Viêm phổi là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh thường do vi khuẩn, virut, ký sinh trùng… gây nên. Nếu không nhanh chóng điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ, thậm chí gây tử vong. Hơn hết, thực trạng dịch viêm phổi Vũ Hán do virut gây ra đã khiến cho nhiều bà mẹ lo lắng và tìm cách ngưa ngừa. Và sau đây, quantumcare.vn xin chia sẻ đến mọi người cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ sơ sinh tốt nhất, các phụ huynh nên tham khảo nhé!

Viêm phổi là bệnh gì?

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bệnh thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tác nhân gây nên viêm phổi thường là do virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, các sinh vật… ngoài ra cũng có thể nhiễm từ hóa chất độc hại. Và bệnh viêm phổi thường phân thành 3 loại chính đó là:

  • Viêm phổi do virut: đây là tình trạng bệnh nghiêm trọng nhất, nếu không nhanh chóng điều trị có thể dẫn đến tử vong. Như viêm phổi Vũ Hán do virut corona Trung Quốc đang khiến là bệnh dịch gây tử vong và chấn động cả thế giới hiện nay.
  • Viêm phổi do vi khuẩn: thường xuất hiện nhiều ở trẻ em, tình trạng bệnh nhẹ, tuy nhiên nếu kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Viêm phổi do Mycoplasma: có các đặc điểm chung của cả virus và vi khuẩn, gây ra các trường hợp viêm phổi nhẹ.

Nguyên nhân và triệu chứng viêm phổi ở trẻ em

Tùy vào từng lứa tuổi mà tác nhân gây nên bệnh viêm phổi khác nhau. Nhưng đối với viêm phổi ở trẻ em thường là virut gây nên như RSV (Respiratory Syncytial Virus), Adenovirus, Parainfluenza virus, Influenza virus. Ngoài ra cũng có những trường hợp mắc viêm phổi do vi khuẩn, thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae,Staphylococcus aureus . Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, mắc các dị tật bẩm sinh đều có nguy cơ viêm phổi cao hơn các trẻ khác. Những virut, vi khuẩn này có thể lây nhanh theo đường hô hấp, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột, điều kiện vệ sinh môi trường ô nhiễm, không tốt.

Hiện nay, trẻ em mắc bệnh viêm phổi ngày càng tăng cao, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ mà kéo dài lâu ngày sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, phụ huynh cần phát hiện triệu chứng và điều trị kịp thời để trẻ nhanh khỏi. Một số triệu chứng thường gặp của viêm phổi ở trẻ em là:

  • Giai đoạn khởi phát: Xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng hô hấp (sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, quấy khóc, giảm hoạt động…)
  • Giai đoạn toàn phát: Ho khan, ho có đờm, thở nhanh liên tục. Bệnh nặng lên khi có những dấu hiệu tím tái da và niêm mạc, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, co rút cơ liên sườn.

Tham khảo thêm: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

Viêm phổi ở trẻ em có lây không?

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính lây lan rất nhanh và có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Bệnh viêm phổi có thể lây truyền từ bệnh nhân này sang những người xung quanh. Bởi vì nó bị lây khi chúng ta hắc hơi, nói chuyện, những hạt nước bọt liti bắn ra ngoài… sẽ kéo theo các virut, vi khuẩn, nấm… phát tán ra ngoài và lây nhiễm cho người xung quanh.

Vi khuẩn, virus có hại phát tán ra ngoài thông qua các đường trên nhanh chóng phát tán rộng hơn và xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh. Nếu như người nhiễm khuẩn có sức đề kháng cao thì có thể tiêu diệt được mầm bệnh. Nhưng nếu người có thể trạng suy yếu, sức đề kháng kém, vi khuẩn gây bệnh sẽ phát triển nhanh chóng và gây viêm phổi.

Đặc biệt là tình trạng đại dịch viêm phổi Vũ Hán do virut corona đang bùng nổ tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, đây được biết là đại dịch viêm phổi có sức lây lan cực mạnh, số người mắc bệnh và người tử vong ngày càng tăng cao. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải hết sức thận trọng khi tiếp xúc với người bệnh viêm phổi để tránh lây lan diện rộng, phát triển thành vùng bệnh, khi đó sẽ hết sức phức tạp.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Đối với trẻ sơ sinh nếu bị viêm phổi và phát hiện, điều trị kịp thời thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu không điều trị đúng cách và để bệnh kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh mà còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Còi xương, kém phát triển: viêm phổi sẽ gây ra nhiều triệu chứng như cảm cúm, ho, sổ mũi, sốt cao điều này sẽ dẫn đến việc trẻ biếng ăn, hấp thu dinh dưỡng kém, suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến thiếu dinh dưỡng, còi xương.

Tràn mủ màng phổi: Đây là biến chứng nguy hiểm khiến trẻ hô hấp khó khăn, bạch cầu trong máu tăng cao và bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

Kháng kháng sinh: Nếu bé mắc phải biến chứng này sẽ rất khó điều trị. Khi đó phải phối hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém và khả năng khỏi bệnh sẽ thấp hơn.

Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu và biến chứng sốc nhiễm trùng. Nếu bé không được điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.

Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ sơ sinh tốt nhất?

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn khá yếu do đó rất dễ bị vi khuẩn, virut tấn công gây ra cảm cúm, viêm phổi. Do đó, ngay lúc này các ông bố bà mẹ cần tìm cách phòng chống viêm phổi cho trẻ sơ sinh là điều hết sức cần thiết. Và dưới đây là một số cách phòng chống cần lưu ý:

Các chuyên gia bác sĩ khuyên rằng cách phòng ngừa tốt nhất cho trẻ sơ sinh đó là tiêm vắc xin phế cầu khuẩn. Vắc xin này có thể giúp phòng ngừa 23 chuẩn phể cầu gây bệnh. Do đó, các bà mẹ nên chú ý lịch tiêm phòng của trẻ và cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ để phòng tránh bệnh.

Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ, bởi sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết mà còn nâng cao sức khỏe cho bé trong giai đoạn từ 6 tháng đầu tiên cho đến 2 tuổi.

Khi mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh cần phải rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng, nước rửa tay nhằm sát khuẩn cũng như đảm bảo trẻ em luôn có thể chống lại bệnh viêm phổi. Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm SMART SKIN – đây sản phẩm giúp chăm sóc và làm sạch, sát khuẩn trên da đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn và hiệu quả. Để biết thêm chi tiết các bạn có thể theo dõi tại: https://quantumcare.vn/shop/smart-skin/

Luôn dọn dẹp vệ sinh nhà ở sạch sẽ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng trong nhà. Luôn khử sạch không khí ô nhiễm bên trong nhà, đặc biệt là từ khói trong các bếp lò không an toàn sẽ giúp giảm nguy cơ bị viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh.

Không nên đưa trẻ sơ sinh đến những nơi đông người, hoặc cho tiếp xúc gần với những người đang bị cảm cúm, mắc các bệnh đường hô hấp vì trẻ sẽ rất dễ bị lây nhiễm.

Các bà mẹ khi ra đường cần phải đeo khẩu trang y tế để hạn chế sự lây nhiễm bên ngoài về ảnh hưởng cho bé. Và luôn nhắc nhở người thân trong gia đình luôn giữ vệ sinh, cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe chung cho mọi người.

Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị viêm phổi hay bệnh về đường hô hấp thì các phụ huynh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Cần cho trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, xét nghiệm rõ nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị, phòng trách tốt nhất.

Trên đây là những cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay mà quantumcare.vn muốn chia sẻ đến tất cả mọi người để ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, với thực trạng virut corona hiện nay đang lên mức báo động đỏ toàn cầu, không chỉ riêng trẻ sơ sinh mà tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi cũng nên có cách đề phòng để tránh bị bệnh nhé.

Tham khảo thêm