Bệnh lở loét da cần có thuốc chữa trị kịp thời nếu không sẽ dẫn dến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sau. Sau đây quantumcare.vn sẽ gợi ý top 8 thuốc trị bệnh lở loét da hiệu quả nhất để bạn tham khảo. Đồng thời chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăm sóc để bệnh mau khỏi hơn.

lo-loet-da-nen-dung-thuoc-gi-mau-khoi
Lở loét da nên dùng thuốc gì mau khỏi

Tìm hiểu về bệnh lở loét da

Bệnh lở loét da là gì?

Lở loét da chính là vết loét trên da hoặc màng nhầy kèm theo sự tan rã của mô. Lở loét có thể làm mất hoàn toàn lớp biểu bì và thường là mất đi một phần của lớp hạ bì và thậm chí là mỡ dưới da. Bệnh thường xuất hiện trên da của chân và trong đường tiêu hóa.

Vết loét xuất hiện trên da có thể nhìn thấy như một mô bị viêm với một vùng da đỏ. Vết lở loét da thường có thể nhìn thấy trong trường hợp tiếp xúc với nóng hoặc lạnh, kích ứng hoặc có vấn đề với lưu thông máu. Bệnh này có thể gây đau đớn và mất thẩm mỹ cho da.

Nguyên nhân gây nên bệnh lở loét da

Bênh lở loét da có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Do môi trường sống bị ô nhiễm

Bệnh lở loét da thường nặng hơn do điều kiện môi trường bị ô nhiễm, bệnh tay chân miệng, giang mai, HIV. Bệnh xuất hiện khi gặp phải tổn thương thông thường nhưng lại không được điều trị. Có thể là do ký sinh trùng làm tổn thương hệ thống tuần hoàn, bệnh nhân liệt hay tai biến bị tỳ đè quá lâu cũng bị lở loét. Và biến chứng của bệnh đái tháo đường cũng là một nguyên nhân.

Sức đề kháng, hệ miễn dịch của người bệnh

Sức đề kháng yếu cũng khiến các vết lở loét lâu lành. Đôi khi do người bệnh sử dụng oxy già sát trùng, gạc băng chuyên dùng viêm loét hoặc các loại lá, thuốc dân gian đắp vào vết lở trên da nhưng không hiệu quả khiến lở loét nặng thêm.

Triệu chứng và cách nhận biết bệnh lở loét da

  • Lở loét da biểu hiện dạng miệng hố mở, thường tròn với các lớp da bị xói mòn.
  • Vùng da xung quanh vết loét đỏ, sưng và đau.
  • Vết loét có thể chảy máu, chất lỏng khác có thể chảy ra từ vết loét.

Vết loét phát triển theo từng giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 1: Da có màu đỏ với mô mềm bên dưới.
  • Giai đoạn 2: Da có màu đỏ rõ rệt hơn, sưng, có thể xuất hiện một số mụn nước và mất lớp da bên ngoài.
  • Giai đoạn 3: Da có thể bị hoại tử xuống qua các lớp sâu của da và chất béo bên dưới da có thể bị lộ và nhìn thấy.
  • Giai đoạn 4: Da bị hoại tử sâu hơn, chất béo bên dưới da lộ ra hoàn toàn và cơ cũng có thể bị lộ ra.
  • Giai đoạn 5: Bệnh nhân cảm thấy đau, có thể làm mất nhiều chất béo và hoại tử cơ. Nghiêm trọng hơn là hoại tử xương, nhiễm trùng khớp.

-Nếu lở loét da lâu năm thì được gọi là loét mãn tính, triệu chứng gồm cơn đau ngày càng tăng, mô hạt dễ vỡ, mùi hôi và vỡ vết thương thay vì lành.

-Loét da tĩnh mạch có thể xuất hiện ở chân dưới, phía trên bắp chân hoặc ở mắt cá chân dưới thường gây ra đau và sưng chân. Nếu vết loét bị nhiễm trùng có thể có mùi hôi, đau và đỏ.

-Vết loét cũng có thể xuất hiện ở má, vòm miệng mềm, lưỡi và bên trong môi dưới. Những vết loét này thường kéo dài từ 7-14 ngày và có thể gây đau.

Bệnh lở loét da có gây nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên nếu bệnh lở loét da không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến bệnh loét mãn tính và gây nên nhiều biến chứng về sau. Nếu các vết loét bị nhiễm trùng sẽ có mùi hôi khó chịu, càng đau đơn và đỏ. Đặc biệt những người bị bệnh tiểu đường, rất có nguy cơ mắc bệnh thần kinh tiểu đường khi loét da nặng.

Cách chữa trị bệnh lở loét da

Top thuốc bôi trị bệnh lở loét da

Smart Skin và Baby Skin

Hai sản phẩm này đều thuộc thương hiệu Quantum Care, là dạng xịt nano được ứng dụng từ công nghệ nano thông minh. Công nghệ này chính là sự kết hợp của hạt nano bạc với graphene trên nền chitosan. Tổ hợp lai của 3 loại này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus cực kỳ tốt. Khi xịt nano lên vùng da bị lở loét giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, virus gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết loét mau khô, lành lặn.

nano-xit-ho-tro-chua-tri-benh-lo-loet-da
Nano xịt hỗ trợ chữa trị bệnh lở loét da

Nếu là người lớn thì sử dụng nano Smart Skin, còn trẻ em thì dùng nano Baby Skin, hai loại này đều có công dụng như nhau nhưng Baby Skin chứa thành phần phù hợp với trẻ em hơn. Ưu điểm vượt trội của sản phẩm là giúp làm lành vết lở loét nhanh chóng và ngăn ngừa sẹo ngay trong quá trình điều trị. Thành phần lành tính, không chứa corticoid, paraben hay chất cấm nào nên phù hợp cho cả làn da nhạy cảm nhất.



Smart Skin và Baby Skin là hai sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp phiếu công bố cho phép lưu hành sản phẩm trên thị trường. Mọi quy trình đều rất nghiêm ngặt nên bạn yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn của nano xịt lở loét da này.

phieu-cong-bo-san-pham-smart-skin
Phiếu công bố sản phẩm Smart Skin
phieu-cong-bo-san-pham-baby-skin
Phiếu công bố sản phẩm Baby Skin

Ngoài Smart Skin và Baby Skin, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sả trùng ngoài da sau đây khi bị lở loét da. Tuy nhiên về hiệu quả sát trùng thì chúng tôi không hoàn toàn đảm bảo:

Dung dịch Oxy già

Khi bị lở loét da bạn cũng có thể dùng oxy già để sát khuẩn vết thương. Khi nhỏ oxy già vào vết thương sẽ có hiện tượng sủi bọt do oxy già giải phóng ra oxy gen có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ mảnh vụn của mô và loại bỏ mủ để làm sạch vết thương. Nhưng tác dụng kháng khuẩn này chỉ duy trì trong thời gian oxy già giải phóng ra và thời gian khá ngắn.

Povidone-iodine

Povidone-iodine có tác dụng sát khuẩn diệt khuẩn, nấm, virus, động vật đơn bào, kén và bào tử. Nó được chỉ định dùng khử khuẩn, sát khuẩn các vết thương ô nhiễm và da, niêm mạc trước khi phẩu thuật, dùng lau rửa các dụng cụ y tế khi tiệt khuẩn. Trong một số trường hợp khi bị lở loét da cũng có thể dùng Povidone-iodine để sát khuẩn giúp vết thương tránh nhiễm trùng.

Cetrimide

Cetrimide cũng là một loại thuốc sát khuẩn làm sạch vết thương ngoài da. Cách sử dụng là thoa lớp kem mỏng và đều lên bề mặt của vùng da đang bị lở loét. Người lớn, trẻ em và người cao tuổi không có sự khác biệt trong việc sử dụng thuốc này. Tuy nhiên cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ và người bán thuốc. 

Chlor hexidine

Khi bị lở loét da người bệnh cũng có thể sử dụng Chlor hexidine để sát trùng. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào từng đối tượng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng Chlor hexidine sát khuẩn vết thương vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ví dụ thuốc có thể gây ra một số phản ứng kích ứng da, kích ứng kết mạc và các mô nhạy cảm khác.

Thuốc giảm đau

Ngoài sử dụng thuốc sát trùng ngoài da, khi bị bệnh lở loét da người bệnh cũng cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp nhẹ có thể giảm đau bằng thuốc paracetamol hoặc các thuốc kháng viêm non-steroid như ibuprofen, diclophenac… Còn đối với trường hợp nặng có thể sử dụng các loại thuốc như codein, tramadol…

Thuốc kháng sinh

Khi bị lở loét da người bệnh cũng cần sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng sinh được dùng để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Và thuốc kháng sinh được chia thành 2 loại tùy theo tác dụng:

Tác dụng toàn thân: Thuốc sử dụng qua đường uống hay qua tiêm truyền tĩnh mạch. Các nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng gồm”

  • Nhóm beta – lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…).
  • Nhóm aminoglycoside (streptomycin, kanamycin…).
  • Nhóm quinolone (offloxacin, ciprofloxacin…).

Tác dụng tại chỗ: Thuốc kháng sinh sử dụng qua dạng thuốc dùng ngoài như thuốc mỡ, kem có chứa neomycin, polymycin, sulfadiazine bạc… Tùy theo tình trạng viêm lở loét da bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với mỗi người bệnh.



Cách chăm sóc và phòng ngừa

Cách chăm sóc

Người bị bệnh lở loét da cần chăm sóc da để da khô, sạch đặc biệt các vùng da bị lở loét nhất. Mỗi ngày nên xoa bóp ít nhất 3-4 lần và quan tâm nhiều nhiều hơn đến vùng da dễ bị loét. Nếu vùng da bị phồng thì cố gắng không để nốt phồng vỡ để phòng bị nhiễm trùng.

Nếu người già bị lở loét da thì thường xuyên thay đổi tư thế nằm 1 vài giờ 1 lần sao cho tư thế thoải mái nhất. Gối kê đầu cần mềm mại, độ cao vừa phải. Vải trải giường khô sạch, không chùng, không gập. Nếu dùng đệm nước, đệm khí cần trải vải sạch, không gấp nếp để tránh da dính vào đệm.

cham-soc-nguoi-bi-lo-loet-da-nhu-the-nao
Chăm sóc người bị lở loét da như thế nào

Bị lở loét da nên ăn gì?

Bổ sung rau quả chứa vitamin C

Cần bổ sung vitamin C cho cơ thể để cơ thể bạn tái tạo các tế bào sau khi bị thương, loét hay nhiễm trùng. Vitamin C có khả năng chống oxy hóa và chống viêm tốt nên nó gián tiếp giúp vết loét hồi phục nhanh hơn. Bạn có thể bổ sung các loại trái cây họ cam quýt, ớt chuông, rau lá xanh, kiwi, cà chua, đu đủ.

Thực phẩm giàu omega 3, kẽm

Người bị lở loét da cũng nên bổ sung thực phẩm giàu omega 3, kẽm giúp vết thương mau lành lặn hơn. Bạn nên bổ sung dầu oliu, dầu đậu nành, quả hạch, hạt chia, hạt lanh, cá, hải sản…

Bổ sung protein

Protein có thể cấu tạo nên các mô, tế bào trong cơ thể nên giúp ích cho người bị lở loét da. Chế độ ăn giàu protein giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và hạn chế nhiễm trùng lan rộng ra các vùng xung quanh vết loét. Người bệnh có thể ăn đậu và các thực phẩm chế biến từ đậu, sữa ít béo, cá, trứng, thịt gia cầm bỏ da… Tuy nhiên không nên ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn vì sẽ thúc đẩy quá trình viêm nhiễm khiến vết loét lâu lành hơn.

Bị lở loét da nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm cay nóng

Nếu bệnh nhân lở loét da ăn nhiều thực phẩm cay nóng càng khiến tình trạng da lở loét, sưng viêm nặng thêm. Bởi vậy cần hạn chế ăn thực phẩm chế biến cay nóng để bệnh mau hồi phục hơn.

Thực phẩm khô, giòn

Khi bị lở loét các vùng da xung quanh sẽ bị tổn thương nếu ăn các loại đồ ăn cứng, giòn sẽ gây ma sát và làm trầy xước thêm vùng da này. Việc này khiến nguy cơ bội nhiễm tăng cao hơn. Bởi vậy người bệnh lở loét da không nên ăn gà rán, bánh quy, các loại hạt…

Đồ ăn chế biến sẵn

Bệnh nhân bị lở loét da cũng nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng… Vì những thực phẩm này thường không đảm bảo vệ sinh, có thể tạo điều kiện để các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Đồ ăn chế biến sẵn cũng chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho quá trình phục hồi của bệnh.

Rượu và các chất kích thích

Người bị lở loét nên tránh xa rượu bia, thuốc lá vì có thể gây ra vấn đề cho đường ruột và đường hô hấp. Rượu bia, thuốc lá còn có thể kích hoạt các yếu tốt dị ứng trong cơ thể khiến bệnh càng nặng hơn.

Thực phẩm nhiều đường

Để tránh tình trạng lở loét da càng nặng hơn bệnh nhân cần hạn chế ăn thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas…

Bệnh lở loét da cần có chế độ chăm sóc cũng như điều trị phù hợp thì mới mau khỏi và không để lại di chứng về sau. Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin về top 8 thuốc trị bệnh lở loét da đang được sử dụng phổ biến nhất để bạn tham khảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của quantumcare.vn và hẹn gặp lại nhé.

Xem thêm: