Bị nhiệt miệng là trường hợp phổ biến diễn ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt vào mùa hè thời tiết oi bức rất dễ mắc bệnh này. Tuy nhiên nếu bị nhiệt miệng nhiều liên tục có ảnh hưởng gì không? Tại sao nhiệt miệng tái phát nhiều lần không khỏi? Sau đây quantumcare.vn sẽ giải đáp nỗi băn khoăn trên của nhiều bạn thông qua bài viết này.

bi-nhiet-mieng-nhieu-lan-co-nguy-hiem-khong
Bị nhiệt miệng nhiều lần có nguy hiểm không

Nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên

Do chức năng gan suy giảm: Gan là bộ phận có nhiệm vụ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, nếu gan hoạt động không tốt sẽ gây tích tụ các chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng. Và khi chất độc tích tụ lớn sẽ tạo nên những vết mọng nước sau đó vỡ ra và thành vết loét.

Do phản ứng kháng nguyên – kháng thể: Đây là cơ chế tự miễn của cơ thể khi vùng miệng mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm răng, viêm lợi… cơ thể sẽ tự phản kháng hình thành nên các vết loét gây nên bệnh nhiệt miệng.

Hệ miễn dịch yếu: Khi hệ miễn dịch yếu các virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ đốt cháy niêm mạc miệng tạo nên những vết loét.

Yếu tố tâm lý: Nếu tâm lý căng thẳng kéo dài sẽ làm giảm hệ miễn dịch  và đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng.

Thiếu dinh dưỡng: Người bị nhiệt miệng thường xuyên cũng có thể là do cơ thể thiếu vitamin B9, B12, C và các loại khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm…

Xem thêm: Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây tại nhà

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng có biểu hiện là trong niêm mạc miệng xuất hiện nhiều đốm trắng to 1-2mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước và vài ngày sau vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét này sẽ to dần có khi đến 10mm làm ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp của người bệnh. Cụ thể nhiệt miệng được chia làm các loại sau:

Nhiệt miệng thể nhỏ: Đây là dạng áp tơ miệng thường gặp nhất, tổn thương loét rất nông gây đau và riêng biệt từng nốt nhiệt. Vết loét có đường kính từ 3mm đến dưới 1cm, có khoảng từ 1-5 vết nhiệt như vậy. Dạng áp tơ này thường xuất hiện ở môi, má và nền miệng và thường khỏi sau 7-10 ngày, không để lại sẹo.

Nhiệt miệng thể lớn: Áp tơ niêm mạc miệng thể lớn này ít gặp hơn, các vết loét thường lớn hơn từ 1-3cm, sâu hơn, bờ nổi cao và có thể tập trung thành nhóm ở gần nhau ở môi, hàm ếch mềm, họng… Dạng này người bệnh có thể bị đến 6 tuần, khi khỏi sẽ để lại sẹo, thậm chí gây co  kéo miệng hầu.

Nhiệt miệng herpes: Dạng nhiệt miệng này ít gặp nhất, tổn thương của nó chỉ khoảng từ 1-3mm nhưng tập trung thành đám. Chúng có thể tập trung ở một khu nhỏ hoặc tập trung trên diện rộng.

Bị nhiệt miệng nhiều liên tục có ảnh hưởng gì không?

Thường thì những loại viêm nhiệt miệng nhẹ thì chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng và bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Còn những vết nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và làm kháng sinh đồ.

Bệnh nhiệt miệng đa phần sẽ tự khỏi rồi thỉnh thoảng bị tái phát lại có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh chưa đảm bảo. Tuy  nhiên một số người bị lở loét trong miệng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi kèm theo triệu chứng toàn thân mệt mỏi, sút cân, biếng ăn, sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu.

Kèm theo đó là dấu hiệu nhiễm trùng nặng như khô môi, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì rất có thể người bệnh đang đối diện với một căn bệnh nguy hiểm khác. Bởi vậy nếu tình trạng này kéo dài bạn không nên ở nhà tự chữa mà hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn và có cách điều trị kịp thời, đạt hiệu quả cao hơn.

Cách chữa nhiệt miệng nhanh khỏi

Nếu bạn bị nhiệt miệng muốn tìm thuốc trị nhiệt miệng lâu năm thì cũng không nên quá lo lắng mà hãy sử dụng sản phẩm của Smart Fresh của thương hiệu Quantum Care. Đây là dung dịch xịt nano dành cho khoang miệng được làm từ các hạt nano bạc thông minh có tác dụng hỗ trợ chữa trị nhiệt miệng hiệu quả và nhanh chóng. Sản phẩm chứa các thành phần lành tính nên an toàn cho cả người lớn và trẻ em.

quantumcare-smart-fresh-chua-nhiet-mieng-nhanh-nhat
Smart Fresh hỗ trợ chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Cách sử dụng của Smart Skin cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lắc đều chai rồi xịt lên vết nhiệt miệng ngày một vài lần. Sau khi xịt các hạt nano bạc sẽ tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng giúp những vết nhiệt miệng mau chóng lành lặn. Sau khi khỏi bệnh bạn có thể dùng sản phẩm này xịt hàng ngày để ngăn ngừa sự tái phát của nhiệt miệng.

khach-hang-su0dung-smart-fresh-khi-bi-nhiet-mieng
Khách hàng sử dụng Smart Fresh khi bị nhiệt miệng

Khách hàng của Quantum Care đã sử dụng Smart Fresh xịt hàng ngày vào khoang miệng giúp những vết nhiệt miệng được cải thiện đáng kể. Bạn có thể đọc những phản hổi của khách hàng đã gửi về cho chúng tôi như trên hình để cảm nhận độ hiệu quả của sản phẩm.

khach-hang-noi-gi-khi-dung-san-pham-smart-fresh-tri-nhiet-mieng
Khách hàng nói gì khi dùng sản phẩm Smart Fresh trị nhiệt miệng

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Người bị nhiệt miệng ngoài sử dụng nano xịt của Quantum Care thì nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây giúp bệnh nhanh khỏi hơn:

Cà chua: Loại quả này thanh và có vị ngọt nhẹ giúp cơ thể thanh nhiệt, giúp tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng khỏi. Bạn có thể ăn cà chua sống, ép lấy nước uống hoặc chế biến cùng với những món ăn chính để hỗ trợ chữa trị nhiệt miệng.

Nước dừa: Bị nhiệt miệng uống nước dừa giúp diệt vi khuẩn và làm lành vết nhiệt miệng khá hiệu quả. Bạn cũng có thể lấy phần cơm dừa xay nhỏ lấy nước cốt để súc miệng. Trong nước cốt dừa chứa dầu dừa có khả năng làm sạch miệng và làm dịu những vết nhiệt miệng đau rát.

Nước rau mùi: Bạn có thể lấy rau mùi đun với nước sôi, để nguội rồi dùng nước này súc miệng từ 3-4 lần/ ngày. Nước rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ chữa nhiệt miệng khá hiệu quả đấy.

Canh hoặc nước củ cải: Củ cải cũng là thực phẩm thường được nhiều người ăn khi bị nhiệt miệng. Bạn có thể nấu canh hoặc ép lấy nước uống hàng ngày để giúp làm giảm nhiệt. Bạn cũng có thể giã nhuyễn củ cải trắng, lọc lấy nước để súc miệng ngày 2-3 lần để làm sạch khoang miệng.

Canh rau ngót: Rau ngót là loại rau có vị ngọt thanh mát giúp giải độc và làm mát cơ thể khá hiệu quả. Rau này còn chứa nhiều dinh dưỡng giúp điều trị bệnh nhiệt miệng. Khi mắc nhiệt miệng bạn có thể nấu canh rau ngót với thịt ăn với bữa cơm hàng ngày.

Canh khổ qua: Vị đắng của khổ qua có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, thải độc nhanh nên tốt cho những người đang bị nhiệt miệng. Bạn có thể nấu canh khổ qua hoặc luộc để ăn cùng với cơm nhưng không nên chiên xào vì dầu mỡ sẽ khiến chứng nhiệt miệng của bạn thêm tồi tệ hơn đấy.

Bột sắn dây: Loại này chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt giúp duy trì sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Bạn có thể uống trực tiếp bột sắn dây với nước lọc hoặc nấu chín rồi ăn.

Các loại rau xanh: Khi bị nhiệt miệng bạn cũng nên bổ sung các loại rau xanh giàu chất xơ, thanh mát và chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể và hạn chế tổn thương do nhiệt miệng.

Nước chanh, cam: Chanh và cam chứa nhiều vitamin C, cung cấp nhiều chất khoáng có lợi ngăn ngừa vi khuẩn gây nên các bệnh nhiệt miệng, mụn… Mỗi ngày bạn uống 1 ly nước cam hoặc chanh giúp cơ thể giải nhiệt tốt hơn.

Nước rau má, diếp cá: Nước rau má có công dụng thanh nhiệt tốt, làm lành vết thương lở nhanh chóng và chống oxy hóa giúp vết thương mau lành hơn. Còn rau diếp cá giúp ngăn ngừa và điều trị nhiệt miệng nhanh chóng. Bạn thử uống hai loại nước này khi bị nhiệt miệng nhé.

Ngoài ra khi bị nhiệt miệng bạn cũng có thể sử dụng nước ion kiềm, nước sâm rong biển, các loại đậu… cũng có tác dụng hỗ trợ chữa trị nhiệt miệng khá hiệu quả đấy.

Bị nhiệt miệng nhiều liên tục có ảnh hưởng gì không? Sau khi theo dõi bài viết bạn đã có được câu trả lời cho mình rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin trên giúp bạn cập nhật được nhiều điều mình cảm thấy hữu ích nhất và hẹn gặp lại bạn trong những chủ đề tiếp theo tại wesite quantumcare.vn nhé.

Xem thêm: