Hiện có khá nhiều loại thuốc sát khuẩn đường tiết niệu được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân của mình. Bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự và muốn tìm hiểu về một số loại thuốc này? Vậy thì hãy theo dõi bài viết sau đây, quantumcare.vn sẽ cung cấp thông tin về top 6 thuốc sát khuẩn đường tiết niệu tốt nhất để bạn nắm rõ hơn nhé.
Nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu, có thể là do nấm, lao, lậu cầu và các vi khuẩn khác. Hoặc các yếu tố thuận lợi cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu như sỏi, u thận tiết niệu, dị dạng thận niệu quản, u tiền liệt tuyến lành hoặc ác tính và các khối u khác từ bên ngoài chèn ép gây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu, ứ trệ dòng nước tiểu.
Từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào tế bào tiểu mô đường niệu. Nguyên nhân khác gây viêm đường tiết niệu cũng có thể là do thận đa nang, đái tháo đường, thai nghén… Niệu đạo của nam giới dài hơn, hẹp hơn và xa hậu môn hơn nữ giới. Tuyến tiền liệt của nam giới tiết ra chất có khả năng sát khuẩn nên nhiễm khuẩn tiết niệu ở nam giới thường ít gặp hơn ở nữ giới.
Top 6 thuốc sát khuẩn đường tiết niệu tốt nhất
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu như thế nào, bác sĩ điều trị sẽ kê đơn thuốc tương ứng. Và sau đây quantumcare.vn xin cung cấp một số thông tin về các loại thuốc sát khuẩn đường tiết niệu thường được dùng để chữa trị bệnh này để bạn tham khảo:
Doxycycline
Doxycycline là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline, được dùng để điều trị cho những bệnh nhận bị viêm đường tiết niệu do chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis gây ra. Doxycycline có hai loại gồm thuốc uống và thuốc tiêm.
Cách sử dụng: Người bệnh uống thuốc ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Nên uống từ 1-2 lần/ ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ và khi uống cần chuẩn bị một li nước đầy khoảng 24ml.
Liều dùng: Uống 100mg cách thời gian khoảng 42 tiếng 1 liều trong 1 ngày đầu. Uống 100mg/lần/ngày hoặc có thể dùng 2 lần/ngày đối với trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng.
Hoặc có thể sử dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch doxycycline với liều 200mg, truyền 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày đầu tiên. Và cần duy trì ở liều 100-200mg trong những ngày tiếp theo.
Tác dụng phụ của thuốc: Người bệnh dùng thuốc có thể bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể… Nếu gặp những trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn kịp thời.
Lưu ý:
- Không dùng thuốc kết hợp với thức ăn hoặc sữa hoặc các loại thức ăn có hàm lượng canxi cao.
- Sau khi uống thuốc người bệnh không được nằm ngay mà cần nghỉ ngơi ít nhất 10 phút.
- Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về điều trị mà cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Top thuốc sát trùng trị mụn hiệu quả tốt nhất nên dùng
Thuốc kháng sinh Trimethoprim
Trimethoprim là thuốc có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzyme dihydrofolate-reductase của vi khuẩn. Thuốc thường được phối hợp với sulfamethoxazole giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn. Thuốc gồm có dạng uống và dạng nước.
Liều lượng và cách dùng:
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu thì nên uống 100mg/lần; 2 lần/ ngày và nên uống trong 10 ngày. Trường hợp dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì nên uống 100mg/ ngày. Nếu là dạng thuốc tiêm thì có thể tiêm vào tĩnh mạch hoặc truyền nhỏ giọt dưới dạng lactat. Với người lớn tiêm từ 150-250 mg/lần, mỗi ngày tiêm 2 lần với mỗi lần cách nhau 12 giờ.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc có thể bị buồn nôn, bị ngứa toàn thân, mờ mắt, chóng mặt, tiêu chảy, chán ăn…
Lưu ý khi dùng thuốc: Người bị suy gan, suy thận, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lo do thiếu acid folic, người quá mẩn cảm với Trimethoprim thì không nên sử dụng. Và đặc biệt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc Mictasol Bleu
Mictasol Bleu có công dụng sát khuẩn nhẹ, giúp tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu. Thuốc thường được dùng kết hợp với thuốc kháng sinh Augementin.
Liều lượng và cách dùng:
- Bệnh hân có thể uống từ 2-3 lần/ ngày và mỗi lần uống 2 viên. Uống liên tục 3-5 ngày.
- Nên dùng thuốc Mictasol Bleu đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Không dùng thuốc ở liều lượng ít hoặc nhiều hơn chỉ định của bác sĩ.
- Uống thuốc sau bữa ăn kèm với nước ấm hoặc nước lọc.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc Mictasol Bleu người bệnh có thể bị buồn nôn, ói mửa, tiểu khó, tiêu chảy, nước tiểu có màu xanh.
Thuốc Cephalexin
Cephalexin là thuốc khánh sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn E.coli, Proteus mirabilis… gây ra.
Cách dùng: Bệnh nhân uống 250-500 mg, cách 6 giờ/ 1 lần. Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn liều có thể lên đến 4g/ngày. Có trường hợp cần tăng liều lượng của thuốc lên.
Lưu ý: Người bệnh trước khi sử dụng thuốc Cephalexin cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện đúng chỉ định nêu ra.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Râu ngô có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu khá hiệu quả. Thành phần chủ yếu của nó gồm vitamin A, K, B1, B2… đều là những vitamin tốt cho cơ thể người. Râu ngô giúp người bệnh giải nhiệt, các chất độc được thanh lọc và đào thải ra bên ngoài. Các chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu nhanh chóng được cải thiện.
Cách dùng:
- Chuẩn bị 100g râu ngô, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 100ml nước.
- Đun sôi nhỏ lửa rồi đề từ 10-15 phút.
- Chắt lấy nước uống vào buổi sáng và buổi tối các ngày. Mỗi lần dùng 20-60ml.
- Nên dùng trước bữa ăn từ 3-4 giờ.
Lưu ý: Nên chọn râu ngô tươi, chưa bị bị héo. Râu ngô cần có sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung.
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y sát khuẩn đường tiết niệu, chữa viêm đường tiết niệu chủ yếu là sử dụng các thảo dược có trong tự nhiên. Các thảo dược này có công dụng là thanh nhiệt, giải độc, chống viêm nhiễm, đồng thời ngăn chặn sự tăng trưởng của các vi khuẩn gây bệnh.
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc Đông y có ưu điểm đó là an toàn, không gây tác dụng phụ, có thể kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh khác giúp tiết kiệm được chi phí điều trị. Tuy nhiên nhược điểm của nó là khó có thể điều trị khỏi bệnh tận gốc, thời gian điều trị khá lâu nên người bệnh cần có sự kiên trì.
Tham khảo thêm: Top Thuốc bôi chữa trị bệnh zona thần kinh nhanh khỏi
Dung dịch sát khuẩn đạt hiệu quả cao
Chúng tôi đã cung cấp thông tin về các loại thuốc sát khuẩn, chữa trị viêm đường tiết niệu để bạn nắm rõ hơn. Và chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một sản phẩm có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả đang được rất nhiều người tin tưởng và ưa chuộng sử dụng. Đấy là những sản phẩm đến từ thương hiệu Quantum Care.
Nếu là người lớn thì nên sử dụng Smart Skin, trẻ em thì dùng Baby Skin xịt hàng ngày lên cơ thể để sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn nhằm phòng chống các loại bệnh. Đây là dung dịch được làm từ hạt nano bạc thông minh có thể tiêu diệt được hàng triệu loại vi khuẩn gây hại giúp bảo vệ sức khỏe con người một cách tốt nhất.
Quantum Care cam kết không chứa thành phần gây hại, không paraben, không chất cấm, không corticoid nên rất an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm đã được nghiên cứu hàng chục năm và qua sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Y tế. Bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm này để phòng chống đại dịch virus corona sẽ đạt hiệu quả rất cao đấy.
Vậy sau khi theo dõi bài viết trên bạn đã biết được top 6 thuốc sát khuẩn đường tiết niệu tốt nhất cùng những thông tin bổ ích khác. Hy vọng bạn sẽ truy cập thêm nhiều bài viết khác tại quantumcare.vn để cập nhật tin tức của chúng tôi. Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.
Xem thêm: