Kiến ba khoang mặc dù là loại côn trùng nhỏ bé nhưng trong cơ thể chúng lại có chứa chất độc cực mạnh gấp 12- 15 lần nọc độc của rắn. Vậy khi ăn nhầm phải kiến ba khoang có độc hại không? Nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu tới vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin được đề cập đến ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm của kiến ba khoang
Hình dáng của kiến ba khoang khá đặc biệt nên không khó để phát hiện ra. Kiến ba khoang là loại côn trùng có màu là các khoang đen- vàng cam xen kẽ nhau, chúng có thân hình thon dài, 3 đôi chân, 2 đôi cánh đến nửa thân mình và phần cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Sở hữu 3 đôi chân cứng cáp và khỏe mạnh nên kiến ba khoang thường di chuyển và bay rất nhanh.
Ở một số địa phương khác, kiến ba khoang còn được gọi dưới cái tên như kiến hoang, kiến lác, kiến gạo, kiến kim, kiến nhốt, kiến cong… Thức ăn ưa thích của loài kiến này là các côn trùng, sâu bọ, rầy rệp hại mùa màng và không giống như những loài kiến khác, kiến ba khoang có thể bò nhanh trên bề mặt nước. Kiến ba khoang trưởng thành có thể sống trong thời gian vài tháng và sinh sản ra khoảng từ 2- 3 thế hệ mỗi năm.
Xem thêm: Tại sao có kiến ba khoan trong nhà
Kiến ba khoang thường sống ở đâu?
Nếu như trước đây, nơi ở của loài kiến ba khoang thường tập trung chủ yếu ở đồng ruộng, quanh các gốc dạ, bãi cỏ, những công trình đang xây dựng, bãi cỏ, bãi rác… Thì hiện nay do hệ sinh thái đang bị mất cân bằng do quá trình đô thị hóa phát triển, bạn có thể dễ dàng bắt gặp loài kiến ba khoang ở những khu dân cư, nhà chung cư, nhà tập thể, khu nhà trọ, ký túc xá… do chúng bị mất môi trường sống và mất thức ăn.
Sự xuất hiện rầm rộ của kiến ba khoang trong nơi ở của người dân đã gây ra cho họ không ít phiền toái và rắc rối. Cuộc sống sinh hoạt hàng bị ảnh hưởng đồng thời người dân phải đối mặt với căn bệnh viêm da do dính phải chất độc tố từ loài kiến ba khoang này.
Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa khi thời tiết có độ ẩm cao, chúng sẽ tìm cách di tản đến những nơi khô ráo hơn. Thông thường, vào buổi tối kiến ba khoang bị “hấp dẫn” bởi những nơi có ánh sáng và đèn điện nên chúng thường bay vào trong nhà để ẩn nấp và tìm kiếm thức ăn. Do đó nếu bạn vô tình bị kiến ba khoang đậu vào cổ, tay chân hoặc gáy… và bạn không chú ý mà chà sát hoặc nghiền nát chúng giống như cách tiêu diệt những loài kiến khác thì sẽ khiến cho chất độc trong kiến ba khoang phát tác gây ra tình trạng bỏng rát, ngứa ngáy và hình thành những bọng nước trên bề mặt da.
Ăn nhầm kiến ba khoang có độc hại không?
Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa một loại độc tố có tên gọi là Pederin, loại độc tố này có độc tính mạnh gấp 12- 15 so với nọc độc của rắn. Tuy nhiên, vì Pederin tiếp xúc và thẩm thấu vào cơ thể người với một lượng rất nhỏ nên không đủ để gây chết người giống như nọc độc của rắn hổ mang.
Không giống như các loài rắn độc, bọ cạp hay một số loài côn trùng, động vật nguy hiểm khác, độc tố của loài kiến ba khoang thường chỉ gây tổn thương ngoài da trên cơ thể người. Còn trong trường hợp nếu ai ăn nhầm phải kiến ba khoang này thì cũng không nên quá lo lắng và sợ hãi bởi một số chuyên gia về da liễu cho rằng nếu bạn nuốt chúng xuống dưới dạ dày, các dịch vị axit trong dạ dày có thể trung hòa loại độc tố này, hạn chế và giảm bớt những nguy hiểm do độc tố này gây ra cho cơ thể.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần phải đến bệnh viện ngay khi phát hiện bản thân có các triệu chứng như: sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu… sau khi ăn nhầm phải kiến ba khoang. Bởi không loại trừ khả năng bạn có thể bị ngộ độc hoặc niêm mạc dạ dày, ruột non bị kích ứng khi độc tố Pederin trong cơ thể của kiến ba khoang được giải phóng trong cơ thể.
Kiến ba khoang cắn có sao không?
Kiến ba khoang là loài côn trùng đã có từ rất lâu tuy nhiên chúng chỉ được con người biết đến và quan tâm nhiều hơn trong nhiều năm trở lại đây. Lý do bởi vì những thương tổn nặng nề trên da do tiếp xúc với chất độc trong cơ thể của loài kiến này.
Chất độc pederin của kiến ba khoang sẽ được giải phóng ra ngoài khi con người có động tác chà xát hoặc nghiền nát chúng từ đó khiến chất độc này có cơ hội thẩm thấu và xâm nhập vào da. Gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu cho người bệnh như bỏng rát, ngứa ngáy khó chịu, phồng rộp da và nổi các mụn trên bề mặt da.
Các vết thương do kiến ba khoang cắn có nhiều hình dạng khác nhau như hình thẳng, hình tròn, hình đa giác… tùy thuộc vào động tác đập hoặc chà xát kiến trên da. Ban đầu trên những vùng da này chỉ sưng lên và tấy đỏ nhưng sau đó khoảng vài ngày sẽ hình thành lên những nốt mụn nước bên trong có chứa nhiều dịch.
Nếu được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, các tổn thương này sẽ lành lại chỉ sau một tuần. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chú ý gãi ngứa hoặc giữ gìn cẩn thận vô tình làm vỡ các mụn nước gây viêm loét và rỉ dịch từ đó có thể khiến vết thương sâu và lan rộng hơn. Thời gian hồi phục sẽ lâu hơn và vùng da sau khi điều trị có thể để lại thành sẹo thâm, sẹo lồi…
Phải làm sao khi kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể?
Khi phát hiện kiến ba khoang bay vào người, bạn tuyệt đối không được dùng tay nghiền nát, chà xát hay đập chết chúng để tránh độc tố trong cơ thể chúng tiết ra ngoài gây viêm da và bỏng rát da. Trong trường hợp bị chất độc của kiến dính vào da, bạn cần nhanh chóng rửa sạch vùng da chỗ kiến vừa đốt bằng nước sạch hoặc bằng xà phòng dịu nhẹ, chú ý thao tác rửa cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước da khiến độc tố có cơ hội thẩm thấu sâu hơn.
Sau đó bạn cần phải bôi thuốc và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được để vùng da lành tiếp xúc với vùng da bị dính phải độc tố.
Thông thường, các vết thương do nhiễm phải độc tố của kiến ba khoang sẽ gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Để tránh các mụn nước bị vỡ ra khiến vết thương lan rộng, bạn cần tránh gãi thay vào đó bạn có thể dùng đá lạnh để chườm để xoa dịu và giảm bớt.
Nếu nhận thấy vết thương có xu hướng ngày càng lan rộng, chảy dịch mủ hôi và lở loét… Bạn cần nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có biện pháp xử trí phù hợp, không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà mà có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm cho cơ thể.
Hi vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc ăn nhầm phải kiến ba khoang có độc hại không. Đồng thời cung cấp thêm cho bạn những thông tin về tác hại và cách xử trí ra sao khi bị kiến ba khoang đốt. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.
Có thể bạn quan tâm: