Côn trùng là những con vật tuy có thân hình khá nhỏ bé, tuy nhiên nhưng có một số loài là hiểm họa, mối đe dọa của con người bởi chỉ một vết cắn nhỏ cũng có giết chết chúng ta. Hôm nay hãy cùng quantumcare.vn đi khám về các loại côn trùng độc hại nhất thế giới nhé.

Kiến ba khoang

Kiến ba khoang được biết đến là một loại côn trùng cực kỳ nguy hiểm, nọc độc của nó không chỉ gây khó chịu mà tổn thương nghiêm trọng cho vùng da. Loài côn trùng này tuy giống con kiến nhwung thực ra nó thuộc bọ cánh cứng chứ không phải kiến. Vì có thân hình thon, dài nên người ta nhìn nó giống kiến, bởi vậy nó còn có nhiều tên gọi khác như kiến hoang, kiến lác, kiến kim, kiến nhốt, kiến gạo, kiến cong, cằm cặp.

Trong kiến ba khoang có chứa chất dịch Pederin – đây là một amid độc, gây rộp da, nó chiếm khoảng 0,025 trọng lượng trong kiến ba khoang. Khi da chúng ta tiếp xúc với chất dịch độc này từ kiến ba khoang sẽ dẫn đến vùng da bị tổn thương. Ban đầu là một dạng phát ban thay đổi từ ửng đỏ nhẹ cho đến phồng rộp nặng, tùy thuộc vào nồng độ và thời gian phơi nhiễm. Đặc biệt, khi nếu bị kiến bám trên da, nếu bạn dùng tay đập kiến thì chất dịch này sẽ dính trên da và gây ra viêm da, sưng đỏ. Không chỉ đáng sợ với con người, kiến ba khoang còn là côn trùng khiến nhiều con côn trùng khác phải sợ bởi vì nó thường ăn thịt, săn bắt những côn trùng cho bữa ăn của mình.

Mặc dù nọc độc của kiến ba khoang không gây chết người như nọc rắn hoặc côn trùng khác. Tuy nhiên, chất này sẽ khiến bỏng da, rát, nặng hơn có thể sốt cao, nổi hạch và nhiễm trùng. Nó sẽ đáng lo ngại với trẻ em vì khi ngứa rát trẻ càng gãi, chất dịch sẽ lây lan sang vùng khác và khiến vết thương khó lành, hơn hết sau thời gian nó còn để lại vết thâm trên da. Do đó, trẻ bị kiến ba khoang đốt phụ huynh đi khám bác sĩ để được điều trị nhanh khỏi. Ngoài ra, bạn có thể mua sản phẩm Baby Skin – đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị kiến ba khoang cắn nhanh khỏi và an toàn được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Baby Skin là sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ sử dụng hạt nano thông minh chăm sóc và bảo vệ làn da cho bé. Không chỉ có tác làm dịu vết thương, tái tạo làn da và sát khuẩn khi bị kiến ba khoang cắn, mà Baby Skin còn giúp dưỡng da, cung cấp độ ẩm giúp bé dễ chịu hơn.

Nọc độc của kiến ba khoang độc gấp 12-15 lần nọc độc của rắn hổ mang

Ong bắp cày Châu Á

Ong bắp cày Châu Á còn có tên khoa học là Vespa mandarinia là một loài côn trùng đáng sợ tại bản địa khu vực ôn đới và nhiệt đới Đông Á. Nó tuy là côn trùng có kích thước khoảng chừng 7cm nhưng nó có thể ăn thịt những con ong khác và đe dọa sự đa dạng sinh học. So với các loài ong khác thì đây là loài ong lớn nhất và mỗi nguy hiểm với con người vì nọc độc của nó có thể tấn công nhanh chóng vào hệ thần kinh và đe dọa tính mạng con người nếu không nhanh chóng điều trị sau khi bị đốt.

Ngày nay, loài ong giết người này càng phát triển với số lượng lớn nên khiến nhiều người lo sợ. Chúng xuất hiện ở rất nhiều nơi từ vườn, hộp thư, bộ tản nhiệt ở xe, tới các thùng tưới nước. Ong bắp cày châu Á còn được ví là kẻ săn mồi cực kỳ nguy hiểm, bởi thức ăn của chúng chủ yếu là bọ ngựa, ong và các loài côn trùng lớn. Loại ong này có thể xóa sổ hoàn toàn các tổ ong có hàng nghìn con bằng cách ăn cắp mật ong và nhộng ong.

ong-bap-cay-chau-a-con-trung-nguy-hiem-nhat

Ruồi xê xê

Ruồi xê xê là một loài ruồi vùng nhiệt đới châu Phi thuộc Họ Glossinidae trong liên họ Hippoboscoidea, trong đó chỉ có một chi bao gồm các loài ruồi xê rê ở châu Phi mang và truyền bệnh, đặc biệt là chứng ngủ thiếp khi châm vào người và động vật. Khi bị ruồi xê xê châu Phi đốt, nạn nhân có triệu chứng cúm, mệt mỏi, sốt, đau đầu nghiêm trọng, sưng tấy và trong nhiều trường hợp sốt cao, nói lắp và động kinh sau đó là buồn ngủ và hôn mê sâu. Các vết cắn của ruồi ảnh hưởng đến gần nửa triệu người mỗi năm, trong đó có người bị chết do bệnh ngủ. Bệnh ngủ là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở châu Phi.

Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ở Châu Phi, ruồi tsese cũng được xác định là trung gian lây lan bệnh dịch hạch đông vật làm chết hàng loạt gia súc, thậm chí con số bị chết lên tới 90%. Điều này đẩy châu lục vốn đã khô cằn vào những nạn đói khủng khiếp do sản lượng thịt, sữa giảm mạnh, vấn đề trồng trọt, canh tác bị ảnh hưởng trầm trọng do không có gia súc làm sức kéo.Không những mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm, ruồi tsetse còn có vòng đời lâu hơn các loài ruồi khác và rất khó tiêu diệt.

ruoi-xe-xe-con-trung-nguy-hiem-chet-nguoi

Sâu bướm Megalopyge opercularis

Sâu bướm Megalopyge opercularis còn có nhiều tên gọi khác như bướm mèo, sâu bướm đuôi sóc, sâu bướm puss, bướm flannel miền nam. Bên ngoài, nó trông giống một chú mèo nhiều lông đang nằm. Nhưng đừng dại mà đụng vào bộ lông đẹp mắt đó, hành động này sẽ khiến bạn bị nguy hiểm đấy. Nó còn được mệnh danh là sát thủ sâu độc nhất nước Mỹ.

Bạn đừng bị vẻ bề ngoài dễ thương của nó đánh lừa, bên ngoài lớp lông đó là những chiếc gai rỗng chứa chất độc. Nếu vô tình chạm bạn sẽ phải chịu những cơn đau dữ dội, gây tê, đôi khi khó thở và đau ngực. Loài sâu bướm Puss đã khiến nhiều người phải đi cấp cứu vì dính độc của mình.

sau-buom-megalopyge-loai-nguy-hiem-nhat-nuoc-my

Kiến quân đội

Kiến quân đội hay kiến quân lính, kiến lê dương là tên gọi chỉ chung cho hơn 200 loài kiến trên thế giới sinh sống theo bầy với số lượng rất lớn. Đây là loài kiến nằm trong số những động vật đáng sợ nhất hành tinh với khả năng ăn thịt tập thể con mồi to lớn chỉ trong vòng vài phút hay còn biết đến với khả năng tàn sát kinh hoàng. Kiến quân đội có thể tấn công mọi loài vật mà chúng cặp trên đường đi. Chúng nguy hiểm đến nỗi khi có thể tấn công và bao vây con người rồi khiến họ ngạt thở. Trung bình mỗi năm loài kiến này có thể giết từ 20 đến 50 người.

Không giống như hầu hết các loài kiến khác, kiến quân đội vừa bị mù bẩm sinh lại vừa không có tổ. Tuy nhiên, không khi đã rơi vào lãnh địa của loài kiến quân đội với số lượng có thể lên tới hàng triệu con, không một loài vật nào có thể chống lại chúng, cho dù đó là những loài vật nguy hiểm như rắn độc, bọ cạp. Với những chiếc răng rất lớn giống lưỡi kiếm tí hon, chúng có thể bao vây và ăn ngấu nghiến một con bò bị cột dây hoặc thậm chí cả một đứa trẻ đang bị để chơi một mình, chỉ trong vòng vài phút.

kien-quan-doi-loai-vat-dang-so-nhat-hanh-tinh

Bọ xít hút máu

Bọ xít hút máu (hay còn gọi là bọ hôn, bọ ám sát…) có tên khoa học là Triatominae, là một phân họ côn trùng trong họ Reduviidae. Bọ xít hút máu người thường thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè. Chúng thích những nơi ẩm thấp, tăm tối nên những nơi như: dưới giường, đệm, tủ, các khe nứt, tốitrong nhà luôn là nơi trú ngụ lý tượng của loại côn trùng này. Hai căn bệnh đã được ghi nhận là do bọ xít hút máu người gây ra là: bệnh Chagas và bệnh ngủ. Bệnh được xác định lây từ động vật sang người qua vết đốt của loài bọ xít hút máu.

Khi bị bọ xít hút máu cắn nếu không nhanh chóng điều trị sẽ gây nên triệu chứng như mệt mỏi, sốt cao, phù nề, nổi hạch, nặng hơn là viêm cơ tim,… và dẫn đến tử vong. Nếu không may bạn bị bọt xít hút máu cắn phải thì có thể sử dụng sản phẩm SMART SKIN của Quantum Care, nó có tác dụng hỗ trở xử lý các tổn thương ngoài da do côn trùng cắn, chích, đốt và phục hồi làn da nhanh chóng.

Kiến đạn

Kiến đạn có tên khoa học là Paraponera clavata và có nhiều tên gọi khác như kiến thợ săn khổng lồ, kiến nhọt, kiến conga, kiến 24h đây là loài côn trùng có nọc độc mạnh mẽ. Kiến đạn không hung hăng, chúng chỉ tức giận khi bạn cố tình kích động chúng. Khi đốt, con kiến giải phóng hóa chất báo hiệu những con kiến ​​khác trong vùng lân cận đến đốt nhiều lần hơn. Kiến đạn là loài ​​có vết cắn đau đớn nhất trong số bất kỳ loại côn trùng nào, theo chỉ số Đau Schmidt. Cơn đau được mô tả là mù, đau điện, có thể so sánh với việc bị bắn bằng súng.

Độc tố chính trong nọc độc của kiến đạn là Poneratoxin. Poneratoxin là một peptide gây độc thần kinh nhỏ làm ngưng hoạt động các kênh ion natri có điện áp trong cơ xương để ngăn chặn sự truyền khớp thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Ngoài cơn đau dữ dội, nọc độc này tạo ra tình trạng tê liệt tạm thời và không thể kiểm soát được. Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, nôn, sốt và rối loạn nhịp tim. Phản ứng dị ứng với nọc độc là rất hiếm. Trong khi Poneratoxin không gây tử vong cho con người, nó làm tê liệt hoặc giết chết các loài côn trùng khác. Poneratoxin là một ứng cử viên sáng giá để sử dụng như một thuốc trừ sâu sinh học.

Muỗi Anopheles

Muỗi Anopheles hay còn gọi là muỗi sốt rét, muỗi đòn xóc là một chi muỗi gồm hơn 460 loài trong đó có nhiều loài là tác nhân gây bệnh sốt rét, viêm não Nhật Bản gây ra cái chết của hàng nghìn người. Loài Anopheles dirus sinh sống ở trong rừng chủ yếu đốt máu các loài linh trưởng như khỉ, vượn… Khi có người đi vào rừng và hiện diện tại đây, muỗi Anopheles dirus chuyển sang đốt máu người.

Tại Việt Nam, hoạt động đốt máu người của muỗi Anopheles dirus phổ biến từ khoảng 20 giờ đến 24 giờ. Vùng sốt rét lưu hành nặng ở rừng núi thường có sự hiện diện của Anopheles dirus, tại nơi đây có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tập quán ngủ màn còn hạn chế. Anopheles dirus thường trú đậu, tiêu máu ở ngoài nhà sau khi đốt máu người.

Ruồi trâu

Là một loài ruồi sống ký sinh trên cơ thể động vật có vú (kể cả con người), nổi tiếng với những hình ảnh kinh dị trong giai đoạn ấu trùng của nó, nhiều trường hợp nhiễm trùng da nghiêm trọng ở người. Ruồi trâu là những thành viên thuộc họ Oestridae. Ruồi trâu có lông màu kim loại. Vết nhiễm trùng được đặc trưng bởi một vết sưng khó chịu, với một lỗ ở trung tâm là ống thở của ấu trùng. Sự chuyển động đôi khi có thể cảm nhận trong khối u.

Ruồi trâu được biết đến nhiều nhất với giai đoạn ấu trùng (hay còn gọi là giòi). Ấu trùng phát triển dưới bề mặt của da, nhưng để lại một lỗ nhỏ mà qua đó con giòi có thể thở. Ấu trùng gây kích ứng da, tạo ra sưng tấy hoặc “khối u”. Ấu trùng Dermatobia có gai, làm kích ứng trầm trọng thêm vết thương.

Thuốc bôi vết cắn côn trùng cắn hiệu quả nhất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi côn trùng cắn như hồ nước, các loại dung dịch màu sát khuẩn ( milian, castellani, xanh methylen, thuốc tím pha loãng…) hay các loại kem chống ngứa (promethazin, moz-bite, eurax…). Hầu hết các loại thuốc bôi này đều có tác dụng giảm ngứa, hạn chế cơn đau, sưng tấy chứ rất lâu khỏi. Hơn hết đối với trẻ nhỏ, nhiều phụ huynh e ngại khi sử dụng các sản phẩm này vì sợ ảnh hưởng từ các thành phần có trong thuốc.

Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm thuốc bôi vết cắn côn trùng vừa đảm bảo an toàn lại nhanh chóng khỏi hẳn thì hãy ghé ngay đến Quantum Care. Chúng tôi hỗ trợ 2 dòng Smart Skin và Baby Skin, đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị các vết đốt, chích từ côn trùng cắn dành cho cả người lớn và trẻ em nhỏ. Sản phẩm được tinh chế từ hạt nano với công nghệ thông minh, mang đến cho người dùng sản phẩm hiệu quả và an toàn nhất cho làn da.

Hai sản phẩm này đều là dạng dùng để xịt lên về mặt vết thương, nhằm tạo ra một lớp màng nano sinh học bao phủ làm sạch da, sát khuẩn, xoa dịu cơn đau, bảo vệ vết thương, ngăn nhiễm khuẩn giúp vết thương mau lành. Không chỉ dùng để trị côn trùng cắn, Smart Skin và Baby Skin còn được sử dụng để hỗ trợ cho những trường hợp:

  • Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây ra.
  • Viêm da tiếp xúc do các loài động vật – thực vật gây ra.
  • Bị bệnh virus như: siêu vi, thủy đậu, tay chân miệng, sởi, rubella, zona thần kinh, ….
  • Bị trầy xước trên da, vết thương hở, vết đứt và rách da, vết khâu, vết mổ sau phẫu thuật….
  • Người có vết thương mạn tính như lở loét, nằm lâu … hoặc các vết thương ngoài da khác do biến chứng của bệnh tiểu đường
  • Bị mụn trứng cá, mụn nhọt, hăm, mụn sữa, chàm sữa, viêm da, xăm thẩm mỹ, viêm nang lông….
  • Bị phỏng (bỏng).

Trên đây là top 9 các loại côn trùng độc hại nhất mà quantumcare.vn muốn chia sẻ đến các bạn để hiểu rõ hơn. Côn trùng tuy rất nhỏ bé nhưng nọc độc của nó có thể gây ra đau nhức khó chịu, mầm bệnh thậm chí là chết người. Do đó nếu không bị côn trùng đốt thì mọi người nhanh chóng chữa trị kịp thời. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các sản phẩm tại Quantum Care để xử lý vết thương do côn trùng cắn cũng như bảo vệ làn da nhanh chóng phục hồi và tránh bị viêm nhiễm nặng hơn. Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ trực tiếp đến quantumcare.vn nhé!