Rôm sảy là một bệnh phổ biến ở trẻ em và hầu như bé nào cũng có thể bị bệnh ít nhất là một lần. Đây là loại bệnh khá lành tính tuy nhiên nếu như điều trị không đúng cách thì rất có thể gây nhiều ảnh hưởng đến cho sức khỏe của mình. Trong bài viết ngày hôm nay, quantucare.vn sẽ đi tìm hiểu về vấn đề bé bị rôm sảy thì phải làm như thế nào, có thuốc gì chữa trị bệnh hiệu quả không để mọi người cùng tham khảo và tìm hiểu.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rôm sảy ở trẻ em

Tính đến nay thì đã có rất nhiều trẻ em mắc bệnh rôm sảy, nhưng rốt cuộc bạn đã nắm được nguyên nhân gây nên bệnh rôm sảy ở trẻ em hay chưa?  Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp bạn có thể chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất. Sau đây là một số những nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ em mà bạn nên lưu ý:

benh-rom-say-o-tre-em
Bệnh rôm sảy ở trẻ em

Cho bé mặc quá nhiều quần áo

Nhiều ông bố bà mẹ sợ bé bị nhiễm gió, cảm lạnh cho nên thường cho bé mặc nhiều lớp quần áo, kín mít. Tuy nhiên điều này lại có thể khiến cho cơ thể của bé bị nóng bức, không thể thoát mồ hôi cho nên có thể khiến cho bé mắc bệnh rôm sảy.

Thời tiết hanh khô, nóng bức

Thời tiết ở Việt nam khá hanh khô và nóng bức, nhất là những ngày mùa hè, nhiệt độ có thể cao hơn 40 độ C. Nhiệt độ thời tiết quá cao sẽ khiến cho các bé từ sơ sinh đến trẻ nhỏ đều có khá năng bị rôm sảy, gây ngứa rát và cực kì khó chịu cho các bé.

Phòng ở không thoáng mát

Nếu trong phòng có quá nhiều đồ đạc, không có quạt hay lỗ để thông hơi thì nguy cơ bé bị rôm sảy là điều gần như chắc chắn. Da em bé có nhiều nếp gấp sẽ không được thoáng mát cho nên nếu ở trong nhà, trong phòng không thoáng mát thì rất có thể dẫn đến tình trạng bị rôm sảy.

Vệ sinh da cho bé không tốt

Da của bé cần phải được vệ sinh tốt, nếu không được vệ sinh và tắm rửa kĩ thì nguy cơ bị rôm sảy rất cao. Sau khi tắm cho bé nếu không lau sạch nước sẽ dẫn đến tình trạng ẩm và khiến da bé trở nên mẫn cảm hơn. Chưa kể trẻ nhỏ thường tiếp xúc với nhiều thứ, sàn nhà,… cho nên làn da dễ bị nhiễm bẩn và cần được vệ sinh sạch sẽ.

Xem thêm: Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

Những triệu chứng của bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Vào những ngày thời tiết oi bức, nóng nước thì trẻ lại bắt đầu tiết nhiều mồ hôi hơn, tuy nhiên các ống tuyến mồ hôi ở trẻ vẫn chưa được phát triển hoàn chỉnh cho nên mồ hôi không thể thoát kết được ra ngoài, làm cho lỗ chân lông bị ứ đọng và nổi lên nhiều sần nhỏ có màu đỏ hồng.

trieu-chung-cua-benh-rom-say-o-tre
Triệu chứng của bệnh rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy có thể mọc ở mọi nơi trên cơ thể như ở mặt, ở đầu, ngực, cổ, lưng, mông, tay chân,… Ở những chỗ bị rôm sảy đều sẽ có nổi sần đỏ và có cảm giác ngứa rát khó chịu. Vùng bị rôm sảy nếu bị tác động như chà xát, gãi ngứa thì có thể bị lây lan ra nhiều vùng khác. Sau đây là 3 dạng rôm sảy thường gặp ở trẻ đó là:

  • Rôm dạng tinh thể: Xảy ra do bé chậm phát triển tuyến mồ hôi, các mảng da nổi sần đỏ và thường xảy ra sốt.
  • Rôm đỏ: Thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm.
  • Rôm sâu: Xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng nề, thường sau khi bị rôm đỏ kéo dài.

Bệnh rôm sảy có gây ra biến chứng nguy hiểm không?

Bệnh rôm sảy là một bệnh thường gặp ở trẻ và đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Bệnh rôm sảy được đánh giá là khá lành tính, nó có thể tự khỏi nếu như thời tiết trở nên mát mẻ hơn. Bởi lúc này da bé đã bớt tiết mồ hôi, bớt nóng, tuy nhiên nếu như thời tiết nóng bức trở lại thì bé hoàn toàn có thể bị lại.

Bệnh rôm sảy có thể tự hết tuy nhiên nếu như bé thường xuyên bị rôm sảy thì đây không phải là điều đơn giản,  bạn cần phải quan tâm và chú ý. Khi bé thường xuyên bị rôm sảy thì lúc này bé đã mắc bệnh rôm sảy sâu, tức là đây không chỉ là bệnh ngoài da nữa mà nó còn gây tổn thương sâu bên trong da.

Nếu như bệnh rôm sảy bị lan khắp cơ thể và tình hình càng ngày càng nặng hơn thì có thể khiến cho bé bị kiệt sức dần, mạch đập nhanh và bé sẽ bị nôn ói liên tục. Chưa kể nếu mụn nước do bệnh rôm sảy gây ra sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da, nhiễm trùng da ảnh hưởng nặng nề tình hình sức khỏe cũng như để lại sẹo thâm sau này.

Bé bị rôm sảy ở mặt và cổ nổi toàn thân phải làm sao?

Nếu như bé bị rôm sảy thì phải làm sao, điều trị rôm sảy như thế nào,… là những thắc mắc đang được khá nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nếu các bé bị rôm sảy ở mặt, cổ hoặc toàn thân thì có thể điều trị bằng cách cho bé ở nơi có máy quạt thông khí, máy lạnh, mặc quần áo thoáng mát, hạn chế vận động sẽ giúp bé giảm tiết mồ hôi và vết thương sẽ giảm dần đi.

Nếu bé bị rôm sảy nặng thì tốt nhất là nên đưa bé đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Bệnh rôm sảy là bệnh lành tính tuy nhiên trong quá trình bị bệnh thì các bé sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa rát. Nếu để vết thương lây lan ra thì sẽ để lại biến chứng như vi khuẩn tấn công gây bội nhiễm, nhiễm trùng nặng.

Các ông bố bà mẹ cũng nên giữ cho bé luôn được thoáng mát, sạch sẽ, có thể cho bé tắm các loại nước như nước chè xanh, lá khếm mướp đắng,… Trước khi tiến hành nấu nước lá thì tốt nhất là nên rửa qua với nước muối để đảm bảo diệt sâu bệnh, hóa chất bám trên lá.

Thuốc chữa trị bệnh rôm sảy tốt nhất hiện nay

Rôm sảy là một bệnh phổ biến ở trẻ và nó có khả năng lây lan sang những vùng da khác khiến bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài áp dụng các cách điều trị bệnh rôm sảy ở trên thì bạn có thể sử dụng thêm thuốc xịt Baby Skin. Đây là sản phẩm thuộc thương hiệu Quantum Care, được sản xuất với công nghệ hạt nano thông minh sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ.

Baby-Skin
Baby Skin

Bạn chỉ cần sử dụng sản phẩm Baby Skin xịt trực tiếp lên những vùng da bị rôm sảy ở trẻ rồi để khô, dùng khoảng 3 – 4 lần/ ngày và sau 2 – 3 ngày là bạn đã nhìn thấy công hiệu của sản phẩm. Với thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi, bạn có thể mang theo chúng bên mình và sử dụng cho bé cả khi đi chơi, đi du lịch,…

Baby Skin là một trong những loại thuốc trị rôm sảy cho bé hiệu quả, an toàn nhất được nhiều người tin dùng cho con mình. Bạn có thể gọi đến hotline hoặc liên hệ qua website chính thức với địa chỉ quantumcare.vn để được nhân viên tư vấn và hướng dẫn cách đặt mua hàng cũng như cách sử dụng sản phẩm hiệu quả tốt nhất.

Sản phẩm Baby Skin chuyên sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da cho bé như rôm sảy, vết thương do côn trùng cắn, vết thương do kiến ba khoang đốt, bệnh zona, bệnh sởi, bệnh thủy đậu,… Sản phẩm đã được Bộ Y Tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Những cách phòng tránh bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Bệnh rôm sảy tuy không nguy hiểm đến tính mạng của bé nhưng nó cũng gây nên khó chịu, ngứa rát ở trẻ. Do vậy mà việc phòng tránh bệnh rôm sảy là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là một số những cách phòng tránh bệnh rôm sảy mà các ông bố bà mẹ nên biết:

  • Cho bé mặc các loại quần áo may từ vải cotton thông thoáng, mềm mịn và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cho bé uống đủ nước, cung cấp cho bé nhiều vitamin và khoáng chất thông qua việc cho bé uống nước ép trái cây.
  • Nên cho bé ở những nơi thoáng mát, không nên đưa bé đến những nơi đông người vào thời tiết nóng bức.
  • Luôn để bé trong tình trạng khô ráo, không nên để mồ hôi bám trên da bé quá lâu gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Không nên cho bé mặc quá nhiều quần áo khiến mồ hôi không thể thoát ra bên ngoài.

Nếu bé bị rôm sảy nhẹ thì có thể tự chữa trị tại nhà, tuy nhiên nếu như bé bị rôm sảy quá nặng hoặc vết thương lây lan khắp cả người thì tốt nhất là nên đưa đến bắc sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm sau này, làm giảm sức đề kháng của bé.

Bệnh rôm sảy ở trẻ tuy khá phổ biến tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng không nên quá lơ là, tốt nhất là nên chữa trị càng sớm càng tốt để bé không phải khó chịu, quấy khóc. Bài viết đã giải đáp thắc mắc về vấn đề Bé bị rôm sảy ở mặt và cổ nổi toàn thân phải làm sao? Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con em nhỏ.

Có thể bạn quan tâm: