Vết thương không khô, vết thương lâu lành là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải mặc dù đã thử nhiều cách tuy nhiên vẫn không có thay đổi gì. Vậy lý do vì sao vết thương lại lâu lành? Nếu vết thương không khô và lâu lành thì phải làm như thế nào để chữa trị? Sau đây hãy cùng quantumcare.vn đi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé.

Những loại vết thương hở thường gặp

Các vết thương hở do bị chấn thương: những vết rách này thường lởm chởm chứ không thẳng hay gọn gàng như vết cắt.

Các vết cắt do những vật sắc nhọn gây nên: những vết thương này thường sẽ chảy nhiều máu nếu mạch máu nằm bên dưới bị ảnh hưởng. Có trường hợp các vết cắt quá sâu làm ảnh hưởng đến cơ, gân, các dây thần kinh hoặc ảnh hưởng đến cả xương.

Vết trầy xước: thường xuất hiện ở các vùng da như mắt cá chân, cẳng chân, đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân. Những vết trầy xước này sẽ gây ra tổn thương cho các điểm nhỏ li ti, các điểm tận cùng của dây thần kinh trong da, mang đến cảm giác đau đớn.

nhung-loai-vet-thuong-ho-thuong-gap
Những loại vết thương hở thường gặp

Quá trình lành da, liền sẹo ở da

Quá trình liên da, lành sẹo ở vết thương hở sẽ trải qua 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn có xuất huyết và viêm. Sau khi bị chấn thương, các mẫu mạch máu của vết thương sẽ tạo tín hiệu báo động cho các tế bào tiểu cầu trong máu để có thể tập trung thành cục nút tiều cầu, phóng thích các chất trung gian để tạo cục máu đông. Vào giai đoạn này sẽ xuất hiện các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính để có thể bảo vệ vết thương, ngăn chặn vi trùng gây bệnh cho vết thương, sức khỏe con người.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn phát triển mô hạt gốc bao gồm các tế bào sợi và mang mạch máu tân sinh để có thể thành lập các mao mạch do sự di chuyển và tăng sinh các tế bào nội bì.

Giai đoạn 3: Giai đoạn này là giao đoạn tái tạo biểu bì và đây cũng chính là giai đoạn cuối cùng để vết thương có thể lành lặn hoàn toàn.

Nguyên nhân khiến vết thương không khô, lâu lành là gì?

Sự lành lặn của vết thương nhanh hay chậm và độ lành lặn như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Độ sâu của vết thương, kích thước vết thương, những vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn so với những vết thương ít hoặc không bị bầm dập, vết thương nhỏ và nông thì sẽ mau lành hơn so với vết thương to mà sâu.
  • Những vết thương sạch sẽ mau lành hơn những vết thương bị nhiễm bẩn bởi khói bụi, đất cát hoặc các dị vật khác.
  • Những người cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng, người bị thiếu vitamin và các khoáng chất, người bị mắc các  bệnh đái tháo đường, người đang điều trị bằng thuốc có chứa chất corticoid, người đang dùng hóa trị bệnh ung thư, người đang dùng thuốc chống đông máu, người bị bệnh tim mạch, người bị bệnh hô hấp,… thì các vết thương sẽ lâu lành hơn so với người bình thường.
  • Những vết thương bị nhiễm khuẩn, dùng chất ăn da, do điều trị không đúng, bị viêm da tiếp xúc, hoại tử da,… cũng sẽ khiến cho vết thương lâu lành hơn.

Những lưu ý khi vết thương không khô, lâu lành

Nếu như vết thương của  bạn có hiện tượng không khô, lâu lành thì tốt nhất là bạn nên chăm sóc và quan tâm nhiều hơn, tránh để hiện tượng da bị nhiễm khuẩn gây những tác động không tốt đến làn da của bạn. Bạn nên lưu ý những vấn đề như sau để giúp cho vết thương  của mình mau lành hơn:

  • Vết thương phải luôn được giữ sạch sẽ, rửa  nước muối sinh lý 0,9% hoặc các chất tẩy rửa tránh nhiễm khuẩn như thuốc tím nồng độ 1/10.000, chlorhexidin 5/10.000, dung dịch povidone iode và tuyệt dodoiss không sử dụng cồn để rửa vết thương.
  • Nên giữ vết thương luôn được khô và sạch trong 5 ngày đầu tiên từ khi bị thương, nếu vết thượng bị nhúng thấm nước thì bạn cần phải lau khô vết thương ngay sau đó.
  • Bạn vệ sinh vết thương thường xuyên, dùng băng gạc để băng vết thương, thay băng hàng ngày để tránh trường hợp vết thương bị nhiễm khuẩn, mưng mủ.
  • Phải đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, ăn đủ các loại đậu, các loại thức phẩm có chứa sắt, acid folic, vitamin B12, vitamin C, vitamin B,… để cung cấp protein, oxy đến các mô, loại bỏ chất thải và các tế bào chết ra ngoài, tái tạo tế bào mới, chống nhiễm khuẩn.
  • Ăn các loại hải sản như nghêu, ốc, sò, hàu biển,… Những loại hải sản này cung cấp kẽm cho cơ thể, giúp cho vết thương mau chóng lành lặn hơn.
  • Khi vết thương chưa lành thì bạn không nên ăn các loại thực phẩm như rau muống, thịt bò, cá biển, tôm cua,… Những loại thực phẩm này sẽ khiến cho vết thương khó lành và còn gây ra sẹo lồi.
  • Không nên hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích vì nó có thể làm co các mạch máu, giảm sự tưới máu cũng nhu giảm oxy cung cấp đến các mô khiến cho vết thương trở nên lâu lành hơn.
  • Sau khi lành thì phần da của vết thương vẫn mỏng manh và dễ bị tổn thương cho nên bạn nên tránh để vết thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên che chắn cẩn thận khi ra đường.
  • Khi vết thương bắt đầu đóng vảy thì bạn không nên bóc vẩy khiến cho vết thương bị chảy máu và để lại sẹo.

Vết thương không khô, lâu lành thì phải làm sao cho nhanh?

vet-thuong-khong-kho-lau-lanh-thi-phai-lam-sao-cho-lnhanh
Vết thương không khô, lâu lành thì phải làm sao cho nhanh?

Nếu bạn đang trong tình trang bị thương và vết thương thì không khô và lâu lành khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau rát và vô cùng bất tiện thì bạn nên làm như thế nào? Có loại sản phẩm nào có thể giúp cho vết thương mau lành và phục hồi vết thương, liền sẹo tốt hay không?

Một trong những sản phẩm được nhiều người quan tâm và lựa chọn đó chính là Smart Skin.  Đây là một sản phẩm được sử dụng để xịt lên bề mặt của vết thương, nó sẽ tạo ra một lớp màng nano sinh học giúp bao phủ làm sạch làm da, bảo vệ vết thương đồng thời sát khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm giúp cho vết thương mau lành hơn.

Smart Skin sẽ thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da bị tổn thương, chống oxy hiệu quả, cung cấp độ ẩm cho làn da, tái tạo làn da, phòng ngừa sẹo, hạn chế thâm nám tại làn da bị tổn thương. Smart Skin là sản phẩm được sử dụng vào các trường hợp như sau:

  • Bị phỏng (bỏng).
  • Bị côn trùng cắn, chích, đốt….
  • Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây ra.
  • Viêm da tiếp xúc do các loài động vật – thực vật gây ra.
  • Bị mụn trứng cá, mụn nhọt, hăm, mụn sữa, chàm sữa, viêm da, xăm thẩm mỹ, viêm nang lông….
  • Bị bệnh virus như: siêu vi, thủy đậu, tay chân miệng, sởi, rubella, zona thần
  • kinh, ….
  • Bị trầy xước trên da, vết thương hở, vết đứt và rách da, vết khâu, vết mổ sau
  • phẫu thuật….
  • Người có vết thương mạn tính như lở loét, nằm lâu … hoặc các vết thương ngoài da khác do biến chứng của bệnh tiểu đường.

Và hiện nay một đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm trị vết thương Smart Skin uy tín và chất lượng có thể kể đến chính là Quantum Care. Khi mua Smart Skin tại Quantum Care bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng, hàng chính hãng, an toàn cho người sử dụng và có giá thành vô cùng hợp lý. Bạn có thể đến trực tiếp công ty Quantum Care tại tpHCM để mua hàng hoặc liên hệ qua hotline hay website chính thức với địa chỉ quantumcare.vn để được nhân viên tư vấn và hướng dẫn cách mua hàng online nhanh chóng nhất.

Nếu bạn đang trong tình trạng vết thương không khô, lâu lành mặc dù đã kiêng kị và thử hết các cách nhưng vẫn không cải thiện được chút nào thì còn chần chừ gì mà không tham khảo ngay bài viết ngày hôm nay. Bài viết đã hướng dẫn mọi người cách xử lý hiện tượng vết thương không khô, lâu lành một cách chi tiết, cụ thể nhất, hi vọng bài viết sẽ là thông tin tham khảo hữu ích dành cho mọi người.

Nếu trên đây bạn chưa tìm được giải pháp thì bài tư vấn chắc chắn sẽ giúp làm vết thương bạn mau khô: Top thuốc kháng sinh trị vết thương hở