Bệnh viêm da cơ địa có thể chữa trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau tùy thuộc tình trạng bệnh diễn biến như thế nào. Và sau đây quantumcare.vn xin gợi ý top 9 thuốc chữa trị bệnh viêm da cơ địa mang lại hiệu quả tốt nhất. Mời bạn theo dõi bài viết để tham khảo nhé.
Tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa là gì?
Bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là chàm, eczema hay bệnh liken đơn mạn tính là bệnh da liễu gây đỏ da và ngứa. Bệnh tiến triển theo từng đợt, hay tái phát và thường bắt đầu hình thành ở trẻ nhỏ với các tổn thương dạng chàm trên da.
Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những người có tiền sử bản thân hoặc trong gia đình có người mắc bệnh liên quan đến dị ứng như bệnh viêm mũi – viêm xoang dị ứng, hen suyễn, nổi mề đay, sẩn ngứa hoặc dự ứng thuốc.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
Hiện vẫn chưa tìm ra rõ nguyên nhân gây nên bệnh viêm da cơ địa nhưng qua nghiên cứu có thể là do yếu tố di truyền. Gia đình hay xuất hiện ở những có nhiễm bệnh tự miễn hay dị ứng khác như các bệnh đã kể trên. Nếu bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì đến 80% con bị bệnh.
Bệnh cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân khởi phát hoặc làm cho bệnh nặng lên như tiếp xúc hóa chất, phấn hoa, bọ nhà… hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như mặc quần áo dày hoặc quá bó sát, tắm nước quá nóng hoặc ngồi quá gần lò sưởi. Trường hợp bị viêm da cơ địa cũng có thể do dị ứng với xà phòng, lông động vật, do thay đổi thời tiết, bị nhiễm vi khuẩn, virus…
Triệu chứng và cách nhận biết bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa thường có triệu chứng như sau:
- Khô da
- Da nhạy cảm, sần sùi, sưng do gãi.
- Da dày lên, nứt nẻ và bong vảy.
- Da xuất hiện các vết sưng nhỏ, khi gãi chảy mủ. Vùng da trên mặt, quanh gối, cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân thường bị nổi nhiều.
- Tình trạng ngứa có thể đặc biệt quan trọng, đặc biệt vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ đánh giá, bệnh viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạnh nhưng cần được điều trị dứt điểm vì có thể gây ra những biến chứng nặng như:
- Gây nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm vi khuẩn nếu người bệnh gãi nhiều. Vi khuẩn từ móng tay tiếp xúc vết thương dễ gây nhiễm trùng, lở loét, thậm chí gây hoại tử. n
- Viêm da cơ địa bội nhiễm do virus còn có thể gây sốt, mọc mụn nước trên da, tổn thương nội tạng và có thể gây tử vong.
- Viêm da cơ địa mãn tính không được điều trị đúng cách sẽ khiến người bệnh đỏ toàn thân, bị sốt rét, ngứa và khó điều trị.
- Nếu bệnh xuất hiện ở vùng da mỏng quanh mắt dễ gây hại cho thị giác, gây viêm kết mạc mắt, viêm mí mắt, chảy nước mắt liên tục.
- Bệnh còn gây ra sẹo hoặc có nhiều biến chứng khác như suy hô hấp, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, hen phế quản…
- Viêm da cơ địa còn tái lại nhiều lần, có thể lan rộng đến nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể.
Tham khảo thêm: Bôi xanh methylen vào vết thương hở có được không
Cách chữa trị bệnh viêm da cơ địa
Top 9 thuốc chữa trị bệnh viêm da cơ địa tốt nhất
Quantum Care
Khi bị viêm da cơ địa bạn nên mua sản phẩm Smart Skin – người lớn hoặc Baby Skin – trẻ em có hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh cực kỳ tốt. Cả hai sản phẩm đều thuộc Quantum Care – Thương hiệu ứng dụng thành công công nghệ nano thông minh tiên tiến nhất hiện nay. Nano thông minh chính là tổ hợp lai của hạt nano bạc và graphene trên nền chitosan.
Ưu điểm của hạt nano thông minh là có khả năng tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn, virus gây nên bệnh viêm da cơ địa. Từ đó giúp vết thương do bị viêm da cơ địa mau chóng lành lặn và không để lại sẹo. Sản phẩm chứa thành phần lành tính có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa rõ rệt sau vài lần đầu sử dụng. Nó giúp tái tạo tế bào da, hạn chế sẹo, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus từ bên ngoài môi trường.
Hiện Smart Skin và Baby Skin đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cấp phiếu công bố cho phép lưu hành trên thị trường. Quantum Care cam kết không sử dụng bất cứ thành phần nào độc hại vào trong sản phẩm nên bệnh nhân yên tâm sử dụng. Mời bạn tham khảo phản hồi của khách hàng đã sử dụng sản phẩm của Quantum Care để hiểu rõ hơn về chất lượng cũng như độ an toàn.
Smart Skin và Baby Skin đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cấp phiếu công bố cho phép lưu hành trên toàn quốc.
Ngoài Quantum Care, hiện còn có nhiều loại thuốc khác dùng chữa trị bệnh viêm da cơ địa. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các sản phẩm này để bạn tham khảo thêm nhưng về chất lượng và độ hiệu quả thì bạn nên tìm hiểu kỹ hơn nhé:
Thuốc đặc trị Medrol
Thuốc này có tác dụng giảm kích ứng, cải thiện triệu chứng đau, sưng, viêm. Nó được sử dụng trong các trường hợp bị dị ứng nặng, hen suyễn, rối loạn da, vảy nến, iipus ban đỏ… Khi bị viêm da cơ địa các bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng bệnh mà kê thuốc Medrol với liều lượng nhất định. Thuốc chống chỉ định sử dụng cho người huyết áp cao, bệnh về gan thận, tim, người nhiễm HIV, động kinh…
Thuốc trị viêm da cơ địa Metasone
Thành phần của Metasone được chiết xuất từ hoạt chất Betamethasone có tác dụng làm giảm các triệu chứng trên da như nổi ban đổi, viêm da, viêm mũi dị ứng… Thuốc này không được dùng cho trường hợp bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Thuốc chỉ được dùng khi được chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Desloratadin
Thuốc Desloratadin thường được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm da. Tuy nhiên những người dị ứng với thành phần của thuốc thì không được sử dụng. Tương tự như hai loại trên Desloratadin cũng được dùng khi bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng.
Thuốc bôi ngoài da Dipolac
Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển và hình thành của vi khuẩn gây bệnh thường được dùng điều trị viêm da dị ứng, nấm da, eczema… Khi dùng thuốc người bệnh cần rửa tay và vùng da bị viêm da cơ địa rồi bôi kem nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu vào da. Không băng kín vùng da điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như nổi mề đay, nổi ban đỏ, giảm sắc tố da… Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Gentrisone dạng kem bôi
Người bị viêm da cơ địa cũng có thể sử dụng Gentrisone dạng kem bôi. Trước khi sử dụng người bệnh cần vệ sinh tay và vùng da cần bôi kem sạch sẽ rồi dùng khăn sạch lau khô. Lưu ý chỉ nên bôi kem lên vùng da bị bệnh, không được băng kín vùng da bôi thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Kedermafa
Kedermafa là kem bôi chống nấm, kháng khuẩn và ký sinh trùng, viêm da cơ địa… Kem còn có tác dụng giảm ngứa do kích thích hoặc côn trùng chích. Tuy nhiên trước khi sử dụng bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Phụ nữ có thai và cho con bú, người mẫn cảm với thành phần của thuốc không nên sử dụng.
Korcin
Korcin chứa thành phần Chloramphenicol giúp ức chế các vi khuẩn, chống lại sự phát triển của vi khuẩn. Dexamethasone có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế hệ miễn dịch. Khi sử dụng Korcin điều trị viêm da cơ địa không nên bôi thuốc quá dày, tránh tiếp xúc với mắt. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc trị viêm da cơ địa dạng kem dưỡng ẩm
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa thường khiến da bị khô, nứt nẻ và bong tróc nên cần kết hợp các loại kem dưỡng ẩm cho da. Có thể sử dụng lotion nhưng sản phẩm này rất dễ bị bay hơi nên người bị bệnh nặng không phù hợp. Kem dưỡng ẩm đến từ một số thương hiệu nổi tiếng là lựa chọn tốt cho bệnh nhân. Ngoài ra người ta còn sử dụng thuốc mỡ có tác dụng dưỡng ẩm tốt, phù hợp với làn da nhạy cảm.
Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam
Ngoài sử dụng các loại thuốc bằng phương pháp Tây y, người bệnh viêm da cơ địa còn có thể sử dụng các bài thuốc nam để điều trị bệnh. Sau đây là một số cách chữa bạn có thể tham khảo nhưng lưu ý cần tìm nguyên liệu sạch và tươi để hiệu quả và an toàn hơn.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
Chuẩn bị 1-2 nắm lá khế tươi đem rửa sạch rồi ngâm muối khoảng 20 phút. Cho khá khế vào nồi và đun sôi kỹ với nước rồi để nguội rồi dùng rửa lên vết thương hoặc tắm toàn thân. Khi tắm người bệnh có thể lấy lá khế chà xát lên vùng da bị bệnh. Hoặc bạn có thể ngâm mình trong nước lá khế đến khi nước nguội và lau bằng khăn sạch.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng
Bạn chuẩn bị một nắm lá đinh lăng tươi hoặc khô. Mỗi lần nấu nước lá đinh lăng khô dùng khoảng 40g nấu cùng 2 lít nước uống như trà. Nếu dùng lá đinh lăng tươi nấu uống với 1 lít nước và có thể uống thay nước lọc hàng ngày.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt
Lá lốt cũng là mộ trong những bài thuốc dùng chữa viêm da cơ địa. Người bệnh có thể dùng lá lốt đun nước uống hoặc đun nước tắm, xông hơi hoặc dùng đắp ngoài da. Với cách này bệnh viêm da cơ địa sẽ được thuyên giảm và dần dần khỏi bệnh.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu
Lá trầu chứa thành phần sát khuẩn, giảm đau, kháng viêm, trừ phong tốt nên sử dụng đắp ngoài da hoặc nấu nước tắm cũng có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm. Bạn đem lá trầu rửa sạch ngâm với nước muối 20 phút. Cho lá trầu vào nồi nước nấu cùng 2 thìa muối. Đun sôi kỹ rồi dùng rửa lên vùng da khi nước đã nguội bớt.
Cách chăm sóc người bị viêm da cơ địa
Cách chăm sóc
- Người bị viêm da cơ địa cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa thay quần áo hàng ngày, tránh bụi bẩn khiến bệnh nặng hơn.
- Mặc quần áo thoáng mát, tránh mặc nhiều quần áo ra nhiều mồ hôi gây nhiễm trùng. Nếu là mùa đông thì không nên mặc áo len lông bên trong tiếp xúc với da.
- Tránh làm trầy xước da.
- Dùng kem dưỡng ẩm, các loại thuốc do bác sĩ kê toa.
- Cắt móng tay ngắn, đeo găng tay khi ngủ vào ban đêm.
- Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, hóa chất, dung môi…
- Tránh dùng mỹ phẩm, sữa tắm khi đang bị bệnh.
Bị viêm da cơ địa nên ăn gì?
Thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 và các axit béo là những dưỡng chất thiết yếu cho quá trình vận hành của cơ thể. Nó có công dụng đảm bảo sự bền vững của các mô liên kết giúp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa. Người bệnh có thể ăn các món ăn chế biến từ cá chép, cá ngừa, cá hồi, cá trích…
Các loại ngũ cốc
Người bị viêm da cơ địa ăn nhiều ngũ cốc giúp bổ sung protein giúp tăng cường năng lượng, cải thiện hệ miễn dịch. Ngũ cốc có chứa nhiều chất xơ và chất béo giúp chữa lành các lớp mô biểu bì bị tổn thương.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin
Vitamin A có tác dụng làm giảm viêm, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch nên bạn có thể ăn nhiều cà rốt, xoài, đu đủ, cà chua. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B như súp lơ, cải bó xôi, các loại ngũ cốc để tạo ra lớp biểu bì mới, thay thế lớp mô bị viêm. Đồng thời nên ăn các món ăn từ đậu xanh, giá đỗ, đậu phộng, hạt dướng dương để bổ sung vitamin E giúp đẩy lùi quá trình oxy hóa, làm mềm da.
Bị viêm da cơ địa không nên ăn gì?
Thực phẩm dị ứng
Người bị viêm da cơ địa nên hạn chế ăn các thực phẩm dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng gà, sữa, các chế phẩm từ sữa, rau muống… Vì những loại này có thể gây ngứa, tổn thương lớp mô biểu vì và để lại thâm sẹo.
Kiêng đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
Người bị viêm da cơ địa không nên ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng đặc biệt là món ăn dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Vì thực phẩm này chứa nhiều chất béo chuyển hóa khiến tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì. Bởi vậy bạn nên kiêng ăn khoai tây chiên, gà rán, bánh quy…
Kiêng thực phẩm lên men
Viêm da cơ địa cũng nên tránh xa các thực phẩm lên men vì chúng có tính axit cao nên dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ăn nhiều thực phẩm này tích lũy nhiều vi khuẩn trong người làm giảm khả năng đào thải độc tố của cơ thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Ngoài ra người bệnh viêm da cơ địa không nên ăn nhiều thực phẩm chứa phụ gia và chất bảo quản thực phẩm và các chất kích thích như bia rượu, cà phê…
Việc điều trị viêm da cơ địa cần kết hợp cả bên trong lẫn bên ngoài mới mau khỏi. Nếu muốn sử dụng bất cứ loại nào trong top 9 thuốc chữa trị bệnh viêm da cơ địa trên bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ nhé. quantumcare.vn chúc bạn mau lành bệnh và đừng quên theo dõi các bài viết khác tại website này nhé.
Xem thêm: