Bắp vốn được xem là một loại ngũ cốc có chứa hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó bị vết thương có ăn bắp được không, kiêng kị gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng quantumcare tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.
Vết thương hở có ăn bắp được không?
Bắp hay còn gọi là ngô vốn dĩ là một loại lương thực được trồng khá phổ biến ở nước ta. Theo Đông y, bắp có vị ngọt và tính bình nên rất dễ ăn, bắp trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong bắp có chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin B, vitamin C, vitamin E, protein, magie, kali, axit folic, chất xơ và chất chống oxy hóa… Việc ăn bắp thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư ác tính phát triển, tốt cho tim mạch, kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng thiếu máu…
Đối với những người đang có vết thương trên cơ thể nếu bạn thường xuyên ăn bắp hoặc chế biến thành những món ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho quá trình hồi phục vết thương đấy nhé. Bởi trong bắp có chứa một lượng vitamin hỗn hợp nhóm B(Folate) đáng kể, dưỡng chất này sau khi được hấp thu và chuyển hóa vào bên trong cơ thể sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo và thúc đẩy sự tăng trưởng của mọi tế bào. Điều này sẽ giúp các tế bào lành tính trên da sớm được hình thành và hồi phục, vết thương cũng mau chóng lành lại.
Với các lợi ích vô cùng tuyệt vời kể trên chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc cho các bạn về việc “bị vết thương có ăn bắp được không? kiêng kị gì?” rồi đúng không nào. Có thể thấy bắp là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì đó mà ăn chúng thường xuyên và quá nhiều. Thay vào đó hãy thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày với một hàm lượng thích hợp để phát huy hiệu quả tốt nhất nhé.
Xem thêm: Nước vàng chảy ra từ vết thương có nguy hiểm không
Vết thương hở cần kiêng những gì?
Với những người có vết thương trên người cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng để giúp sức khỏe hồi phục cũng như vết thương chóng lành, không để lại biến chứng. Vậy có vết thương hở cần phải kiêng ăn những gì?.
Kiêng ăn đồ nếp
Các món ăn làm từ gạo nếp rất quen thuộc với người Việt như bánh chưng, xôi, bánh nếp… chúng có thể trở thành món ăn “khoái khẩu” của rất nhiều người. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ cho biết vì đồ nếp vốn dĩ có tính nóng nếu ăn chúng thường xuyên khi trên cơ thể đang có vết thương hở có thể khiến vết thương bị viêm nhiễm như sưng tấy và mưng mủ lâu dần dễ gây ra sẹo lồi.
Chính vì vậy, bạn cần kiềm chế và tránh nên ăn những món ăn làm từ gạo nếp khi đang có vết thương hở. Đặc biệt, khi vết thương đã lên da non thì cũng vẫn nên hạn chế ăn món ăn này.
Hạn chế ăn hải sản
Hải sản như tôm, cua, ghẹ, cá, ốc… vốn dĩ là những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Thế nhưng khi cơ thể có vết thương chúng lại không tốt chút nào. Bởi trong hải sản có chứa một loại protein lạ mà một số người khi ăn vào có thể gây ra phản ứng dị ứng, từ đó khiến vết thương trở nên ngứa ngáy khó chịu và hình thành sẹo lồi.
Do đó, với những có cơ địa dễ bị dị ứng thì nên tránh ăn các loại hải sản khi đang có vết thương trên người. Còn với những người khác thì cũng nên hạn chế ăn và không nên ăn quá nhiều hải sản cho tới khi vết thương đã hồi phục hoàn toàn.
Kiêng đồ ăn cay nóng và mặn
Đối với người bình thường, các món ăn có gia vị, có độ cay mặn có thể giúp kích thích vị giác và giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, với người đang có vết thương hở thì đây được xem là những món ăn không tốt chút nào. Bởi các đồ ăn được nêm từ các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt… có thể gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày đồng thời làm chậm quá trình tái tạo các tế bào niêm mạc lành tính khiến vết thương lâu lành hơn.
Đồ ăn có nhiều dầu mỡ
Vốn dĩ những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ đặc biệt mỡ động vật đều rất thơm và béo ngậy giúp người ăn thấy ngon miệng hơn. Nhưng việc ăn những món ăn quá nhiều khi đang có vết thương có thể vô tình khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.
Kiêng ăn đồ sống và bị ôi thiu
Những món ăn sống, không được nấu chín như gỏi, nộm, sushi… và đồ ăn đã bị ôi thiu đều có nguy cơ chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho cơ thể khiến vết thương bị nhiễm khuẩn và lâu lành hơn. Do đó, trong thời gian này bạn cần chú ý tránh xa để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.
Các chất kích thích
Rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga… đều là những đồ uống có chứa chất kích thích, chúng không chỉ không tốt cho sức khỏe ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng mà còn tác động trực tiếp tới việc hình thành và tái tạo các sắc tố và tế bào trên da. Từ đó làm cho quá trình hồi phục vết thương bị chậm lại thậm chí sau khi lành có thể để lại sẹo thâm, sẹo xấu.
Có vết thương hở nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng kỵ ăn, người bị vết thương cũng cần phải chú ý bổ sung và cung cấp các thực phẩm có lợi dưới đây cho cơ thể để giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo:
Các loại rau củ xanh
Các loại rau củ xanh như bắp cải, súp lơ, cà rốt, rau xà lách, cà chua… có chứa hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất rất dồi dào. Giúp xử lý và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể giúp bạn có thể một làn da khỏe mạnh đồng thời giúp thúc đẩy và tái tạo quá trình hình thành các mô mới và các sắc tố melanin trên da làm vết thương mau lành, không bị sẹo thâm.
Các loại hoa quả tươi
Như cam, xoài, thanh long, bưởi… cung cấp một lượng vitamin đáng kể giúp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế vết thương bị nhiễm trùng. Đồng thời giúp ngăn ngừa các mô sẹo xấu sẹo lồi phát triển sau chấn thương.
Các thực phẩm giàu đạm
Chất đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng cho mọi hoạt động sống của tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, để giúp vết thương chóng lành bạn nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu protein trong bữa ăn hàng ngày như thịt lợn, thịt gà(khi ăn nên bỏ da nếu cơ địa dễ bị dị ứng), thịt bò…
Các loại hạt ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như đậu, đỗ, lạc… đều chứa rất nhiều tinh bột, vitamin và sắt nên giúp thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào phát triển. Hỗ trợ vết thương mau lành và ngăn ngừa bị táo bón.
Trên đây là một vài chia sẻ xung quanh vấn đề bị vết thương có ăn bắp được không? kiêng kị gì?.Vết thương chóng lành lại hay không ngoài yếu tố cơ địa thì chế độ ăn uống đóng vai trò quyết định rất lớn. Do đó, hàng ngày bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm có lợi cho quá trình hồi phục vết thương đồng thời chú ý tránh xa những thực phẩm dễ làm vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo nhé. Xem nhiều hơn tại Toptacdung.com
Thông tin tham khảo dành cho bạn: