Bị ong đốt không gây nguy hiểm, nhưng nòng độc của nó có thể gây ra một số triệu chứng cho người bị cắn như đau, nhức, sốt hoặc cơ địa dị ứng có thể dẫn đến nổi mề đay. Bị ong đốt nổi mề đay gặp phải ở rất nhiều cũng chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc rằng làm cách gì để khỏi bệnh cũng như không còn dị ứng. Vậy hãy đến với quantumcare.vn bài viết sẽ giúp các bạn biết được Bị ong đốt nổi mề đay nên ăn gì để khỏi dị ứng cũng như cách xử lý hiệu quả nhất. Mời bạn cùng đón xem!
Tại sao bị ong đốt lại nổi mề đay?
Tình trạng bị ong cắn nổi ngứa, nổi mề đay gặp ở rất nhiều người và đây là một phản sạ tự vệ khá bình thường, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một trong những dị nguyên có thể gây phản ứng kháng histamin của cơ thể. Bởi vì trong nọc ong có chứa nhiều thành phần Glycoprotein và polypeptide có thể hình thành kháng thể igE đặc hiệu. Do đó, tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người sẽ gây ra tình trạng nổi mề đay ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Mức độ dị ứng do ong đốt phân theo từng cấp độ như sau:
- Mức độ I: Phản ứng tại vị trí đốt như sưng tấy đỏ, đau nhức,ngứa.
- Mức độ II: Nổi mề đay toàn thân hoặc phù mạch.
- Mức độ III: Co thắt phế quản.
- Mức độ IV: sốc phản vệ, hạ HA, tổn thương nhiều cơ quan dẫn đến tử vong.
Nói chung, trong nọc ong có chứa chất độc gây tổn thương đến cơ thể con người và một số độc tố tìm thấy trong nọc ong như:
- Độc tố Melittin gây đau, gây tan máu và làm cho các tiểu cầu ngưng kết với nhau
- Chất melittin phá huỷ màng tế bào; men phospholipase A2 làm tan hồng cầu
- Chất Peptide làm thoái hoá các hạt của bạch cầu hạt ưa kiềm, giải phóng histamin gây dị ứng, sốc phản vệ
- Men Hyaluronidase, có tác dụng phân huỷ acid hyaluronic của tổ chức liên kết làm cho nọc độc của ong dễ lan khắp cơ thể nạn nhân
- Chất Apamine gây độc với thần kinh, tác dụng mạnh trên tuỷ sống, gây tăng kích thích, co thắt cơ, co giật
- Các chất : histamine, serotonin, catecholamin, kinin: gây đau, gây viêm, gây các triệu chứng tại vết đốt, thúc đẩy sự hấp thu các kháng nguyên trong nọc ong…
Bên cạnh những chất độc thì nọc ong còn chứa các thành phần mang đến tác dụng tốt như: chất mỡ, các chất hữu cơ, acid amin, các acid nucleic, các acid muravic, ortophotphoric,… Chính vì vậy mà nó có nhiều tác dụng cho con người nếu sử dụng đúng cách:
- Nọc ong nâng cao sức lực toàn thân và khả năng làm việc làm cho ăn ngủ tốt hơn.
- Nọc ong làm giãn động mạch và các mao quản, tăng cường sự thâm nhập của máu đến cơ quan bị thương, làm giảm đau.
- Nọc ong kích thích cơ tim, hạ huyết áp, ảnh hưởng tới dinh dưỡng, đặc biệt làm giảm cholesterol trong máu.
- Người ta lấy nọc ong riêng rồi chế thành thuốc với những dạng khác nhau như nhũ dịch, dầu bôi có nọc ong, thuốc tiêm dưới da, di chuyển ion.
Xem thêm: Nọc của con ong đốt vào người có lợi không
Cách xử lý khi bị ong đốt?
Mặc dù ong đốt không nguy hiểm nhưng vì vậy mà mọi chủ quan, nọc độc ong không quá nguy hiểm nhưng nếu bị ong cắn nhiều thì đây lại là vấn đề hết sức nguy hiểm. Hơn hết, tùy vào cơ địa mỗi người mà có những biểu hiện khác nhau, do đó khi ong cắn thì tốt nhất nên xử lý kịp thời, để tránh gây nên những dị ứng không mong muốn:
Loại bỏ nọc độc ra khỏi cơ thể
Bị ong đốt không chỉ gây nên đau nhức, nổi mề đay toàn thân mà nó còn có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn. Do đó, việc đầu tiên cần lấy nọc ong ra ngoài để giảm sưng đau và hạn chế cấp độ dị ứng:
- Khi bị ong đốt tuyệt đối không được xoa bóp, gãi vào vết cắn, như vậy sẽ khiến nọc độc phát tán nhanh. Người bị cắn hạn chế cử động nhiều, tốt nhất nên nằm xuống.
- Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh dùng tay ép nặng vì cách này sẽ khiến nọc độc lan ra bên trong cơ thể chứ không thoát ra ngoài được.
- Rửa sạch nơi ong cắn bằng xà phòng hoặc nước ấm, sau đó có thể dùng dung dịch sản khuẩn povidine 10% hoặc cồn để rửa vết cắn.
- Chườm đá lên vết cắn, cách này sẽ giúp giảm cơn đau nhức hiệu quả, đồng thời hấp thu chất độc của nọc ong không bị phát tán vào cơ thể.
Lọc bỏ độc tố
Sau khi loại bỏ được nọc độc của ong, tiếp theo bạn nên lọc bỏ độc tố ra ngoài cơ thể bằng cách uống thật nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, hơn hết độc tố sẽ qua đường tiểu đi ra ngoài, việc này sẽ hạn chế được các triệu chứng sốt, ngứa, nổi mề đay…
Dùng các biện pháp điều trị
Nếu người bị ong có những dấu hiệu dị ứng nặng và không thuyên giảm thì tốt nhất đưa đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời điều trị. Khi có dấu hiệu mức độ dị ứng ở cấp độ nặng thì người nhà tuyệt đối không nên áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà, điều này sẽ khiến nọc độc phát tán nhanh và ảnh hưởng đến các bộ phận khác, có nguy cơ tử vong. Những người bị ong đốt xử lý không kịp thời dẫn đến tử vong cũng đã xảy ra khá nhiều, do đó đừng nên chủ quan nhé. Khi đến bệnh viện, sở y tế, bác sĩ sẽ theo dõi và điều trị:
- Với những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm bắp adrenaline. Việc tiêm này cần phải có sự theo dõi sát sao, cứ 10 phút tiến hành tiêm nhắc 1 lần nếu dấu hiệu bệnh không thuyên giảm
- Theo dõi nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc phản vệ thì phải thay tiêm bắp adrenaline bằng tiêm đường tĩnh mạch.
Ngoài ra, bạn có thể xử dụng sản phẩm Smart Skin – đây là sản phẩm dùng để xịt lên bề mặt vết thương, tạo một lớp màng nano sinh học bao phủ làm sạch da, sát khuẩn, bảo vệ vết thương, ngăn nhiễm khuẩn giúp vết thương mau lành. Smart Skin sẽ làm dịu làn da, giúp vết sưng giảm và hạn chế được cơn đau nhức do ong đốt. Không chỉ có tác dụng với ong đốt, mà Smart Skin còn bảo vệ các tổn thương da, phục hồi da do kiến đốt, rết cắn,… hay viêm da do các loài động vật gây ra… và nhiều trường hợp khác. Để biết thêm thông tin sản phẩm Smart Skin các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến quantumcare.vn để được nhân viễn hỗ trợ tư vấn.
Bị ong đốt nổi mề đay nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng khi bị nổi mề đay do ong đốt hết sức quan trọng, nó không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi mà còn tránh những biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, bội nhiễm , phù mạch… Do đó, bị ong đốt nên ăn gì để khỏi dị ứng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Nên ăn nhiều tỏi, nghệ
Vì trong tỏi, nghệ có chứa nhiều thành phần chống viêm kháng khuẩn cực tốt, đồng thời nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng. Chính vì vậy, mà khi bị ong đốt nổi mề đay nên ăn tỏi tươi, nghệ tươi để có thể làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, tiêu giảm, giảm sưng tấy, đồng thời xoa dịu những vết đổ nổi trên bề mặt da.
Nên ăn nhiều rau cải bẹ xanh
Có lẻ nhiều người không biết rằng ong đốt nổi mề đay, hay bình thường cơ thể nổi mề đay ăn rau cải bẹ xanh sẽ giúp việc nổi mề đay nhanh giảm. Vì trong rau cải bẹ có cung cấp nguồn lớn beta-carotene và các loại vitamin, nó có tác dụng giải phóng các gốc tự do, chống viêm và phá vỡ histamine. Chính vì vậy, khi nổi mề đay ăn rau cải bẹ sẽ giúp xoa dịu sự viêm nhiễm, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giúp bệnh tình nhanh chóng lành.
Ăn rau khoai khi nổi mề đay
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm ít có khả năng gây phản ứng dị ứng. Vì tính chất này nên khoai lang thường được dùng trong các bữa ăn dặm của trẻ sơ sinh.Khoai lang cũng cung cấp một lượng vitamin C cao và một số protein gốc, theo nghiên cứu sơ bộ, có thể có các đặc tính chống oxy hóa đáng kể.
Nổi mề đay nên ăn táo
Táo có chứa quercetin bioflavonoid, chất chống lại phản ứng dị ứng, bao gồm các triệu chứng liên quan đến phát ban, nổi mề đay. Quercetin đi vào cơ thể làm ổn định các tế bào mast chứa kháng thể histamine – tác nhân gây nổi mề đay. Bên cạnh đó, các loại quả như ổi, cam, quýt, dâu tây, nước chanh,… cũng cực kỳ tốt với những người bị ong đốt nổi mề đay.
Cá cơm
Nếu không dị ứng với cá, hãy ăn thật nhiều cá cơm trong các bữa ăn. Cá cơm rất giàu selen, chỉ với 28g cá cơm có chứa khoảng 28% selenium. Hơn nữa, cá cơm là một nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa các axit béo omega-3 chống viêm đã chứng minh có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng như phát ban.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, thì khi bị ong đốt nên kiêng những món cay nóng, thực phẩm giàu đạm, protein, hải sản, thức uống có gas, có cồn… nó sẽ gây dị ứng và khiến tình trạng thêm nặng hơn.
Hi vọng với nội dung bài viết đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc bị nổi mề đay nên ăn gì để khỏi dị ứng. Đồng thời cung cấp thêm những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về tình trạng bị ong đốt và cách xử lý hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Có thể bạn quan tâm: