Khi bị trầy xước ngoài da bạn cần bôi thuốc sát trùng vết thương để tránh nhiễm trùng và giúp vết thương mau khỏi hơn. Tuy nhiên nên sử dụng loại thuốc sát trùng nào tốt có lẽ nhiều bạn vẫn chưa biết? Vậy nên sau đây quantumcare.vn sẽ gợi ý top 7 thuốc sát trùng vết thương trầy xước hiệu quả nhất để bạn tham khảo.

xu-ly-vet-thuong-tray-xuoc-khi-bi-nga-xe-nhu-the-nao
Xử lý vết thương trầy xước khi bị ngã xe như thế nào

Tìm hiểu về vết thương trầy xước ngoài da

Trầy xước là gì?

Trầy xước hay còn được gọi là bong tróc hoặc xước da, là một loại vết thương hở do da cọ xát trên bề mặt thô ráp. Vết thương bị trầy xước ngoài da có thể gây đau đớn vì chúng để lộ nhiều đầu dây thần kinh của da. Nhưng thường thì ít gây chảy máu nhiều và có thể tự điều trị tại nhà.

Vết trầy xước thường không nghiêm trọng bằng vết thương bị rạch hoặc cắt. Vì những vết cắn thường ảnh hưởng đến lớp da sâu, có thể gây chảy máu nhiều và cần được điều trị tại các cơ sở y tế. Vết thương trầy xước thường xảy ra ở các vùng da như khuỷu tay, đầu gối, cẳng chân, mắt cá, phần trên các chi…

Nguyên nhân bị trầy xước

Nguyên nhân khiến vùng da bị trầy xước là do da tiếp xúc với các bề mặt thô ráp hoặc nháp. Có thể bị trầy xước khi đang chạy bộ bị ngã trên đường hoặc một vật đang di chuyển và chạm vào bạn. Hoặc bị té xe cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bị trầy xước tùy vào tình trạng nặng nhẹ mà vết thương chảy máu nhiều hay ít.

Triệu chứng của vết thương trầy xước ngoài da

Các triệu chứng của vết thương trầy xước phụ thuộc vào loại trầy xước:

Trầy xước cấp độ 1: Mức độ này liên quan đến tổn thương bề ngoài lớp biểu bì chính là lớp da đầu tiên và là lớp nông nhất. Trầy xước dạng này còn nhẹ, không gây chảy máu và đôi khi được gọi là bong tróc hoặc xước da.

Trầy xước cấp độ 2: Vết thương trầy xước cập độ này tổn thương đến lớp biểu bì cũng như lớp hạ bì. Đây chính là lớp thứ hai của da nằm ngay dưới lớp biểu bì, có thể gây chảy máu nhẹ.

Trầy xước cấp độ 3: Đây là tình trạng mài mòn nghiêm trọng, còn được gọi là vết thương thủng. Loại trầy xước này liên quan đến ma sát và rách lớp mô sâu hơn lớp hạ bì. Rách da có thể gây chảy máu nặng nề và cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc.

Vết thương bị trầy xước có nguy hiểm không?

Thông thường vết thương bị trầy xước không quá nguy hiểm và có thể tự chữa trị tại nhà. Nhưng nếu không chữa trị đúng cách có thể vết thương sẽ bị nhiễm trùng và gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn. Bởi vậy bạn cần chọn loại thuốc bôi đảm bảo chất lượng và hiệu quả cùng chế độc chăm sóc da cẩn thận để vết thương trầy xước mau chóng lành lặn.

Cách chữa trị vết thương bị trầy xước ngoài da

Top 7 thuốc sát trùng vết thương trầy xước

Khi bị té xe hoặc va chạm với bất cứ bề mặt thô cứng nào khiến da bị trầy xước và bạn có thể sử dụng một trong các sản phẩm sau đây để sát trùng vết thương:

Xịt nano Quantum Care

Khi bị trầy xước da bạn có thể yên tâm sử dụng xịt nano sát trùng của Quantum Care, người lớn sử dụng Smart Skin và trẻ em dùng Baby Skin. Hai sản phẩm này được làm từ hạt nano thông minh kết hợp giữa hạt nano bạc cùng vật liệu graphene trên nền chitosan. Tổ hợp lai này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus triệt để và nhanh chóng, vì thế ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da khi bị té xe hoặc trầy xước do tiếp xúc về mặt thô cứng.

xit-nano-sat-trung-vet-thuong-tray-xuoc-mau-khoi
Xịt nano sát trùng vết thương trầy xước mau khỏi

Smart Skin và Baby Skin khi xịt lên bề mặt da tạo ra một lớp màng nano sinh học làm sạch da, sát khuẩn, bảo vệ vết thương giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn và vết thương mau lành. Sản phẩm có khả năng bảo vệ và thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tế bào vùng da bị tổn thương. Nó còn cung cấp độ ẩm, chống oxy hóa, tái tạo da, hạn chế thâm nám và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

Thành phần của Smart Skin và Baby Skin rất lành tính, không chứa paraben, không corticoid, không chất cấm nên phù hợp với cả làn da nhạy cảm nhất. Không chỉ vết thương trầy xước trên da mà sản phẩm còn hỗ trợ sát khuẩn, chữa trị vết thương bị đứt, vết khâu, vết mổ sau phẩu thuật… giúp ngăn ngừa sẹo sau khi vết thương lành lặn hẳn.

Sản phẩm của Quantum Care được các khách hàng sử dụng khi bị vết thương ngoài da và đều phản hồi tích cực. Chỉ sau vài lần xịt vết thương được làm dịu, khô dần, mau chóng lành lặn và đặc biệt không để lại sẹo xấu. Bạn có thể theo dõi các feedback sau đây để có thể tin tưởng vào chất lượng và hiệu quả của xịt nano Smart Skin và Baby Skin.

khach-hang-dung-smart-skin-sat-khuan-vet-thuong-te-xe
Khách hàng dùng Smart Skin sát khuẩn vết thương té xe
su-dung-san-pham-quantum-care-trong-qua-trinh-dieu-tri-vet-thuong-do-kien-ba-khoang-dot
Sử dụng sản phẩm Quantum Care trong quá trình điều trị vết thương do kiến ba khoang đốt
khach-hang-bi-nga-xe-dung-xit-nano-cua-quantumcare
Khách hàng bị ngã xe dùng xịt nano của Quantum Care
feedback-cua-khach-hang-sau-khi-dung-baby-skin
Feedback của khách hàng sau khi dùng Baby Skin

Quantum Care đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp phiếu công bố được phép lưu hành trên thị trường.

phieu-cong-bo-san-pham-smart-skin
Phiếu công bố sản phẩm Smart Skin
phieu-cong-bo-san-pham-baby-skin
Phiếu công bố sản phẩm Baby Skin



Ngoài xịt nano sát khuẩn của Quantum Care, hiện còn nhiều loại thuốc khác dùng để sát trùng vết thương trầy xước hoặc té xe. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây tuy nhiên chúng tôi không hoàn toàn đảm bảo về chất lượng và độ hiệu quả nhé:

Cồn

Cồn thường được dùng sát trùng vết thương là cồn 70 độ vì nếu trên 70 độ thì cồn sẽ không còn tác dụng diệt được vi khuẩn. Khi bị trầy xước ngoài da do té xe hoặc va chạm với các đồ vật thô cứng bạn có thể dùng cồn 70 độ để sát trùng. Ngoài ra còn có thể dùng sát trùng dụng cụ, sát trùng trước khi tiêm thuốc. Tuyệt đối không được uống và không để bị dây vào mắt.

Povidine

Povide là một loại thuốc được sử dụng phổ biến để sát trùng vết thương ở da và màng nhày. Thuốc giúp tieu diệt các vi khuẩn, ngăn tình trạng nhiễm trùng khi bị vết thương hở hoặc vết thương trầy xước ngoài da. Bạn có thể dùng nguyên thuốc để bôi lên da hoặc pha loãng 1/5 thuốc với nước hay dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa vết thương.

Cồn i-ốt

Đây chính là hỗn hợp được tạo thành giữa cồn và I-ốt. Và lượng cồn có trong hỗn hợp này chỉ có tác dụng hòa tan I-ốt và I-ốt mới là chất có tác dụng oxy hóa vết thương. Cồn I-ốt có khả năng tiêu diệt các loại nấm bám trên da, diệt khuẩn, sát trùng vết thương bị trầy xước.

Dung dịch sát khuẩn betadine

Dung dịch sát khuẩn vết thương này được pha chế sẵn với phức hợp hữu cơ, chứa 10% povidone – lodine với nồng độ khác nhau. Khi i-ốt kết hợp với Povide bôi trực tiếp lên vết thương bị trầy xước ngoài da sẽ phóng thích ra i-ốt tự do. Nhờ đó sản phẩm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng vết thương trầy xước ngoài da.

Nước oxy già

Oxy già chính là dung dịch không màu của hydroperoxide trong nước với các nồng độ khác nhau. Bôi oxy già lên vết thương hở thường có hiện tượng sủi bọt. Khi dùng oxy già sát trùng vết thương giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm tổn thương đến các màng tế bào vi khuẩn, AND và các thành phần thiết yếu khác của tế bào vi khuẩn.

Lưu ý khi sử dụng dung dịch sát trùng vết thương

Đối với cồn và cồn i-ốt

Nên sử dụng cồn 70 độ thay cho cồn 90 độ, cồn nồng độ cao đã tạo ra một lớp bọc bên ngoài bảo vệ phần bên trong của vi khuẩn khỏi tác dụng của cồn. Nồng độ cồn cao rất dễ bay hơi nên cũng giảm hiệu quả sát trùng ở những lần sử dụng sau.

Với cồn i-ốt là chất sát trùng mạnh, có tính phá hủy các chất hữu cơ nên không dùng với nồng độ trên 5% để sát trùng. Nên hạn chế sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm mà chỉ nên dùng cho vết thương ngoài da, không dùng cho vết thương sâu, hở miệng.

Đối với dung dịch betadine

Không sử dụng dung dịch nà cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng betadine. Bệnh nhân tăng huyết áp, rối loạn tuyến giáp, trị liệu i-ốt phóng xạ không nên sử dụng betadine. Dung dịch cũng không phù hợp với bệnh nhân bị viêm da dạng herpes mạn tính Duhring và người bị bướu cổ.

Đối với oxy già

Nước oxy giá có thể gây kích ứng và bỏng da nên những vết thương nhỏ chỉ cần dùng oxy già nồng độ loãng là đã có tác dụng. Những vết thương đang lành không nên bôi oxy già vì nó sẽ gây tổn thương nguyên bào sợi và khiến vết thương lâu lành hơn. Chỉ được sử dụng oxy già ở vết thương hở, không bôi vào vùng kín hoặc nhỏ vào những khoang kín của cơ thể.

Còn những loại thuốc bôi sát trùng vết thương khác, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia và người bán để sử dụng đúng cách hơn.

Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước ngoài da

Cách chăm sóc

Giữ cho vết trầy xước sạch sẽ bằng cách thay băng thường xuyên cho vết thương để nó được khô thoáng, hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch, lau khô với khăn sạch và có thể chấm cồn sát trùng nếu cần thiết. Xịt nano bạc thường xuyên để giúp vết thương mau khô và ngăn ngừa sẹo. Có thể dùn Smart Skin Baby Skin như đã nói ở phần trên.



Bị trầy xước ngoài da nên ăn gì?

Nghệ: Những món ăn từ nghệ góp phần giúp các vết thương trầy xước mau lành và không để lại sẹo. Vì trong nghệ có chứa curcumin – hoạt chất có tác dụng hạn chế sự hình thành của sẹo. Tinh chất nghệ còn giúp sản sinh ra collagen và elastin giúp làm đầy sẹo lõm, liền sẹo.

Rau diếp cá: Rau diếp cá có tính mát, cung cấp lượng kháng sinh tự nhiên để chống viêm và kháng khuẩn giúp vết thương bị trầy xước da mau lành hơn.

Thịt lợn nạc: Thịt lợn cung cấp dưỡng chất giúp cơ thể đạt được cân bằng tốt cho vết thương đang lên da non. Thịt còn bổ sung protein giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và khả năng làm lành vết thương ngoài da tốt.

vet-thuong-ho-nvet-thuong-ngoai-da-cham-soc-nhu-the-naogoai-da
Vết thương ngoài da chăm sóc như thế nào

Các loại rau cải: Rau cải chứa nhiều kẽm, khoáng chất có khả năng hỗ trợ các loại enzyme làm lành vết thương. Kẽm trong rau cải có lợi cho quá trình phân chia tế bào nên tốt cho vết thương trầy xước ngoài da.

Hoa quả: Người bị vết thương hở nên ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin tự nhiên. Các vitamin này giúp vết xước mau lành hơn.

Khoai lang: Trong củ khoai lang chứa hàm lượng vitamin A có tác dụng chống oxy hóa, hạn chế tình trạng viêm nhiễm bởi chấn thương, giúp biệt hóa tế bào.

Bị trầy xước nên kiêng gì?

Rau muống: Đây là loại rau có tính mát, nhuận trường, sinh da thịt nên khi ăn rau muống dễ sinh ra sẹo lồi. Người có vết thương trầy xước ngoài da dù nhẹ vẫn không nên ăn rau muống.

Đồ nếp: Người bị thương trầy xước cũng không nên ăn các món ăn được làm từ nếp như xôi, chè, bánh chưng… Vì chúng rất dễ mưng mủ, viêm nhiễm và dễ gây sẹo lồi.

Thịt gà: Ăn thịt gà khiến người bị vết thương ngoài da bị ngứa, dễ gây lở loét, khó lành lặn.

Trứng: Vì trứng có tính năng đẩy mạnh quá trình sinh collagen khiến da bị đùn thái quá, gây ra sẹo lồi.

Giới thiệu website mở tài khoản ngân hàng online miễn phí: https://motaikhoannganhang.com/

Vết thương trầy xước ngoài da tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị đúng cách dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Với top 7 thuốc sát trùng vết thương trầy xước mà quantumcare.vn giới thiệu trên đây bạn giúp bạn chữa trị vết thương màu lành hơn. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đã dành cho bài viết và hẹn gặp lại nhé.

Xem thêm: