Lở miệng thường xảy ra ở cả người lớn và trẻ em và hầu như ai cũng ít nhất bị một lần. Nhiều trường hợp bị lở miệng bên trong má gây đau rát và khó chịu, để giải quyết vấn đề này thì ngay sau đây quantumcare.vn sẽ gợi ý cho bạn một số cách chữa trị bệnh lở miệng bên trong má hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Nguyên nhân của bệnh lở miệng

Lở miệng hay còn được gọi là nhiệt miệng, nó có thể xảy ra ở mọi người, không phân biệt tuổi tác. Nguyên nhân chính dẫn đên bệnh nhiệt miệng thường là do bị nóng trong người hoặc do ăn đồ nóng quá nhiều. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho rằng nguyên nhân bị nhiệt miệng còn có thể do các yếu tố khác gây nên như:

  • Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus khoang miệng phản ứng với thành phần hóa học nào đó như nước súc miệng, kem đánh răng,…
  • Do các bệnh lý về răng như viêm tủy răng, viêm quanh răng, sâu răng,…
  • Do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu cho nên dẫn đến tình trạng bị lở miệng.
  • Niêm mạc bị tổn thương vì bạn vô tình cắn phải.
  • Cơ thể dị ứng với các thực phẩm như socola, phô mai, cà phê, các loại hạt, trái cây có múi,….
  • Cơ thể bị mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ lâu ngày.
  • Chưa đảm bảo dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, thức ăn quá nóng, ăn cay.
  • Do cơ thể bị thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt) cũng có thể gây lở miệng.
  • Thiếu vitamin B12, B8 và các khoáng chất như kẽm, sắt,… Bạn nên bổ sung vitamin cần thiết khi bị nhiệt miệng để giúp vết loét mau khỏi.

Những biểu hiện của bệnh lở miệng

Khi bị lở miệng thì biểu hiện rõ nhất đó chính là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to có đường kính khoảng 1 – 2 mm. Các đốm trắng này ban đầu hơi mọng nước, sau đó thì sẽ bị vỡ ra và tạo thành vết loét. Vết loét này có thể sẽ càng ngày càng to dần, nó khiến cho người bị cảm thấy đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như giao tiếp.

nhung-bieu-hien-cua-benh-lo-mieng
Những biểu hiện của bệnh lở miệng

Vết loét của bệnh lở miệng có thể mọc ở bất kì đâu trong miệng như ở dưới lười, dưới niêm mạc, ở nướu, mở môi, ở bên trong má,… Nếu bị nhẹ thì thường sẽ bị tấy đỏ, đau rát và khos chịu mỗi khi ăn uống, nhai nuốt. Còn nếu như bị lở miệng nặng hơn thì có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng bị sốt, nổi hạch góc hàm. Vết loét từ từ chuyển sang màu trắng và sẽ thu nhỏ diện tích, dần dần sẽ hết.

Bị lở miệng bên trong má thì làm sao cho nhanh hết

Smart Fresh điều trị bệnh lở miệng hiệu quả

Smart Fresh là một sản phẩm chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh về miệng trong đó có lở miệng. Đây là một sản phẩm thuộc thương hiệu của Quantum Care, được sản xuất với công nghệ hạt nano thông minh đảm bảo được hiệu quả, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.

smart-fresh-ho-tro-dieu-tri-benh-nhiet-mieng
Smart Fresh hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng

Smart Fresh vô cùng lành tính, không gây kích ứng, không chứa thành phần độc hại cho nên bạn có thể yên tâm mà sử dụng. Smart Fresh sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy sản phẩm xịt trực tiếp vào vết thương, vết lở loét trong miệng là được. Một ngày dùng khoảng 3 – 4 lần, khoảng 2 -3 ngày là bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Smart-Fresh
Smart Fresh

Đã có nhiều người sử dụng Smart Fresh để chữa các bệnh về miệng như lở miệng, tay chân miệng, herpes miệng, viêm họng,… Sản phẩm có thể xử lý nhanh hệ vi khuẩn, nấm nằm sâu trong niêm mạc miệng, lưỡi, vòm họng rất tốt cho nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Bạn có thể gọi đến hotline hoặc liên hệ qua website chính thức với địa chỉ quantumcare.vn để được tư vấn và hướng dẫn cách đặt mua hàng nhanh chóng.

Cách chữa trị bệnh nhiệt miệng dân gian

Bị lở miệng bên trong má thường sẽ gây rất nhiều bất tiện cho con người vì đây là phần thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, đồ uống mà bạn nạp cho cơ thể. Nếu bị lở miệng bên trong má thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, giao tiếp và khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Vậy nếu trong trường hợp bị lở miệng bên trong má thì phải làm như thế nào? Sau đây quantumcare.vn sẽ tổng hợp một số cách chữa trị lở miệng bằng những nguyên liệu thông thường.

Dùng nước muối loãng

Bạn pha nước muối loãng để súc miệng hàng ngày, bạn cũng có thể ngậm nước muối trong vòng 1 – 2 phút rồi nhổ ra. Nước muối loãng có tính sát khuẩn, nó có thể tiêu diệt được nhiều vi khuẩn sinh sống trong miệng cũng như vi khuẩn gây ra vết lở loét, giúp cho các vết lở loét nhanh chóng lành lặn.

Nước củ cải

Bạn có thể dùng củ cải trắng rồi giã lấy nước cốt, hòa nước cốt này cùng với một ít nước lọc rồi sử dụng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần. Bạn chỉ cần kiên kì thực hiện khoảng 3 – 4 ngày thì sẽ thấy hiệu quả.

Nước ép cà chua

Bạn có thể lấy nước ép cà chua ngậm rồi nuốt dần hoặc cũng có thể ăn, nhai sống cà chua chưa ăn trái cây thông thường. Chỉ cần ăn khoảng 2 – 3 lần trong một ngày thì bạn sẽ thấy hiệu quả vô cùng tốt.

Nước khế chua

Khi bị lở miệng ở bên trong má thì bạn có thể dùng 2 -3 quả khế chua đã giã nát rồi cho vào nồi, đổ nước ngập rồi đun sôi lên. Lấy nước khế đã được đun sôi để nguội rồi ngậm nuốt dần, nó sẽ giúp cho vết lở của bạn mau chóng lành lặn.

Dùng nước cốt dừa

Bạn có thể nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước, dùng nước này để súc miệng khoảng 3 – 4 lần/ngày. Nước cốt dừa có thể giúp bạn diệt các vi khuẩn có trong miệng, làm dịu các cơn đau và nhanh chóng làm lành các vết thương do lở miệng gây nên.

Nước hạt rau mùi

Bạn hòa 1 thìa hạt rau mùi cùng với 1 cốc nước đun sôi để súc miệng. Bạn có thể dùng khoảng từ 3 – 4 lần/ngày, cách làm này không chỉ giúp bạn giảm bớt vi khuẩn trong miệng, chữa lở miệng trong má mà còn có thể chữa hôi miệng cực kì hiệu quả.

Bôi mật ong

Bạn có thể dùng mật ong thoa lên chỗ vết thương bị loét bên trong má để chữa lở miệng. Hoặc cũng có thể trộn mật ong với bột nghệ rồi thoa vào vết loét, cách làm này sẽ kích thích các mô phát triển, vết loét sẽ nhanh chóng bình phục hơn.

Dùng nước lá rau ngót

Nếu bị lở miệng bên trong má hoặc ở những vùng khác trong miệng thì bạn cũng có thể dùng nước lá ngót đã rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước cốt. Dùng nước cốt lá rau ngót này hòa với ít mật ong rồi dùng tăm bông thấm vào bôi lên chỗ bị lở loét sẽ giúp vết thương mau lành hơn.

Dùng nước cỏ mực

Bạn lấy một ít lá cỏ mực giã nát lấy nước rồi trộn cùng với mật ong, lấy tăm bông thấm thuốc bôi vào chỗ bị lở loét. Kiên trì làm 2 – 3 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả.

Ngậm chất chát

Bạn có thể dùng các chất chát như quả sung, vỏ xoài, húng chanh, trà khô, trà chanh,… để ngậm hàng ngày. Phương pháp này giúp bạn không chỉ giải lở miệng mà còn giúp kháng khuẩn và khử mùi hôi vô cùng hiệu quả.

Lở miệng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của con người, nó có thể tự khỏi nhưng để tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp thì tốt nhất là bạn nên sử dụng các phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng. Bài viết đã gợi ý cách trị lở miệng bên trong má, hi vọng đây sẽ là thông tin tham khảo hữu ích cho mọi người.