Con bạn đang mắc bệnh tay chân miệng nhưng bạn không biết làm thế nào? Trẻ đang bắt đầu dần hồi phục nhưng bạn không biết tay chân miệng ở trẻ có để lại sẹo không? Làm sao để phòng tránh được bệnh này? Vậy hãy để quantumcare.vn giúp bạn giải đáp những câu hỏi này nhé. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh gây ra bởi nhóm virus đường ruột Enterovirus mà điển hình là 2 loại: Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 thường ít gây ra biến chứng và bệnh có thể tự khỏi sau khi đã trải qua hết các giai đoạn của bệnh. Ngược lại loại virus Enterovirus typ 71 lại gây ra nhiều biến chứng khác nguy hiểm cho người bệnh như: viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim…

Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus gây ra nên sẽ diễn biến qua từng giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng, biểu hiện bệnh khác nhau.

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh của tay chân miệng thường chỉ diễn ra trong thời gian từ 3 đến 6 ngày. Tuy nhiên, trong giai đoạn này trẻ không biểu hiện bất cứ một dấu hiệu lâm sàng nào của bệnh nên rất khó phát hiện.

Giai đoạn khởi phát

Đây là thời điểm dễ phát hiện bệnh nhất ở trẻ vì lúc này cơ thể trẻ sẽ biểu hiện rất nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy, đau rát ở răng và miệng… 

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Giai đoạn toàn phát

Sau khoảng từ 1 đến 2 ngày xuất hiện dấu hiệu bệnh, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình hơn của bệnh như:

  • Các nốt ban chuyển thành các nốt mụn nước, đặc biệt ở những nơi như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng và thậm chí còn có thể tìm thấy ở mông. Các nốt mụn nước có hình bầu dục, màu xám nhưng không có cảm giác cộm, không ngứa, không đau.
  • Trẻ bị loét, lở ở miệng, vùng niêm mạc má, lưỡi và lợi do những vết mụn nước vỡ ra, khiến trẻ có cảm giác đau rát, quấy khóc.
  • Ngoài ra, trẻ còn có thể xảy ra các biến chứng như: rối loạn tri giác, co giật, mê sảng… 

Giai đoạn hồi phục

Sau khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày, trẻ sẽ có thể tự hồi phục. Tuy  nhiên, cần phải có chế độ chăm sóc, ăn uống hợp lý thì bệnh mới nhanh khỏi. Nếu như có xảy các triệu chứng bệnh nặng hơn như: số cao liên tục, ói, chân tay run rẩy, co giật… thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ quan y tế để được khám và điều trị. 

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng là miệng là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan rất nhanh và có thể bùng phát thành dịch bệnh. Bệnh này có thể lây lan từ người sang người thông qua các chất dịch tiết từ mũi, miệng, nước bọt và cũng có thể lây lan qua đường phân nếu không được xử lý kỹ càng. 

Bệnh có thể lây lan rất nhanh nên các mẹ cần phải chú ý đến các mẹo sau để trẻ mau lành bệnh cũng như hạn chế sự lây nhiễm sang cho người khác:

  • Con mình tiếp xúc hay chơi đùa với những đứa trẻ không mắc bệnh để tránh lây nhiễm.
  • Chú ý vệ sinh các dụng cụ, đồ chơi của trẻ và tránh để trẻ ngậm các dụng cụ, đồ chơi.
  • Vệ sinh các dụng cụ chứa đựng thức ăn, nước uống của trẻ và đặc biệt cần đảm bảo ăn chín, uống sôi.
  • Không cho trẻ dùng chung dụng cụ cá nhân với người khác để tránh gây nhiễm bệnh nhanh chóng..
  • Phân của trẻ cần được xử lý và sát trùng kỹ để tránh gây lây lan bệnh cho người khác. 

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng có phải kiêng ra gió không

Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không?

Bệnh tay chân miệng được đặc trưng bởi các nốt phồng rộp trên những vị trí tay, chân, miệng… tuy nhiên, những vết phồng này thường chỉ nằm dưới da và có thể tự khỏi sau khi đã trải qua đầy đủ các giai đoạn của bệnh. Chính vì vậy mà khi trẻ hết bệnh sẽ không để lại sẹo trên cơ thể. 

Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không?

Tuy nhiên, nếu bệnh phát triển nặng hơn, các vết mụn nước bị bong, vỡ ra, gây nhiễm trùng, lở loét ăn sâu vào bên trong da thì rất dễ để lại sẹo nếu không có các phương pháp điều trị và can thiệp kịp thời. Những vết sẹo xấu xí có thể hết hoặc không hết theo thời gian, chính vì vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, các mẹ cần chú ý nếu  trẻ bị nhiễm trùng, lở loét thì cần sử dụng thuốc để hạn chế các vết thâm sẹo xấu xí trên cơ thể trẻ.

Làm gì để phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ?

Bệnh tay chân miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng lại có khả năng lây lan rất nhanh và có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Chính vì vậy mà các mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa để hạn chế mắc bệnh cho trẻ bằng các phương pháp sau:

  • Cần nhắc nhở và tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ mà trẻ thường xuyên tiếp xúc như: bàn , ghế, đồ chơi… bằng xà phòng và nước sạch.
  • Đảm bảo cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống chín và đặc biệt các dụng cụ chứa đựng thức ăn, thức uống cho trẻ cũng cần được tráng qua nước sôi trước khi đựng thức ăn cho trẻ.
  • Mẹ cần vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ẳm, bồng trẻ hoặc khi pha sữa, chế biến thức ăn cho trẻ… 
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang bị bệnh hoặc nghi ngờ ủ bệnh. 

Có cách nào chữa trị bệnh tay chân miệng ở trẻ không?

Tính đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ. Tuy nhiên, nếu để tự nhiên bệnh sẽ rất lâu hết và còn có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ, chính vì vậy các mẹ cần phải quan tâm, chăm sóc trẻ đúng cách và có thể tìm đến các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng.

Baby Skin là một sản phẩm hỗ trợ điều trị tay chân miệng tốt ở trẻ nhỏ của QuanTum Care được rất nhiều mẹ tin tưởng và lựa chọn sử dụng để giúp con mình nhanh hết bệnh. Sản phẩm của Quantum Care được bộ y tế cấp chứng nhận trên toàn quốc và đã được kiểm chứng bởi hơn 10 ngàn bệnh nhân nên bạn có thể hoàn toàn tin dùng và lựa chọn.

Baby Skin – sản phẩm hỗ trợ điều trị tay chân miệng ở trẻ

Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ lượng tử hiện đại kết hợp với các phương pháp vật lý nên đã tạo ra được những hạt nano thông minh có thể giúp phát huy công dụng tối đa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu. Ngoài ra, nếu sử dụng sản phẩm thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh khác do virus, vi khuẩn gây nên như: thủy đậu, sởi, rubella, zona thần kinh hay thậm chí là viêm da tiếp xúc do côn trùng.

Bài viết tay chân miệng ở trẻ có để lại sẹo không chỉ giúp bạn biết được thêm nhiều điều về loại bệnh truyền nhiễm này mà còn giúp bạn tìm được những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng rất tốt. Hy vọng bạn sẽ có những cách chăm sóc trẻ đúng đắn khi trẻ bị bệnh. 

Tham khảo thêm: