình xịt để xịt trực tiếp lên vết thương rồi để khô tự nhiên, một ngày dùng khoảng 3 – 4 lần và bạn sẽ thấy hiệu quả sau một thời gian sử dụng. Bình xịt vết thương của thương hiệu Quantum Care không chỉ giúp cho vết thương chóng lành mà nó còn kích thích tế bào phát triển, không bị nhiễm trùng, không để lại sẹo thâm.

Smart Skin và Baby Skin là những sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ hạt nano độc quyền, sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm tra và chứng nhận đang tiêu chuẩn chất lượng. Nhiều người đã và đang sử dụng sản phẩm của Quantum Care đều hài lòng về chất lượng mà nó mang lại. Bình xịt Smart Skin, Baby Skin còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như vết thương do bệnh zona, bệnh sởi, bệnh thủy đậu, bệnh tay chân miệng, vết thương do côn trùng cắn,…

Vết thương hở hoàn toàn có thể bị nhiễm trùng và để lại nhiều hệ quả nguy hiểm cho người bị thương, do vậy cần phải có cách điều trị kịp thời và an toàn. Bài viết đã gợi ý Thuốc xịt vết thương hở mau lành nhanh khô, hi vọng đây sẽ là bài viết tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.