Các bậc cha mẹ luôn đau đáu nỗi lo sợ con cái mình mắc bệnh truyền nhiễm ở những năm đầu đời. Và bệnh chân tay miệng là một trong những nỗi lo đó. Vậy bị chân tay miệng tắm lá chè xanh có nhanh hết không? Những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết nào để giúp cho cha mẹ phòng tránh và chữa trị cho các bé kịp thời khi phát hiện ra bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Bệnh chân tay miệng là gì?

Đầu tiên, cha mẹ cần biết rằng chân tay miệng là một loại bệnh truyền nhiễm. Nó sẽ truyền virus từ người này qua người khác qua việc tiếp xúc thông thường. Tên của loại virus gây ra bệnh chân tay miệng là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 17. Chúng chủ yếu sống và phát triển trong đường tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện ở những người có sức đề kháng kém. Và đó chính là những bé từ 5 tuổi trở về. Khi còn quá bé, hệ miễn dịch của bé rất yếu, và đây chính là cơ hội để virus sinh sôi và phát triển. Bệnh có thể lây qua những cái bắt tay, tiếp xúc da thịt trực tiếp… Hoặc có thể gián tiếp qua những đồ dùng hàng ngày mà trẻ vô tình động vào.

Nguyên nhân mắc bệnh

Virus Coxsackie A16 và Enterovirus 17 chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh chân tay miệng. Sẽ có hai mức độ nghiêm trọng khi người bệnh nhiễm một trong hai loại visus trên. Virus Coxsackie A16 sẽ ít gây biến chứng hơn, và có thể tự khỏi sau thời gian ngắn. Còn nếu vô tình bị virus Enterovirus 17, thì lời khuyên dành cho bạn là cần hết sức cẩn thận, tuyệt đối nghe theo chỉ định của bác sĩ. Vì loại virus này có thể gây tử vong hoặc những biến chứng rất nặng nề về sau.

Một nguyên nhân gián tiếp khác, là do trẻ tiếp xúc trực tiếp da thịt vào một người khác đang bị bệnh. Virus sẽ lan truyền qua đường đó và phát triển trong cơ thể trẻ.

Dấu hiệu nhận biết

Vào những thời điểm đầu nhiễm phải virus, trẻ thường sẽ quấy khóc rất nhiều. Và nếu cha mẹ để ý kĩ sẽ thấy bắt đầu xuất hiện những nốt lở loét nhỏ ở trong miệng trẻ. Đây chính là dấu hiệu ban đầu khi mắc bệnh. Cha mẹ cần hết sức cẩn thận, theo dõi trẻ liên tục hoặc có thể đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Một số dấu hiệu khác đi kèm có thể là tiêu chảy, biếng ăn hoặc chảy nước bọt nhiều.

Sốt cao và không có dấu hiệu hạ sốt là một trong số dấu hiệu của bệnh chân tay miệng. Việc tốt nhất cha mẹ cần làm lúc này là nhờ đến sự khám xét và tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi không có sự tư vấn của bác sĩ. Ở thời điểm này, trẻ thường sẽ phát ban ở lòng bàn chân và tay rất nhiều vết đỏ   .

Dấu hiệu hay giật mình, hoặc nặng hơn có thể là co giật. Cha mẹ cần để ý trẻ rất chi tiết từng hành động của trẻ. Nếu có những biểu hiện trên cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh chân tay miệng

Khi phát hiện trẻ mắc các triệu chứng ở trên, cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện tại trên thị trường chưa có loại thuốc nào đặc trị cho bệnh chân tay miệng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể làm theo hướng dẫn dưới đây để điều trị cho trẻ.

Khi phát hiện có triệu chứng của bệnh mà kèm theo sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt. Một lưu ý quan trọng là không được dùng thuốc có chứa hàm lượng Aspirin.

Về chế độ ăn của trẻ, cha mẹ cần đảm bảo trẻ luôn đủ nước. Tránh trường hợp cơ thể trẻ mất nước. Chế độ ăn cũng cần đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết để cân bằng.

Đối với những trẻ lớn hơn, có nhận thức rõ ràng. Cha mẹ cần tránh những thực phẩm nóng và cay. Vì những thực phẩm đó vô tình sẽ làm đau rát đến những vết thương trong miệng trẻ. Hãy bổ sung vào bữa ăn của trẻ những thực phẩm có tính mát và giàu khoáng chất. Và rau củ quả luôn là ưu tiên hàng đầu.

Về việc vệ sinh cá nhân cho trẻ, cha mẹ nên vệ sinh những vết phồng da của trẻ bằng những loại nước có tính mát như nước chè xanh, rau chân vịt… Cần làm khô vết thương sau khi vệ sinh và bôi dung dịch Betadin để kháng khuẩn.

Bi-chan-tay-mieng-tam-la-che-xanh-co-het-khong
Bị chân tay miệng tắm là chè xanh có nhanh hết không.

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm, vì vậy để phòng tránh bệnh chân tay miệng. Cha mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh hàng ngày của trẻ.

Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay để làm sạch vết bẩn trên tay trẻ. Tránh trường hợp để trẻ tay bẩn khi ăn uống.

Luôn khử trùng các vật dụng hàng ngày, các vật dụng mà trẻ thường xuyên tiếp xúc. Tránh vi khuẩn lây lan qua đường này.

Tuyệt đối cách ly trẻ khi phát hiện trẻ bị bệnh. Hoặc không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh khác, tránh khả năng truyền nhiễm virus từ người bệnh sang người khác.

Trên đây là một số thông tin về việc phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ em. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được khi trẻ bị chân tay miệng tắm lá chè xanh có nhanh hết không? Ngoài ra còn có những phương pháp gì khác để phòng ngừa bệnh. Hãy bỏ túi cho mình những phương pháp này để sử dụng khi cần thiết nhé.