Bị bỏng là trường hợp diễn ra ở nhiều người kể cả mức độ nhẹ và nặng. Tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm người bị bỏng sẽ không biết nên bôi thuốc gì vào vết bỏng để nó mau hồi phục. Và một số người thắc mắc bị bỏng bôi thuốc mỡ có được không, có mau khỏi không? Bài viết này quantumcare.vn sẽ cung cấp thông tin giải đáp ngay vấn đề trên cho bạn.
Các cấp độ của bỏng
Bỏng cấp độ 1
Cấp độ này độ bỏng nhẹ nhất, chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì ngoài cùng. Dấu hiệu là vùng da tiếp xúc nhiệt đỏ tấy nhẹ, đau rát, sưng lên, khi vết thương lành vùng da sẽ khô và bong tróc da. Khoảng 7-10 ngày vết bỏng cấp độ 1 sẽ lành và ít khi để lại sẹo. Người bị bỏng cấp độ này có thể ở nhà tự điều trị và chăm sóc nhưng nếu bị bỏng rộng tại tại các vị trí như đầu gối, khuỷu tay, cánh tay, vai thì vẫn nên đến gặp bác sĩ nhé.
Bỏng cấp độ 2
Cấp độ này vùng da bị bỏng thường có bề mặt da bị phồng rộp, đỏ rát, đau nhức, mụn nước phát triển trên bề mặt da. Mô da dần trở nên dày, mềm nhìn giống vảy. Người bị bỏng cần vệ sinh sạch sẽ vết thương, băng gạc bảo vệ đúng cách tránh nhiễm trùng. Nếu mụn nước phát triển nhiều lên cho thấy vết bỏng đang xấu đi và lâu lành. Vết bỏng này thường mất khoảng 3 tuần mới lành và nên đến bác sĩ để được chữa trị.
Bỏng cấp độ 3
Bỏng cấp độ 3 là vết thương khá nặng, bỏng sâu, không chỉ ảnh hưởng lớp da ngoài mà đã lan rộng đến mức người bệnh không còn cảm nhận đau đớn. Bỏng cấp độ này ảnh hưởng đến dây thần kinh, bỏng càng rộng tỷ lệ tử vong càng cao.
Vùng da tiếp xúc nhiệt của người bệnh trở nên sáp và chuyển sang màu trắng, có những vùng da bị xém nâu sẫm. Thường không xuất hiện nốt mụn nước và cần khắc phục qua phẫu thuật. Trường hợp này nếu không được điều trị dứt điểm sẽ để lại di chứng hay co rút cơ nghiêm trọng. Thời gian phục hồi của vết bỏng phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Bỏng cấp độ 3 người bệnh nhất định phải đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Bị bỏng nên dùng thuốc gì mau khỏi?
Đối với các trường hợp bỏng nhẹ và vừa bạn có thể tự mình điều trị và chăm sóc vết thương ngay tại nhà. Tuy nhiên cần chọn sản phẩm điều trị hiệu quả thì vết thương mới mau lành và không để lại sẹo. Và sản phẩm có thể đáp ứng hai yêu cầu trên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đó là Smart Skin của thương hiệu Quantum Care. Đây là dung dịch nano xịt, có tác dụng hỗ trợ điều trị vết bỏng hiệu quả và nhanh chóng.
Smart Skin chứa thành phần lành tính, được làm từ các hạt nano bạc thông minh có tính sát khuẩn cao. Khi xịt dung dịch nano lên vết bỏng, nó giúp sát khuẩn, tránh nhiễm trùng và khiến vết thương mau khô, lành lặn hơn. Đặc biệt Smart Skin có tính năng ngăn ngừa sẹo rất hiệu quả, giúp người bị bỏng lấy lại làn da như ban đầu sau một thời gian hồi phục.
Thương hiệu Quantum Care đã được Bộ Y tế kiểm định và chứng nhận an toàn đến sức khỏe người sử dụng. Ngoài Smart Skin dùng hỗ trợ trị bỏng cho người lớn thì đối với trẻ em đã có Baby Skin cùng thương hiệu. Các khách hàng sử dụng qua sản phẩm đều hài lòng với chất lượng và độ hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Chúng tôi xin cung cấp hình ảnh feedback mà khách hàng đã gửi về cho Quantum Care:
Bị bỏng bôi thuốc mỡ có được không?
Nhiều bạn thắc mắc khi bị bỏng có bôi thuốc mỡ được không? Câu trả lời nếu bỏng ở cấp độ 1 và 2 thì có thể dùng thuốc mỡ có chứa kháng sinh bôi trực tiếp lên vết bỏng và gạc lỏng để bảo vệ toàn bộ xung quanh. Tuy nhiên trước đó cần bôi thêm một số loại thuốc khác nếu cần giảm đau và làm dịu da.
Cách tốt nhất là bạn nên dùng sản phẩm của Quantum Care để đảm bảo an toàn hơn. Vì nếu bôi thuốc tràn lan đôi khi khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn hoặc có thể vết thương lành nhưng để lại sẹo về sau. Quantum Care là sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm thành công nên rất an toàn, tình trạng sẹo xấu do bỏng sẽ không diễn ra.
Khi bị bỏng nên làm gì?
-Nguyên tắc chung trong sơ cứu khi bị bỏng ban đầu là hãy xả ngay nước lạnh vào vết bỏng càng sớm càng tốt để làm giảm nhiệt độ bề mặt da. Nhưng chỉ dùng nước giếng hoặc nước máy bình thường chứ không dùng nước đá. Đắp chỗ bị bỏng bằng gạc hoặc khăn bông thấm nước lạnh giảm đau.
-Tùy từng mức độ bỏng sử dụng thuốc bôi trị bỏng tại nhà hoặc đến bệnh viện. Một số bạn sẽ băn khoăn bị bỏng có nên chọc bọc nước ra không, tuyệt đối là không được làm như vậy bạn nhé.
-Nếu bị bỏng điện thì cần ngắt nguồn điện ngay hoặc tìm cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Nếu tim nạn nhân ngừng đập thì hãy hô hấp ấn ngực tại chỗ rồi mới đưa đến cấp cứu.
-Nếu bị bỏng do hóa chất thì cởi bỏ quần áo nạn nhân, rửa vết bỏng liên tục bằng nước lạnh để làm loãng nồng độ hóa chất. Trường hợp bị bỏng do axit thì nên rửa vết thương bằng nước có pha bicarbonate. Còn bỏng do chất kiềm chì thì rửa bằng nước pha giấm hoặc chanh.
-Trường hợp bị bỏng mắt do bất cứ hóa chất nào thì chỉ được rửa mắt với nước sạch, ngâm mắt trong nước 20 phút và dùng vải mỏng băng mắt lại sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
-Nếu bị bỏng do lửa, cần hắt nước dập lửa trên người nạn nhân hoặc lấy chăn trùm vào người. Nếu mức độ bỏng trầm trọng thì không được cởi quần áo đã dính vào vết bỏng tránh tình trạng bị lột da. Thay vào đó hãy dùng băng, vải sạch che vùng bị bỏng để tránh nhiễm trùng rồi đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Khi bị bỏng không nên làm gì?
-Tuyệt đối không ngâm vết bỏng trong nước đá lạnh vì sẽ khiến thân nhiệt hạ, gây hiện tượng co mạch máu, co cơ khiến tình trạng bỏng nặng hơn.
-Không bôi nước mắm, xà phòng, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương bỏng vì có thể gây nhiễm trùng khiến vết thương khó điều trị hơn.
-Không dùng kem đánh răng bôi lên vết bỏng vì nó có chất kiềm nhẹ sẽ khiến vết bỏng thêm đau đớn hơn.
-Kem đánh răng chỉ phù hợp với trường hợp bị bỏng axit. Nhưng trước tiên phải làm loãng nồng độ axit bằng cách ngâm vào nước, tiếp đến trung hòa axit còn dư trên da bằng cách xoa nhẹ xà phòng hoặc kem đánh răng cho ngấm sâu vào da rồi sửa sạch.
Phòng tránh bị bỏng ở mọi cấp độ
Để phòng tránh bị bỏng, bạn cần tránh xa nhưng nơi có nguy cơ gây ra tai nạn bỏng. Đặc biệt trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bỏng nhất do chưa tự ý thức được những việc làm của mình. Cần chủ động phòng tránh bỏng bằng các việc làm như sau:
- Trẻ nhỏ cần tránh xa khu vực bếp núc, nơi có chứa bình ga, bếp ga, phích nước nóng…
- Gần bếp cần có bình cứu hỏa để sẵn sàng.
- Hàng tháng kiểm tra định kỳ đảm bảo máy dò khói nhà luôn ổn định và hoạt động tốt.
- Khi tắm cho bé nên xả nguội nước và tránh cho con tiếp xúc với nước trước khi pha nước đúng nhiệt độ.
- Không nên để các vật dễ cháy như diêm, bật lửa gần trẻ nhỏ.
- Nên sử dụng ổ điện có nắp hoặc có lá cách điện bên trong.
- Không nên để dây điện dài, thò ra ra trong nhà và nên kiểm tra những dây điện nổi có bị hở điện hay không.
- Nên sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa.
- Khi ra ngoài vào mùa hè thì nên mặc áo chống nắng, dùng kem chống nắng phòng tránh bị cháy rộm da cho nhiệt độ quá cao.
- Những người hút thuốc xong cần dập tắt hoàn toàn ngòi cháy để không gây ra hỏa hoạn.
Qua bài viết chúng tôi đã giải đáp Bị bỏng bôi thuốc mỡ có được không, và cung cấp các thông tin khác để bạn tham khảo thêm. Hy vọng bạn đã tiếp thu được nhiều thông tin hữu ích từ bài viết này. Và đừng quên ghé thăm website quantumcare.vn thường xuyên bạn nhé. Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm: