Trẻ em khi bị tay chân miệng thì nên làm gì, biểu hiện bệnh như thế nào, có nên kị nước không, có tiêm phòng được hay không,… là những thắc mắc được tìm kiếm khá nhiều trên google. Trong bài viết ngày hôm nay, quantumcare.vn sẽ đi tìm hiểu chi tiết hơn về việc trẻ bị tay chân miệng có được tiêm phòng không, nên kiêng kị những gì để bạn đọc cùng tham khảo.

Các giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ em có sức khỏe cũng như sức đề kháng rất kém cho nên rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Hiện nay một trong những căn bệnh lây nhiễm phổ biến nhất có thể kể đến chính là bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan từ người này qua người khác và trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, thông qua nước bọt, nước từ các vết phỏng rộp trên da, từ phần của những người bị nhiễm bệnh do virus đường ruột lây truyền. Bệnh tay chân miệng là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biếng chứng thậm chí là tử vong.

benh-tay-chan-mieng-o-tre
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở những trẻ em dưới 5 tuổi và các giai đoạn phát triển bệnh như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: đây là giai đoạn mà các virus gây bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể của các bé, giai đoạn này kéo dài từ 3 – 7 ngày trước khi có những triệu chứng biển hiện bệnh rõ rệt hơn.

Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn phát triển trong khoảng 1 – 2 ngày, trong giai đoạn này thì bé có những biểu hiện rõ hơn như mệt mỏi, đau họng, lười ăn, sốt nhẹ, tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 3 – 10 ngày tiếp theo và các triệu chứng bệnh càng ngày càng rõ rệt hơn với các biểu hiện như:

  • Bé nổi các nốt phát ban đỏ dạng nước ở các bộ phận như bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông,… Các nốt phát ban này thường sẽ xuất hiện trong khoảng 7 ngày và sẽ biến mất nếu bị nhẹ,  tuy nhiên những vết thương này có thể để lại vết thâm.
  • Bé cũng sẽ xuất hiện các mụn đỏ, các vết loét trong miệng vối đường kính khoảng từ 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Điều này khiến cho các bé cảm thấy đau rát nhất là khi ăn, tăng tiết nước bọt và lười ăn.

Ngoài ra thì trong giai đoạn này triệu chứng bệnh của nó cũng tăng lên nhiều hơn, bé có thể bị sốt nhẹ, nôn mửa và quấy khóc. Đây là tình trạng chung của các bé khi bị mắc tay chân miệng.

Đối với những trường hợp bị nhẹ thì bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ có thể phục hồi hoàn toàn từ 8 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu như trẻ bị nặng, có triệu chứng buồn nôn nhiều lần, sốt cao không hạ thì có thể dẫn đến các biến chứng về hô hấp, tim mạch và thần kinh. Những biến chứng này xuất hiện từ 2 – 5 ngày của bệnh và nếu như không được chữa trị kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tử vong.

Trẻ bị tay chân miệng có tiêm phòng được không?

Trẻ bị tay chân miệng có được tiêm phòng không là một thắc mắc của khá nhiều phụ huynh có con nhỏ. Thường thì bệnh tay chân miệng sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày vì có nhiều trường hợp đến ngày thứ 8 thì bệnh mới đột ngột nặng hơn. Do vậy mà tốt nhất là bạn nên tạm hoàn tiêm ngừa cho các bé trong khoảng thời gian này.

Điều này sẽ không chỉ đảm bảo an toàn cho các bé mà hạn chế được tình trạng bệnh có thể sẽ chuyển biến nặng nề hơn. Có trường hợp bé đang bị tay chân miệng nhưng vẫn tiêm phòng gây ra các tác dụng phụ hoặc tai biến xảy ra sau khi tiêm ngừa. Do vậy mà cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé là nên đợi sau khi bé đã khỏi bệnh thì tiếp tục cho bé đi tiêm ngừa bình thường.

Những kiêng kị nên biết khi bé bị tay chân miệng

  • Không nên tự chữa trị tại nhà mà tốt nhất là đứa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra cách chữa bệnh hợp lý nhất.
  • Không nên dùng thuốc bừa bãi mà tốt nhất nên sử dụng theo thuốc kê đơn của bác sĩ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc nào đó cho bé.
  • Không cho bé ngầm vú nhựa, ăn các thức ăn có vị chua, cay và không cho ăn thức ăn thô cứng. Nên cho bé uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn dễ tiêu.
  • Không nên để bé gãi hoặc chà xát quá mạnh vào các mụn nước, chất dịch sẽ lan ra và vết thương sẽ ngày càng nặng hơn.
  • Không để bé ngậm mút tay, ngầm đồ chơi, các đồ vật trong nhà, nên lau chùi và vệ sinh tất cả các bề mặt bé có thể tiếp xúc trong nhà.
  • Không nên đưa bé đến những nơi đông người vì đây là môi trường thuận lợi để lây nhiễm và phát bệnh nặng hơn.
  • Nhiều bà mẹ thắc mắc bé bị tay chân miệng thì có kiêng nước, kiêng gió không thì tuyệt đối không nên. Tốt nhất là cho bé ở phòng sạch sẽ, thoáng mát, tắm rửa vệ sinh cho bé mỗi ngày để tránh bệnh lây nhiễm.
  • Không nên chà xát quá mạnh chi tắm rửa cho bé mà hãy thật nhẹ nhàng, không chạm vào những mụn nước của bé. Sau khi vệ sinh cho bé thì nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng vì không chỉ trẻ em mà cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh tay chân miệng ở người lớn.
  • Quần áo phải được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước nóng hoặc có thể ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2%  để diệt vi khuẩn.

Các ông bố bà mẹ nên theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên và cẩn thận, nếu thấy bé có những dấu hiệu bất thường thì phải  đưa đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay, không được để lây lan và bệnh chuyển biến nặng nề hơn. Bệnh có thể  biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong do vậy các ông bố bà mẹ không nên lơ là, mất cảnh giác.

Trẻ bị tay chân miệng thì nên dùng thuốc gì?

Trẻ em bị tay chân miệng vô cùng nguy hiểm vì nó có thể để lại biến chứng sau này, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do vậy nếu phát hiện bé có triệu chứng bị bệnh thì tốt nhất là nên chữa trị kịp thời, nếu để bệnh lây lan thì sẽ khó chữa trị hơn. Tốt nhất là đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và cấp thuốc.

Ngoài ra thì bạn còn có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da cho bé để giúp cho vết thương mau lành, tránh bị viêm và lây nhiễm ra những vùng da xung quanh khác. Hiện nay sản phẩm của Quantum Care đang được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm và lựa chọn, với sản phẩm Baby Skin và Smart Fresh sẽ giúp cho các bé giảm được tình trạng ngứa rát ở da, đồng thời kháng viêm, hỗ trợ điều trị giúp vết thương mau lành.

quantum-care
Quantum Care

Baby Skin và Smart Fresh là những sản phẩm đã được bộ Y Tế kiểm tra và cấp phép chứng nhận an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm đã được sử dụng trên 10.000 người và có hiệu quả tốt. Sản phẩm của Quantum Care được thiết kế dưới dạng xịt cho nên khá tiện lợi và dễ sử dụng, bạn có thể mang đi được nhiều nơi mà không lo cồng kềnh. Ngoài hỗ trợ điều trị các vết thương do tay chân miệng thì sản phẩm của Quantum Care còn hỗ trợ điều trị các vết thương do sởi, zona, thủy đậu, côn trùng cắn,…

Trẻ bị tay chân miệng ngoài sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ mà còn phải biết cách chữa trị tại nhà. Bài viết đã giải đáp thắc mắc về việc trẻ bị tay chân miệng có được tiêm phòng không, nên kiêng kị những gì, hi vọng đây sẽ là bài viết tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.