Bệnh chân tay miệng luôn là căn bệnh khiến rất nhiều người lo lắng, vậy trẻ em bị chân tay miệng thì cha mẹ cần làm gì? Những dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em là gì. Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ em bị chân tay miệng? Để giải đáp những câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là một căn bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện ở trẻ em. Có rất nhiều loại virus khác nhau là nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Thông thường, những trường hợp bị chân tay miệng hiện nay chủ yếu là do virus Coxsackievirus A16. Virus này thường ít gây biến chứng và sẽ nhanh khỏi. Cha mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc cho con từ 7-10 ngày bệnh sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp trẻ đều mắc bệnh chân tay miệng bởi virus Coxsackievirus A16. Cha mẹ không nên quá chủ quan. Vì vẫn có những trường hợp trẻ mắc virus Enterovirus 71. Virus này sẽ làm triệu chứng của bệnh chân tay miệng vô cùng nặng và nghiêm trọng. Nếu không phát hiện kịp thời thì rất dễ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, virus Enterovirus 71 cũng có khả năng cao để lại biến chứng cho trẻ nếu trẻ dính virus. Biến chứng có thể là về thần kinh, viêm màng lão…

Đa phần đối tượng dễ bị nhiễm virus mắc bệnh chân tay miệng nhất là trẻ nhỏ từ 5 tuổi trở xuống. Vì đối tượng này hệ miễn dịch còn rất yếu, sức đề kháng còn kém. Bệnh chân tay miệng thường phát triển mạnh vào mùa xuân, hạ và thu. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức cẩn thận và có biện pháp phòng ngừa cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng

Ở những thời điểm đầu khi trẻ bắt đầu nhiễm bệnh thường sẽ không có những biểu hiện rõ ràng. Vì vậy, nếu không để ý kĩ hoặc có kinh nghiệm sẽ rất khó nhận ra. Thông thường dấu hiệu sẽ bắt đầu rõ ràng sau khi trẻ bị nhiễm bệnh từ 3-6 ngày.

Biểu hiện ban đầu sau khi nhiễm bệnh từ 3-6 ngày đó là trẻ bắt đầu sốt nhẹ, có thể kèm theo đó là đau họng, sổ mũi. Trong giai đoạn này, trẻ có thể sẽ biếng ăn, bị tiêu chảy. Một số trường hợp sẽ có triệu chứng đau rát ở miệng.

Tiếp đến là giai đoạn toàn phát, ở giai đoạn này sẽ có những biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh chân tay miệng. Biểu hiện đầu tiên là ở lòng bàn tay, bàn chất sẽ xuất hiện các vết phỏng nước. Ở bên trong miệng sẽ bắt đầu xuất hiện mụn nước, có thể xuất hiện mụn nước cả ở lưỡi.

Có một số trẻ ở giai đoạn toàn phát sẽ có những biểu hiện toàn thân khác như là co giật, mê sảng, tri giác dễ bị rối loạn. Nếu tình trạng bệnh của trẻ ở mức độ nhẹ thì có thể theo dõi ở nhà và điều trị. Sau khoảng 7-10 ngày trẻ sẽ tự khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu cha mẹ phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh nặng thêm như khó thở, chân tay run, co giật nhiều hơn thì nên khẩn trương đưa ngay trẻ vào viện để điều trị.

Những biến chứng của bệnh chân tay miệng

Nếu mắc phải virus Coxsackievirus A16 thì đa phần trẻ sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên, nếu không may trẻ mắc phải virus chân tay miệng Enterovirus 71 thì sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu không xử lý kịp thời.

Virus chân tay miệng Enterovirus 71 sẽ làm bệnh tình của trẻ trở nên rất nghiêm trọng. Biến chứng về thần kinh như viêm màng não, viêm não tủy… sẽ rất dễ xảy ra nếu không xử lý kịp thời. Ngoài ra, biến chứng về tim mạch như suy tim, viêm cơ tim cũng có thể xảy ra khi nhiễm virus này. Tình trạng nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị chân tay miệng nhưng không sốt thì nên làm gì?

Thông thường, khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng sẽ có một vài biểu hiện như bên trên đã nêu ra. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, biểu hiện của bệnh lý sẽ không rõ ràng. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc nhận biết bệnh của cha mẹ khi trẻ bị bệnh.

Điển hình là việc nhiều trẻ bị mắc chân tay miệng nhưng lại không có biểu hiện sốt. Cha mẹ không nên chủ quan trong trường hợp này. Việc cần làm là kiểm tra thật kĩ miệng, lòng bàn chân, lòng bàn tay hoặc đầu gối của trẻ. Xem có xuất hiện vết loét hay phát ban không. Vì việc mắc bệnh chân tay miệng mà không sốt là hoàn toàn bình thường. Cha mẹ cần tuyệt đối không chủ quan, cần quan sát biểu hiện của trẻ và xem xét các triệu chứng khác trên cơ thể trẻ. Từ đó có biện pháp điều trị bệnh chính xác nhất.

tre-bi-tay-chan-mieng-nhung-khong-sot
Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt

Điều trị bệnh chân tay miệng tại nhà

Đối với những trường hợp trẻ bị bệnh chân tay miệng nhẹ. Thì hoàn toàn có thể điều trị tại nhà cho trẻ được. Sau khoảng 7-10 ngày bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Về mặt dinh dưỡng thì khi trẻ bị chân tay miệng thường sẽ rất chán ăn. Những vết loét bên trong miệng sẽ làm trẻ đau rát và khó chịu khi ăn uống. Vì vậy, cha mẹ cần chế biến thức ăn mềm, lỏng dễ ăn. Chia nhỏ các bữa ra cho trẻ ăn để tránh nhàm chán. Tuyệt đối không được cho trẻ ăn đồ cay, chua hoặc quá nóng. Vì những vết loét ở trong miệng trẻ khi tiếp xúc với những thực phẩm như vậy sẽ gây đau rát cho trẻ.

Về các loại thuốc được sử dụng tại nhà thì chỉ nên cho trẻ sử dụng paracetamol để hạ sốt. Ngoài ra việc sử dụng bất kì loại thuốc nào khác đều phải có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Vì là bệnh truyền nhiễm nên sẽ phải cách ly trẻ với những trẻ nhỏ khác. Kể cả người lớn sau khi tiếp xúc với trẻ bị mắc bệnh xong cũng cần vệ sinh sạch sẽ lại bằng xà phòng. Luôn theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, nếu có biểu hiện lạ cần đưa ngay ra bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa xử lý.

Những biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng

Hiện trên thị trường chưa có vac-xin phòng bệnh chân tay miệng, vì vậy cha mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh trước khi trẻ nhỏ bị nhiễm. Đó chính là biện pháp an toàn nhất dành cho trẻ.

Luôn rửa tay của cả trẻ nhỏ và người lớn bằng xà phòng sau khi nấu ăn, đi vệ sinh hoặc làm việc gì đó khác. Trước khi cho trẻ em ăn cần rửa tay bằng xà phòng thật sạch sẽ.

Việc vệ sinh an toàn thực phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu. Đảm bảo luôn ăn chín uống sôi. Nguồn thực phẩm và nguồn nước sử dụng phải đảm bảo an toàn.

Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi trẻ hay chơi đùa. Những bề mặt trong nhà cũng cần được lau chùi thường xuyên. Vì trẻ sẽ rất hay tiếp xúc vào những đồ vật trong nhà.

Khi phát hiện có trẻ khác mắc bệnh chân tay miệng, cần tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc. Vì đa phần nguyên nhân mắc bệnh là do lây lan từ trẻ này sang trẻ khác.

Khi cha mẹ phát hiện trẻ có triệu chứng của bệnh chân tay miệng đã nêu ở trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để bác sĩ đưa ra những chỉ định phù hợp nhất. Không nên tự ý ở nhà điều trị cho trẻ.

Trên đây là một số chia sẻ hữu ích về cách xử lý khi trẻ nhỏ bị mắc bệnh chân tay miệng. Với những thông tin này, mong rằng các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ con nhỏ khi gặp phải căn bệnh chân tay miệng.