Bé bị bệnh tay chân miệng nên tắm lá gì? Thời tiết giao mùa, bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh ở trẻ nhỏ khiến cho rất nhiều cha mẹ lo lắng. Hiện chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này do đó quan trọng nhất là cách chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ. Và việc sử dụng những bài thuốc lá tắm từ dân gian tắm cho trẻ được xem là một những cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, bệnh  xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi. Vì là bệnh lý truyền nhiễm nên bệnh cũng trải qua các thời kỳ đó là giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát.

Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi bị virus gây bệnh tấn công và xâm nhập bệnh sẽ thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3- 6 ngày.

Giai đoạn khởi phát: Kết thúc thời kỳ ủ bệnh, các triệu chứng đầu tiên của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện, cụ thể đó là:

+ Sốt, trẻ bị mệt mỏi và sốt nhẹ(37.5- 38 độ C) hoặc sốt cao(38- 39 độ C), đặc biệt khi trẻ bị sốt cao mà không thể hạ được xem là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

+ Trẻ biếng ăn, quấy khóc nhiều.

+ Miệng tiết ra nhiều nước bọt kèm theo xuất hiện những thương tổn đau rát ở răng và miệng.

+ Trẻ bị đau họng và tiêu chảy nhiều lần trong ngày ở một số trường hợp.

Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này sẽ bắt đầu sau khi thời kỳ khởi phát xảy ra được 1- 2 ngày, trẻ bắt đầu có những biểu hiện như:

+ Nổi ban trên da: Các nốt ban này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và đầu gối. Ban đầu chúng chỉ là những nốt hồng ban có kích thước vài mm nổi trên bề mặt da sau đó tiếp tục phát triển thành những bọng nước có màu xám và hình bầu dục.

+ Loét miệng: Mụn phỏng nước ở niêm mạc má, lợi và lưỡi xuất hiện nên rất dễ vỡ khi có cọ xát. Khi chúng vỡ ra dễ tạo thành các vết loét gây đau đớn và ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ.

+ Triệu chứng toàn thân: Trẻ có thể bị co giật trong trường hợp sốt cao, mê sảng gây rối loạn tri giác…

Thông thường, với những trường hợp bệnh nhẹ thì sau khoảng 7- 10 ngày các triệu chứng bệnh sẽ tự hết. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nặng, trẻ xuất hiện các dấu hiệu nặng như: sốt cao kéo dài hơn 48h kèm theo co giật, chân tay run rẩy, khó thở khò khè, vã mồ hôi toàn thân, tay chân lạnh, mệt mỏi không chơi… ba mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế nhanh chóng để được bác sĩ có biện pháp xử trí kịp thời.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng không bú được phải làm sao

Bị chân tay miệng nên tắm lá gì?

Ngoài việc tuân thủ dùng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ chăm sóc, tắm rửa vệ sinh cho bé hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng, được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Và trong dân gian, một số loại cây cỏ từ tự nhiên được đánh giá là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng khá hiệu quả:

Tay chân miệng tắm lá chè xanh

Trong lá trà xanh có chứa chất kháng khuẩn rất tốt, ngăn ngừa nhiễm trùng do đó khi trẻ bị tay chân miệng, các bậc phụ huynh có thể sử dụng lá chè xanh đem đun với nước để tắm cho bé. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ các nốt bọng nước bị vỡ ra gây lở loét và nhiễm trùng, hạn chế đau đớn khó chịu cho trẻ.

Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý chọn mua lá chè có nguồn gốc an toàn, không bị tồn dư thuốc trừ sâu hay chất hóa học. Đồng thời nên chọn mua lá tươi, không bị dập nát để đun nước tắm cho bé nhé.

Tắm bằng lá rau sam

Theo Đông y, rau sam có vị chua nhẹ, tính mát và giàu vitamin C nên giúp làm mát và thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, trong rau sam còn chứa hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả nên giúp làm các nốt bóng nước mau lành và se các vết loét, hạn chế bị tình trạng nhiễm trùng.

Do đó, khi trẻ bị tay chân miệng cha mẹ có thể lấy một nắm lá rau sam, đem rửa sạch và đun sôi với nước. Khi nước sôi, bắc xuống để nước nguội bớt và tắm, gội cho bé sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng của bé rất tốt.

Bé bị bệnh tay chân miệng nên tắm lá gì để bệnh mau khỏi?

Cỏ mực trị tay chân miệng

Cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi hay rau mực. Theo một số chuyên gia Đông y, cây cỏ mực có tính lạnh, không độc và vị ngọt chua, có công dụng tiêu viêm và diệt khuẩn khá hiệu quả. Do đó cỏ mực được dùng để trị các bệnh ngoài da và nhiễm khuẩn.

Đối với bệnh tay chân miệng, bạn có thể đem đun cây cỏ mực với nước để tắm cho trẻ. Công dụng kháng khuẩn của cây sẽ giúp làm sạch da bé, hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở các mụn nước đồng thời giúp các nốt mụn này mau chóng hồi phục.

Tắm bằng lá chè vằng

Lá cây chè vằng giúp thanh nhiệt, phòng ngừa mụn nhọt cho cơ thể đồng thời giúp nhanh lành vết thương. Bạn đem kết hợp loại lá này với lá cây núc nác, cây kim ngân và cây cơm nguội để đun sôi với nước và tắm gội cho bé có thể hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng rất hiệu quả.

Tắm bằng lá cây bạc hà

Trong cây bạc hà có chứa một loại hoạt chất chống oxy hóa và chất chống viêm nên loại cây này có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm rất hữu hiệu. Ngoài ra, trong cây còn chứa một số loại vitamin và khoáng chất nên có tác dụng thanh nhiệt và thải độc cơ thể. Chính vì vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, các bậc phụ huynh có thể đem lá loại cây này đun sôi với nước để tắm hoặc cho trẻ uống. Giúp các vết bọng nước mau se lại và hạn chế bị viêm nhiễm, mẩn ngứa.

Tắm bằng lá rau diếp cá(dấp cá)

Tinh dầu trong rau diếp cá có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu sưng tương đối tốt. Do đó khi trẻ bị tay chân miệng, bạn có thể đem lá rau diếp cá giã nát và chế nước sôi vào để tắm ấm cho trẻ.

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Bệnh chân tay miệng do rất nhiều loại virus khác nhau gây nên do đó hiện vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Cách điều trị bệnh chủ yếu chỉ tập trung giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi mắc bệnh, sự xuất hiện các nốt ban đỏ và mụn nước khiến cho trẻ vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Do đó, việc sử dụng một số loại thuốc bôi phù hợp như milian, xanh methylen, gel rơ miệng… sẽ có tác dụng làm thuyên giảm các biểu hiện đau rát, ngứa ngáy và nhiễm trùng trên da bé.

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc bôi này cha mẹ cần lưu ý không được tự ý dùng cho trẻ. Mọi loại thuốc này cần phải thông qua chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bởi nếu dùng bừa bãi, dùng thuốc không đúng với liều lượng có thể khiến các mụn nước bị tổn thương và khó chữa trị hơn.

Trên đây là bài viết bé bị bệnh tay chân miệng nên tắm lá gì, mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích được cho nhiều bậc phụ huynh. Việc tắm gội sạch sẽ và nhẹ nhàng cho trẻ trong thời gian mắc bệnh là vô cùng quan trọng bởi sẽ làm hạn chế các vi khuẩn tấn công giúp bé mau lành bệnh hơn đấy nhé.

Có thể bạn quan tâm: