Trường hợp bị kiến cắn sưng to khá phổ biến ở nhiều người, nó gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho nạn nhân. Nếu bị kiến độc cắn thì rất nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém. Vậy nếu bị kiến cắn sưng to, làm mủ phải làm sao? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của quantumcare.vn để biết cách chữa trị nhé.

kien-ba-khoang-can-co-nguy-hiem-khong
Kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không

Nên xem: Bị Kiến Ba Khoang Đốt Thì Bôi gì

Tại sao bị kiến cắn lại sưng to, đau rát?

Vết kiến cắn thường khác với vết đốt của nó, kiến đốt người bằng cách dùng ngòi châm ở phần cuối cơ thể chích vào da. Trong nọc độc của kiến chứa 1 phần các độc tố kích thích cùng với chất axit fomic. Đa số nạn nhân đều bị kiến đốt cùng 1 lúc chứ hiếm khi có 1 còn đốt nhiều lần.

Kiến cắn hoặc đốt thường khá nhẹ, chỉ khiến nạn nhân có cảm giác đau hoặc đôi khi bị đau dữ dội nhưng sau vài giờ đồng hồ da sẽ dịu lại. Vùng da xung quanh vết kiến cắn có thể bị phồng rộp và sưng đỏ. Mỗi người sẽ có phản ứng với kiến đốt tùy vào cơ địa và tiền sử dị ứng. Nguy hiểm nhất là nạn nhân bị mẫn cảm, xuất hiện những dị ứng nguy hiểm liên quan đến tính mạng nếu bị loại kiến quá độc cắn.

Một số triệu chứng nguy hiểm khi bị kiến cắn hoặc đốt:

  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
  • Nổi mề đay, ngứa ngáy, làm mủ, sưng viên ở những vùng da khác ngoài chỗ bị kiến cắn như môi, mắt, xung quanh mặt.
  • Nạn nhân có cảm giác khó thở, phình ngực, bồn chồn bất chợt, hoa mắt chóng mặt.
  • Huyết áp tụt nhanh đột ngột, bị ngất xỉu hoặc hôn mê.

Bị kiến cắn sưng to phải làm sao?

Đối phó với việc bị kiến cắn

Khi bị kiến cắn trước hết bạn cần đối phó với chúng để tránh bị cắn thêm nhiều lần tại những vùng da khác. Bạn nên:

Tránh xa khỏi tổ kiến: Nếu bạn dẫm phải tổ kiến hoặc kiến đang đi theo đàn sẽ kích thích chúng sẵn sàng cắn bạn. Lúc này bạn hãy đứng dậy tránh xa khu vực có kiến đang “hành quân”.

Giũ kiến: Khi phát hiện trên bò trên cơ thể thì hãy giũ ngay chúng ra khỏi cơ thể, thậm chí bởi bỏ quần áo, thay đồ khác để bảo đảm không còn kiến trong cơ thể mình nữa.

cach-chua-tri-vet-kien-can-sung-to
Cách chữa trị vết kiến cắn sưng to

Cách xử lý khi bị kiến cắn sưng to

  • Đầu tiên nạn nhân cần rửa vết kiến cắn bằng nước xà phòng, vệ sinh vùng da bị kiến cắn để loại bỏ bụi bẩn ngăn ngừa bị nhiễm trùng.
  • Tiếp theo chườm gạc mát lên vùng da bị tổn thương để giảm sưng ngứa, khiến vùng da bị kiến cắn được làm tê.
  • Có thể sử dụng tinh dầu oliu nguyên chất xoa đều lên vùng da bị kiến cắn. Khoảng từ 5-7 phút vùng da đang bị sưng to sẽ được làm xẹp, dịu da hơn.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không làm vỡ vết phồng rộp do bị kiến cắn. Nếu thấy các vết phồng rộp xuất hiện nạn nhân không được làm vớ chúng vì rất dễ gây tổn thương và nhiễm trùng cho da.
  • Nếu vết thương không may bị vỡ ra thì bạn cần rửa sạch vùng da đó bằng nước xà phòng, theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng như bị rỉ mủ thì đến ngay cơ sở y tế để được nhân viên ở đây chữa trị.
  • Nếu vết phồng rộp chuyển màu, sưng tấy lên và gây đau rát thì bạn cũng nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tham khảo:

Một số cách đối phó với vết kiến cắn tại nhà

Nếu bạn bị kiến cắn và cảm thấy vết thương có thể chữa trị ngay tại nhà thì có thể thực hiện một trong số những cách sau đây:

Dùng đá lạnh: Nếu bị kiến cắn bạn có thể lấy 1 túi đá lạnh đắp lên vết cán để làm dịu da, giảm sưng to, đau rát. Lưu ý là không sử dụng các viên đá trực tiếp lên vùng da đang bị thương nhé.

Dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp làm giảm các nọc độc do bị côn trùng cắn, trong đó có cả kiến. Khi bị kiến cắn bạn chỉ cần thoa một vài giọt dầu dừa nguyên chất lên vùng da đang bị tổn thương sẽ giảm sưng và ngứa sau vài giờ.

Nha đam: Nếu bị kiến cắn bạn cũng có thể sử dụng nha đam làm mát da, dịu cơn đau và giảm ngứa. Bạn thoa một ít gel nha đam lên vết kiến cắn sẽ có tác dụng làm dịu da khá nhanh chóng.

Túi trà: Trong túi trà có chứa acid tannic có tác dụng chống viêm. Bạn làm ưới túi trà và đắp nhẹ lên vết côn trùng cắn. Nó có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sưng do vết kiến cắn khá hiệu quả đấy.

Giấm táo: Giấm táo ngoài có tác dụng kiểm soát cơn đau, sưng mủ do kiến cắn còn có khả năng giúp vế thương mau lành lặn. Bạn hãy ngâm một quả bông y tế vào giấm táo ròi dùng nó bôi lên vùng da bị kiến cắn sẽ làm dịu da khá nhanh.

Lá bạc hà: Dùng lá bạc hà khi bị kiến cắn cũng là biện pháp chữa trị dân gian được nhiều người sử dụng. Bạn lấy vài lá bạc hà đem giã nát, cho thêm một ít muối vào rồi đắp lên vùng da bị kiến cắn. Vết sưng to hoặc bị làm mủ do bị kiến cắn sẽ được làm dịu, hút nọc đốt nhờ đặc tính của bạc hà.

Sữa tươi: Bạn cũng có thể dùng sữa tươi trộn với nước cùng tỷ lệ rồi ngâm vùng da bị kiến cắn vào hỗn hợp khoảng vài phút. Vết thương bị kiến cắn sẽ giảm đau rát và sưng to hơn đấy.

Hỗ trợ chữa trị vết kiến cắn bằng QuanTum Care

Trên thị trường có nhiều loại thuốc có tác dụng chữa trị vết côn trùng cắn và chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một sản phẩm chất lượng đang được bán chạy nhất đó là QuanTum Care. QuanTum Care có hai dòng sản phẩm gồm Smart Skin – dành cho người lớn và Baby Skin – dành cho trẻ em. Khị bị kiến cắn bạn có thể dùng để xịt lên vết thương sẽ có tác dụng làm dịu da, giảm sưng, giảm đau rát.

quantum-care
Quantum Care

Sản phẩm của QuanTum Care có khả năng tiêu diệt hơn 1 triệu loại vi khuẩn, được làm từ các hạt nano bạc thông minh nên hạn chế tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, sát khuẩn rất hiệu quả. Ngay sau khi bị kiến cắn bạn chỉ cần xịt sản phẩm lên da, ngay sau đó làn da giảm sưng và mau chóng lành lặn. QuanTum Care đã được chứng nhận hiệu quả và an toàn từ Bộ Y tế nên bạn yên tâm khi sử dụng nhé.

Cách phòng chống kiến hiệu quả

-Kiến rất thường bò vào nhà, có thể theo từng đàn nhỏ hoặc đàn số lượng nhiều, thậm chí làm tổ ngay trong nhà của bạn. Bởi vậy bạn cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa không cho kiến sinh sôi và phát triển trong nhà của mình. Có thể áp dụng các cách sau đây:

-Trên thị trường có bán loại phấn trị kiến, bạn có thể mua về bôi lên đường kiến di, ở chân chuồng… Chẳng hạn kiến muốn đi qua điểm B thì cần qua điểm A, bạn dùng phấn này bôi tại điểm A như chân chuồng, những chỗ làm cầu nối cho kiến bò vào.

-Có thể sử dụng thuốc xịt côn trùng tại các khu vực bên ngoài, xung quanh nhà ở khoảng 2 tháng 1 lần. Xịt thuốc dưới đáy của các vật dụng trong gia đình. Nên chọn loại thuốc xịt có chứa pyrethrin vì nó có tác dụng ngăn ngừa kiến khá hiệu quả.

-Để phòng ngừa kiến bò vào bếp bạn có thể rắc ít bột borax hay còn gọi là hàn the hoặc rắc bột axit boric vào những nơi có đường đi của kiến hoặc nơi kiến bò vào. Cần tìm ra khu vực kiến làm tổ để diệt trừ chúng bằng thuốc diệt côn trùng.

Vậy thắc mắc bị kiến cắn sưng to, làm mủ phải làm sao của bạn đã được giải đáp ngay sau khi theo dõi bài viết trên. Chúc bạn sẽ chữa trị vết thương do bị kiến cắn hiệu quả và nhanh chóng. Đừng quên sử dụng QuanTum Care để vết thương được sát trùng và nhanh chóng lành lặn hơn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại!

Xem thêm: