Nhiệt miệng ở trẻ em luôn là nổi lo của các ông bố bà mẹ, bởi nó không chỉ khiến cho bé biếng ăn, quấy khóc mà còn có thể dẫn đến sốt cao. Và nhiều phụ huynh lo lắng không biết rằng khi trẻ em bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi, nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi? Và để giải đáp những vấn đề này, sau đây quantumcare.vn xin chia sẻ đến bạn một số thông tin cần thiết cũng như cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ. Cùng xem nhé!

Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ em bị nhiệt miệng

Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng là bệnh khá phổ biến và xảy ra với bất kỳ ai, nó không gây nguy hiểm nhưng đối với trẻ nhỏ các triệu chứng bệnh khiến trẻ vô cùng khó chịu. Những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu, lưỡi gây đau rát, khó chịu đặc biệt khi ăn uống. Và dưới đây là một số nguyên nhân trẻ em bị nhiệt miệng các ông bố bà mẹ nên biết

  • Trẻ bị nhiễm các loại khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh sẽ làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể dẫn đến bị nhiệt miệng.
  • Do trẻ bị sâu răng hoăc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy…
  • Trẻ ăn quá nhiều đồ cay nóng, chất béo, uống thiếu nước khiến cơ thể bị nóng dẫn đến viêm loét niêm mạc.
  • Hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ khá yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.
  • Do trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin B12, iron.
  • Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh.
  • Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng ở trẻ em hay ở người lớn đều có những dấu hiệu chung đó là xuất hiện một vài đốm màu trắng, có kích thuốc ban đầu khoảng từ 1-2mm, lớn dần lên khoảng 8-10mm và vài ngày sau thì những đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng. Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng nên khi ăn mặn và cay sẽ gây ra đau rát cho vết loét, thậm chí là không thể ăn bất kỳ thứ gì cho đến khi triệu chứng giảm bớt. Ngoài ra, một số dấu hiệu trẻ bị nhiệt miệng khác thường gặp như:

  • Bé thường hả miệng, chảy nước dãi hơi nhiều.
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc và biếng ăn.
  • Trẻ bị nhiệt miệng và sốt kèm nổi hạch ở cổ.
  • Nướu răng bé có thể bị sưng hoặc chảy máu.

Trẻ em bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi?

Nhiều mẹ lo lắng không biết tình trạng nhiệt miệng ở trẻ có gây nguy hiểm gì cho các bé hay không. Khi gặp trường hợp bé bị nhiệt miệng thì sẽ có những triệu chứng như gây sốt ở trẻ em, suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến thể chất ở trẻ và trẻ đau đớn gây ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Và thường trẻ em bị nhiệt miệng thường kéo dài từ 7-10 ngày sẽ tự khỏi và bệnh không để lại sẹo, nhưng thời gian bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ dinh dưỡng của các bé. Trong thời gian này bé thường rất biếng ăn vì khi thức ăn vào va chạm phải vết loét sẽ khiến bé đau rát, rất khó khăn trong việc nhai, chính vì vậy mà ảnh hưởng đến sự phát triển cho bé trong giai đoạn này.

Hơn hết, nhiệt miệng thường tái phát lại nhiều lần nếu các mẹ không tìm hướng điều trị đúng cách. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng các mẹ nên chú ý tìm hướng điều trị càng sớm các tốt để bé nhanh khỏi chứ không nên chủ quan để bệnh tự khỏi nhé.Bởi nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Nếu trẻ em bị nhiệt miệng kéo dài hơn 10 ngày vẫn chưa khỏi thì các mẹ nên cho bé đến bệnh viện để được bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh cũng như có hướng điều trị tốt nhất nhé.

Xem thêm: Cách chữa nhiệt miệng mãn tính lâu năm mấy cũng khỏi

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Các bé bị nhiệt miệng thường rất biếng ăn bởi vì việc nhai thức ăn rất khó khăn lại gây ra đau rát vô cùng khó chịu. Do đó, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, những thức ăn này sẽ giúp bé dễ ăn và ít gây ra khó chịu hơn. Hơn hết, nên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, tránh các món cay, mặn, nóng hoặc cứng rắn khó nuốt. Đồng thời tùy vào độ tuổi của bé mà mẹ nên chế biến thức ăn sao cho phù hợp và giúp bé cảm thấy thích thú, ngon miệng nhất.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Phần lớn trong giai đoạn này trẻ chỉ bú mẹ, bú bình hoặc ăn dặm từ những thức ăn mềm. Đối với trẻ ở độ tuổi này, các bé sẽ rất khó ăn do đó các mẹ nên ăn uống để bé hấp thu qua dòng sữa. Đây là cách cung cấp được chất dinh dưỡng đầy đủ tăng sức đề kháng, cải thiện chứng nóng trong của các bé. Do đó, khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ nên ăn:

Các loại rau có tính mát: rau ngót, rau mồng tơi, rau khoai, rau diếp cá, rau má, rau đắng… đây là những loại rau có tính mát, nhiều vitamin, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nhanh, lợi sữa và chữa được nhiều bệnh liên quan đến răng miệng. Do đó mẹ nên hấp thu để cải hiện chứng nóng trong cơ thể của bé.

Nên uống nhiều nước: Mẹ cần bổ sung nước đầy đủ cho các bé, đối với những bé từ 6 tháng tuổi thì có thể uống nước được nhiều, do đó mẹ nên chia nhỏ khoảng thời gian trong ngày ra và cho bé uống. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung nước qua các loại nước ép trái cây, rau xanh để cho bé hấp thu.

Mẹ cần tránh ăn: thực phẩm cay nóng, dầu mỡ thì sẽ khiến cơ thể tích nhiệt, gây nóng trong khiến trẻ bị nhiệt miệng mãi không khỏi. Khi bé nhà bạn bị chứng nhiệt miệng quấy rối, mẹ nên hạn chế các đồ cay nóng, chiều xào nhiều dầu mỡ tối đa nhất có thể.

Trẻ trên 1 tuổi bị nhiệt miệng ăn gì?

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc trẻ đã cai sữa, thì nguồn thực phẩm là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện triệu chứng nhiệt miệng. Vậy nên khi trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì là vấn đế mẹ cần lưu ý. Sau đây quantumcare.vn đã tổng hợp đầy đủ các loại thực phẩm mẹ nên áp dụng vào chế độ dinh dưỡng cho bé khi bị nhiệt miệng:

Uống nước ép cà chua:

  • Cà chua cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, giàu vitamin A, C, K, B6 giúp thanh lọc cơ thể mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt.
  • Tuy nhiên, cà chua rất khó uống, do đó mẹ cần phải khéo tay làm cho bé ly nước ép thơm ngon để kích thích vị giác.
  • Mẹ dùng 2 quả cà chua (bỏ vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ), sữa tươi, 1 thìa mật ong cho vào xay thật nhuyễn. Sau đó lấy rây lọc bỏ cặn và cho bé uống, không nên ép bé uống một lần, mẹ nên chia nhỏ ra nhé.

Rau diếp cá, rau mã đề, rau má:

  • Uống nước rau dền, mã đề , rau má: Các loại rau chứa nhiều chất xơ cùng vitamin C và thành phần kháng khuẩn nên có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng nhiệt miệng.
  • Mẹ nên cho bé tích cực ăn hoặc uống nước ép các loại rau này ngày 3 lần để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Rau ngót:

  • Rau ngót là loại rau chứa nhiều vitamin C, có công dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc tốt cho cơ thể nên hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng ở trẻ.
  • Mẹ có thể bổ sung rau ngót bằng các món canh hoặc nước ép rau ngót thực hiện liên tục sau 3-4 ngày chứng nhiệt miệng sẽ khỏi.

Sữa chua:

  • Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa trẻ em đặc biệt đối với trẻ bị nhiệt miệng thì đây là thực phẩm giúp bệnh nhanh chóng lành lặn. Vì bên trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dưỡng chất, vitamin, vi khuẩn có lợi nhằm kháng lại các vi khuẩn gây hại kia.
  • Do đó, mẹ nên cho bé bổ sung sữa chua hằng ngày, mỗi ngày 1 hộp để các bé cải thiện vết loét ở miệng.

Món ăn cho trẻ bị nhiệt miệng

Cháo tim lợn đỗ xanh:

  • Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể cực kỳ tốt do đó dùng đậu xanh hầm cháo cùng với tim lợn sẽ cải thiện nhiệt miệng cho bé.
  • Mẹ đem ngâm gạo nếp, đậu xanh và gạo tẻ chừng 30 phút, để ráo nước, cho vào nồi, thêm nước gấp 3 lần gạo, đun trên lửa, thi thoảng khuấy đều.
  • Tim heo mẹ nên xắt nhỏ sau đó bằm nhuyễn và xào sơ qua, sau khi cháo chín thì bỏ tim heo và hầm thêm 10 phút rồi tắt bếp và có thể cho bé ăn.

Cháo bí xanh tôm nõn:

  • Bí xanh là món ăn rất tốt trong mùa nóng bởi nó tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng cũng như giúp cải thiện nhiệt miệng cho bé.
  • Tôm làm sạch, băm nhuyễn, ướp cùng gia vị và xào xơ với hành phi cho thơm, sau đó cho bí thái mỏng vào xào chung.
  • Cho gạo vào nồi nấu khi cháo nhuyễn cho tôm, bí đã xào vào nấu tiếp 10 phút sau đó tắt bếp. Có thể cho thêm rau thơm để kích thích vị giác của bé.
Adult feeding baby

Cháo tôm rau ngót:

  • Gạo và đậu xanh vo sạch rồi nấu chung vào nồi để thành cháo.
  • Tôm lấy phần thịt băm nhuyễn và nêm một ít nước mắm, đem xào sơ qua cho đến khi thịt có màu hồng thì tắt bếp.
  • Rau ngót rửa sạch, nhặt lá rồi bỏ vào máy xay cho nhuyễn.
  • Sau đó cho tôm, rau ngót vào nồi cháo khuấy đều, để khoảng chừng 3-5 phút sau đó tắt bếp là có thể cho bé ăn.
  • Rau ngót rất mát, chính vì vậy món cháo rau ngót sẽ cải thiện nhiệt miệng cho bé.

Cháo cá lóc đậu xanh nấm rơm:

  • Cá lóc là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, kết hợp với đậu xanh và nấm rơm tăng cường ngũ cốc sẽ tạo thành món ăn rất bổ dưỡng, thanh nhiệt và làm mát cơ thể cho bé.
  • Đậu xanh ngâm qua đêm, rửa sạch cho vào cùng gạo nếp, gạo tẻ nấu thành cháo.
  • Nấm rơm ngâm muối, rửa sạch, cắt bỏ phần chân, thái nhỏ tùy theo khả năng ăn thô của bé.
  • Phi thơm tỏi, cho nấm vào xào, nêm nếm vừa miệng. Sau đó cho vào phần cháo hầm thêm khoảng 10 phút.
  • Cá lóc phi lê, cắt miếng hoặc băm nhỏ, ướp thêm gia vị, đợi thấm xong cho vào chảo xào sơ cho thơm và khử mùi tanh.
  • Tiếp cho cá vào nồi cháo và khuấy đều được 5p sau đó tắt bếp, mẹ nên cho thêm ít ngò rí để cháo thơm hơn, dễ ăn hơn.

Tham khảo thêm: Nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên liên tục

Trẻ em bị nhiệt miệng dùng thuốc gì nhanh khỏi nhất?

Để giúp cho trẻ giảm cơn đau, khó chịu và ăn uống lại tốt hơn thì các ông bố bà mẹ nên tìm phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng. Những cách trên chỉ giúp bé giảm cơn đau chứ chưa thể nào chấm dứt hẳn bệnh nhiệt miệng, do đó bạn nên tìm đến sản phẩm đặc trị nhiệt miệng tốt hơn. Và sản phẩm mà bài viết muốn gởi đến mọi người đó là SMART FRESH – đây là một sản phẩm uy tín, chất lượng và an toàn trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng ở trẻ em được người tiêu dùng đánh giá cao và tin tưởng sử dụng. Sản phẩm có thể dùng để hỗ trợ trị nhiệt miệng ở trẻ em và cả người lớn.

Smart-Fresh
Smart Fresh

Sản phẩm Smart Fresh được sản xuất với công nghệ hạt nano thông minh, đảm bảo chất lượng hiệu quả, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Smart Fresh không chứa các thành phần hóa chất độ hại cho nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Sản phẩm còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus có hại cho răng miệng, mang đến một sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Sản phẩm được làm từ các thành phần lành tính, tuyệt đối không có chất cấm nên hoàn toàn an toàn khi sử dụng. Người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng sản phẩm và bạn nên tham khảo chuyên gia trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm chứng và công nhận nên an toàn, đảm bảo bạn sẽ hài lòng với chất lượng và độ hiệu quả của sản phẩm.

Nhiều người đã sử dụng và đánh giá tốt về sản phẩm Smart Fresh, không chỉ điều trị bệnh nhiệt miệng ở trẻ em mà phụ nữ mang thai, người già đều sử dụng được. Sản phẩm nhỏ gọn, tiện lợi và có thể mang đi bất kì đâu. Bạn có thể gọi đến hotline hoặc liên hệ qua website để được tư vấn và hướng dẫn cách mua hàng.Một số feedback khách hàng gửi về cho Quantum Care, bạn có thể theo dõi để hiểu hơn về sản phẩm:

phan-hoi-cua-khach-hang-khi-dung-smart-fresh
Phản hồi của khách hàng khi dùng Smart Fresh
khach-hang-noi-gi-khi-dung-san-pham-smart-fresh-tri-nhiet-mieng
Khách hàng nói gì khi dùng sản phẩm Smart Fresh trị nhiệt miệng

Với nội dung trên hi vọng đã giúp mọi người giải đáp các vấn đề thắc mắc: trẻ em bị nhiệt miệng bao lâu khỏi hẳn? nên ăn gì uống gì? và thuốc điều trị nhiệt miệng hiệu quả và an toàn nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Tham khảo thêm