Trẻ sơ sinh thường bị chàm sữa khiến các bé khó chịu và quấy khóc. Sau đây quantumcare.vn sẽ cung cấp các thông tin về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị để các mẹ tham khảo giúp da của bé mau chóng lành lặn như bình thường nhé.

tre-so-sinh-bi-cham-sua-nen-dung-thuoc-gi
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa nên dùng thuốc gì

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Hiện vẫn chứa xác định rõ nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh nhưng bệnh thường gặp ở những bé có cơ địa dị ứng. Mặt khác nếu cha mẹ mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng thời tiết, mề đay, dị ứng da thì trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị mắc bệnh. Bệnh chàm sữa thông thường sẽ giảm dần khi trẻ trên 1 tuổi.

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ em liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố là do cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng này có thể là từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể như lông thú cưng, nấm mốc, bụi, rối loạn tiêu hóa, cách cho trẻ bú, trẻ bị nhiễm khuẩn…

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị chàm sữa cũng có thể liên quan đến các yếu tố như thời tiết hanh khô, nóng ẩm. Hoặc do xà phòng tắm, giặt, thuốc tẩy, vải áo quần, khói thuốc lá… Và dù là nguyên nhân gì thì bệnh chàm sữa cũng khiến các bé khó chịu và cần được chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi thường dễ mắc bệnh chàm sữa và thường xuất hiện trên mặt, hai bên má và có thể lan ra toàn thân, tay chân…
  • Ban đầu chúng chỉ xuất hiện những nốt mẩn đỏ rồi thành mụn nước nhỏ li ti, có màu đỏ, gây nứt da và rịn nước, đóng vảy và bong tróc vảy.
  • Vùng da bị lác sữa khi chạm vào có cảm giác thô ráp và có các vảy nhỏ li ti, da khô và căng. Mảng da khô này thường xuất hiện trên mặt và các vùng da bị gập như cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối và mắt cá chân.
  • Trẻ sơ sinh bị chàm sữa có thể có các dấu hiệu dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.
  • Khi bị chàm sữa trẻ rất khó chịu hay quấy khóc, bú kém và thường ngủ không ngon giấc.
  • Vùng da bị nổi mẩn ngứa khiến trẻ khó chịu gãi liên tục khiến mụn nước bị vỡ ra gây chảy máu. Những vùng da này nếu không được chăm sóc tốt dễ bị nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm khiến việc điều trị khó khăn hơn và để lại sẹo.

Cách điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Bệnh chàm sữa ở trẻ em rất dễ tái phát do dị ứng khi ăn uống hoặc thời tiết thay đổi. Điều trị bệnh là bình thường hóa làn da và kéo dài thời gian lành bệnh để hạn chế bệnh tái phát bởi bệnh rất khó điều trị khỏi hẳn. Trẻ bị chàm sữa mẹ cần hạn chế cho con tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.

Đồng thời mẹ cần chăm sóc trẻ bị chàm sữa đúng cách bằng các sản phẩm để bệnh của bé mau lành và hạn chế tái phát. Và trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho các bé. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một trong số những loại thuốc hỗ trợ trị chàm sữa tốt cho bé đang được ưa chuộng nhất trên thị trường.

Sản phẩm xịt nano Baby Skin được ứng dụng từ công nghệ nano thông minh có tác dụng sát khuẩn, tránh nhiễm trùng giúp các vết chàm sữa của bé mau khô và lành lặn hẳn. Sản phẩm được làm từ các thành phần lành tính, an toàn cho da bé, không hề gây kích ứng như một số loại thuốc trị chàm sữa khác.

tri-cham-sua-cho-tre-so-sinh-bang-thuoc-gi-tot
Trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng thuốc gì tốt

Sau khi xịt nano, các nốt mụn nước sẽ được làm dịu giảm ngứa ngáy khó chịu và khô dần, không để lại sẹo. Sau khi bé khỏi bệnh mẹ có thể dùng nano này xịt thường xuyên cho bé để ngăn ngừa sự tái phát của chàm sữa. Baby Skin thuộc thương hiệu Quantum Care rất uy tín nên bạn có thể an tâm sử dụng, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Baby Skin của thương hiệu Quantum Care đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cấp phiếu công bố nên sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường.

phieu-cong-bo-san-pham-baby-skin
Phiếu công bố sản phẩm Baby Skin

Thông tin về Baby Skin:

THÀNH PHẦN:
– Puriied water, Alcohol, Acid acetic, Chitosan, Silver nano (100ppm), Carbon (Graphene QDs).

CÔNG DỤNG:
– Giúp dưỡng da, cấp ẩm, duy trì độ ẩm cho da, giúp làm dịu da, tái tạo da, giúp làm sạch da và sạch khuẩn trên da.

CÁCH DÙNG:
1. Trường hợp tổn thương trên da vừa xuất hiện: xịt liên tục dung dịch nano từ 15 phút đến 30 phút / lần vào vùng da đang bi ̣ tổn thương, xoa đều dung dịch sẽ làm dịu mát vết thương tránh bi ̣phong rộp, nhiễm trùng da.
2. Trường hợp vết thương đã nổi mủ, có vệt trắng nằm sát da: dùng còn 70 độ lau sạch vết thương, nặn mủ ra, lau sát trùng lại bằng cồn 70 độ, sau đó xiṭ nano
30 phút – 60 phút/lần.
3. Trường hợp bệnh ngoài da do virus như: sởi, thủy đậu, zona, tay chân miệng, herpes, siêu vi… nên xịt trực tiếp lên các vùng da bị tổn thương sau khi đã lau sạch để tăng hiệu quả sử dụng đồng thời xịt toàn bộ cơ thể để làm sạch da, phòng chống lây lan và nhiễm khuẩn lại từ môi trường.
4. Đối với các vết thương hở: xịt trực tiếp dung dịch nano lên vùng bị tổn thương để ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ vết thương.

LƯU Ý: 
– Lắc đều chai trước khi sử dụng, xịt đều dung dịch nano lên vùng da cần sử dụng.
– Trong suốt quá trình xử lý vết thương, cần tránh vết thương tiếp xúc với nước.
– Sử dụng cho người lớn và trẻ em. Nếu có biểu hiện bất thường như thì tạm ngưng sử dụng và xin ý kiến của bác sĩ. Để xa tầm tay trẻ em.

BẢO QUẢN:
Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Nếu bị ánh sáng chiếu vào sản phẩm sẽ bị giảm tác dụng.

Rất nhiều khách hàng sử dụng Baby Skin cho con mình và phản hồi tích cực về hiệu quả sản phẩm. Cụ thể như sau:

baby-skin-ho-tro-tri-cham-sua-o-tre-em-hieu-qua
Baby Skin hỗ trợ trị chàm sữa ở trẻ em hiệu quả
benh-viem-da-co-dia-va-cham-kho-o-tre-cung-duoc-chua-khoi-nho-su-ho-tro-cua-baby-skin
Bệnh viêm da cơ địa và chàm khô ở trẻ cũng được chữa khỏi nhờ sự hỗ trợ của Baby Skin
tre-bi-rom-say-cung-co-the-dung-baby-skin
Trẻ bị rôm sảy cũng có thể dùng Baby Skin



Phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chế độ dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể nên các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng trở đi. Không nên cho các bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, thực phẩm lên men, lạc…

Vệ sinh thân thể cho trẻ

Các bà mẹ không nên cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm. Nên tắm cho bé bằng nước ấm để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy do chàm sữa gây ra và nên dùng loại sữa tắm dành cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, tránh cho trẻ mặc quần áo làm bằng chất liệu len hoặc sợi tổng hợp, không thấm hút mồ hồi và gây bí tắc da. Các bé cần được mặc quần áo mềm, giữ cho da khô thoáng.

Môi trường xung quanh

Không nên thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh – nơi bé nằm. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ, nơi ở thông thoáng với độ ẩm cần thiết. Đồng thời tránh cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó mèo để tránh bị dị ứng.

chua-cham-sua-cho-tre-so-sinh-bang-cach-nao
Chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng cách nào

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa nên kiêng ăn gì?

Trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ thì các mẹ nên kiêng cử một số thực phẩm sau đây để phòng ngừa bệnh chàm sữa:

-Các thức ăn giàu chất tanh như tôm, cua, cá, tảo… Vì đây là những thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch cao. Nếu mẹ ăn những chất này đi vào sữa mẹ và khi cho trẻ bú có thể gây dị ứng và gây nên chàm sữa.

-Mẹ cần kiêng các thực phẩm giàu chất béo như thịt mỡ, đồ ăn chiên dầu… Vì những thực phẩm này sẽ làm khởi phát dị ứng và chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một ví dụ điển hình.

-Các thức ăn giàu chất cay và tê như ớt, chanh, tiêu… các mẹ cũng nên kiêng cử để ngăn ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Những loại gia vị này kích thích tiêu hóa mạnh, dễ gây ngứa và kích thích tiết mồ hôi khiến trẻ đang bị chàm sữa càng nặng hơn.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị cũng như kiêng cử như thế nào chúng tôi đã cung cấp thông tin để bạn tham khảo trên bài viết. Chúc các mẹ nuôi con được tốt nhất, các bé luôn khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi thường xuyên website quantumcare.vn thường xuyên để cập nhật thêm thông tin nhé.

Xem thêm: