Bệnh tay chân miệng xuất hiện với các dấu hiệu đặc trưng là sốt(có thể sốt cao hoặc sốt nhe), nổi ban đỏ ở chân tay và xuất hiện các bọng nước ở miệng. Vậy những nốt ban đỏ và bọng nước có gây ngứa ngáy không. Để biết được bệnh tay chân miệng có ngứa không, mời bạn hãy cùng theo dõi những thông tin được đề cập đến ngay trong bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do một loại virus đường ruột của họ picornaviridae gây nên. Tất cả những ai chưa từng mắc bệnh tay chân miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh tuy nhiên bệnh thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa trong đó nguồn lây chủ yếu là từ nước bot, chất dịch trong mụn nước và phân của trẻ bị nhiễm bệnh.

Ở nước ta, bệnh tay chân miệng thường có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm đó là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ.

Xem thêm: Thời gian ủ bệnh tay chân miệng là bao lâu

Bệnh tay chân miệng có ngứa không?

Trên thực tế, có không ít bậc cha mẹ thắc mắc “bị tay chân miệng có ngứa ngáy không”. Theo các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm cho biết, bệnh tay chân miệng thường xuất hiện với các triệu chứng đầu tiên như sốt( sốt cao hoặc sốt nhẹ), chán ăn, ho, đau họng… Sau khoảng 1- 2 ngày, các nốt ban đỏ sẽ dần xuất hiện ở trong miệng, lợi, mặt trong má và ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Những nốt này có kích thước khoảng 2- 5mm, có hình bầu dục và ở giữa có màu xám sẫm.

Những nốt ban đỏ trong miệng sẽ nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn, gây đau đớn và khó chịu cho trẻ. Trong khi đó những nốt ban đỏ trên da ở vùng tay và chân của trẻ cũng bắt đầu lan rộng, có xu hướng hình thành những mụn nước nhỏ.

Các nốt ban đỏ và mụn nước trên da khi bị tay chân miệng thường không gây đau và không gây ngứa ngáy cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu ba mẹ phát hiện con có dấu hiệu ngứa ngáy và đau rát khó chịu thì rất có thể các mụn nước, vết loét này đã bị nhiễm trùng do không được chăm sóc cẩn thận.

Chính vì vậy, ba mẹ và người thân của trẻ cần phải chú ý không nên để bé gãi nhiều để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương. Cũng như để tránh làm các mụn nước bị vỡ ra làm lây lan tới các vùng da khác trên cơ thể khiến cho mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.

Bên cạnh đó, trong thời gian này các bậc phụ huynh nên chú ý chăm sóc bé đúng cách, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt, bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc trở nặng hơn.

Dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng

Sau khi cơ thể bị virus tay chân miệng tấn công, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thường gặp của bệnh như: sốt, mệt mỏi, đau họng, kém ăn, nổi ban đỏ ở chân tay và các vết loét ở trong khoang miệng. Các biểu hiện vô cùng khó chịu này sẽ kéo dài từ 7- 10 ngày và dần dần biến mất.

Khi đó, căn bệnh sẽ hết hoàn toàn, các nốt ban đỏ dần mờ đi, mụn phỏng nước xẹp lại và tiêu biến dần. Trẻ bắt đầu sẽ lại chơi và ăn ngoan như bình thường, dấu hiệu mệt mỏi hay quấy sốt sẽ chấm dứt.

Việc bạn cần phải làm sau khi nhận thấy trẻ khỏi bệnh tay chân miệng đó là tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện sức đề kháng cho trẻ. Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể để ngăn chặn nguồn bệnh khác có thể tấn công trở lại.

Bệnh tay chân miệng có gây ngứa ngáy không?

Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Bệnh tay chân miệng có thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 3- 7 ngày, thời kỳ này các triệu chứng của bệnh chưa xuất hiện điển hình. Do đó người bệnh sẽ chưa thể phát hiện mình bị tay chân miệng hay không nên chính vì điều này đã trở thành yếu tố thuận lợi để virus chân tay miệng có cơ hội lây lan sang cho người lành và ra toàn cộng đồng.

Virus gây bệnh có thể lây từ người bệnh sang người lành qua dịch tiết mũi họng, chất dịch từ các bọc nước hoặc qua phân của trẻ mắc bệnh. Chính vì vậy có thể xem bệnh tay chân miệng có khả năng lây truyền mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Hơn thế nữa, sau khi đã kết thúc thời kỳ lui bệnh, tay chân miệng vẫn có thể lây nhiễm do virus còn cư trú trong phân của trẻ.

Vì thế để tránh lây lan sang cho trẻ khác và những người khác trong cộng đồng, cha mẹ nên cách lý con mình từ 7- 15 ngày. Lúc này các nốt mụn nước đã hoàn toàn biến mất, virus gây bệnh cũng được loại bỏ và tiêu diệt hoàn toàn, không còn khả năng lây lan và phát tán trong không khí. Đồng thời, cơ thể của trẻ dần trở lại bình thường và khỏe hẳn, ăn ngoan và ngủ ngoan.

Thuốc bôi tay chân miệng

Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể chấm dứt triệt để căn bệnh tay chân miệng trong thời gian ngắn. Để giúp bệnh tay chân miệng được đẩy lùi nhanh chóng, bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám cụ thể ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ có dấu hiệu của bệnh.

Hầu hết các trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng đều có thể tự khỏi mà không để lại biến chứng quá nguy hiểm nào. Các bậc cha mẹ có thể làm giảm bớt hoặc xoa dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh bằng một số loại thuốc hạ sốt, giảm đau và làm dịu cổ họng cho trẻ.

Với các nốt mụn nước, ban đỏ hay những vết loét trong khoang miệng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi dạng gel hoặc dạng nước để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Cũng như chúng các nốt này mau chóng xẹp lại và biến mất, tránh để lại sẹo xấu và sẹo thâm trên da.

Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cho trẻ qua đường uống hay đường bôi, các bạn cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng cho con mà có thể dẫn đến sử dụng quá liều lượng gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm. Hơn nữa, những loại thuốc bôi có thể khiến cho các biểu hiện bệnh tạm thời bị lu mờ, các vết loét có thể bị tổn thương nặng gây khó điều trị hơn đấy nhé.

Ngoài việc sử dụng một số loại thuốc để hỗ trợ điều trị, bạn cần phải chú ý tới việc chăm sóc và vệ sinh cho trẻ đúng cách. Đồng thời điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho phù hợp để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, chống lại sự tấn công của bệnh tật.

Khi bị tay chân miệng, cha mẹ vẫn nên tắm gội cho trẻ bình thường bằng nước ấm nhưng lau rửa nhẹ nhàng để không làm vỡ các mụn nước. Phòng tắm nên kín và được vệ sinh sạch sẽ. Các đồ dùng cá nhân của trẻ hay đồ chơi của trẻ phải được khử trùng thường xuyên để tránh mầm bệnh lây lan.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hàng ngày nên tăng cường các thực phẩm giàu đạm,  vitamin và khoáng chất. Các món ăn nên được chế biến mềm và để nguội cho bé ăn. Tránh xa các loại đồ ăn đặc, khô cứng hoặc cay nóng sẽ khiến miệng bé bị đau và gây ra tâm lý sợ hãi, bỏ ăn khiến sức khỏe suy giảm.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc bệnh tay chân miệng có ngứa không và những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh. Quatumcare hi vọng rằng thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn nắm được cách chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình mình nhé.

Có thể bạn quan tâm: