Tay chân miệng là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé chống chọi lại với bệnh tật. Vậy trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam không, nên kiêng gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra trong đó nguyên nhân chủ yếu là do nhóm virus đường tiêu hóa Enterovirus gây nên.
Sau thời gian ủ bệnh từ 3- 6 ngày, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh như: sốt(có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao), đau họng, mệt mỏi, chán ăn và quấy khóc hoặc bị tiêu chảy vài lần trong ngày… Tiếp theo đó sau khoảng 1- 2 ngày, các dấu hiệu điển hình của bệnh sẽ hình thành đó là nổi các nốt ban đỏ dạng phỏng nước ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông và đầu gối. Các nốt ban sẽ phát triển thành các vết loét gây đau đớn khó chịu cho trẻ.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi trẻ mà ở một số trường hợp còn xuất hiện thêm các mụn nước mọc xen kẽ với các nốt hồng ban. Nếu không chú ý vệ sinh và chăm sóc cẩn thận các bóng nước này rất dễ vỡ gây lở loét và đau đớn cho bé nhà bạn.
Thông thường, sau khoảng 7- 10 ngày trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu như được hỗ trợ điều trị, chăm sóc đúng cách và kịp thời. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ có miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên điều này không có nghĩa trẻ sẽ không có nguy cơ mắc bệnh lại ở những lần sau nếu như chủng virus gây bệnh khác với lần trước.
Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam không?
Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị hay vacxin để phòng bệnh tay chân miệng. Chính vì vậy, khi mắc bệnh cách điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc trẻ tại nhà. Ngoài việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm, chống dị ứng khi cần thì một chế độ ăn uống hợp lý tại nhà là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Lý do bởi vì các bậc cha mẹ có thể rút ngắn được thời gian hồi phục cho con, giảm bớt và xoa dịu các triệu chứng đau rát khó chịu do bệnh tay chân miệng gây ra. Đồng thời ngăn chặn bệnh tình tiến triển nghiêm trọng và để lại biến chứng nguy hiểm nếu như bạn cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày cho cơ thể bé.
Trên thực tế, có rất nhiều bậc phụ huynh tỏ băn khoăn về việc có nên cho trẻ ăn cam hoặc uống nước cam khi bị tay chân miệng hay không. Về vấn đề này, theo các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, cam vốn dĩ là một loại trái cây có chứa rất nhiều dinh dưỡng như: vitamin C, vitamin A, vitamin B6, sắt, canxi, chất xơ, chất chống oxy hóa…
Vì sở hữu cho mình một lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa dồi dào nên việc cho trẻ uống nước cam hoặc ăn cam khi đang bị tay chân miệng sẽ giúp cơ thể trẻ sản sinh nhanh chóng ra các kháng thể khỏe mạnh giúp nâng cao hệ thống miễn dịch từ đó dễ dàng chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Đồng thời các dưỡng chất thiết yếu trong quả cam còn giúp đào thải các độc tố do virus giải phóng ra ngoài cơ thể dễ dàng, đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh cho trẻ.
Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ không còn thắc mắc gì về việc có nên cho trẻ uống nước cam khi đang bị tay chân miệng rồi đúng không nào. Tuy nhiên để tốt cho sức khỏe của bé và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh, cha mẹ nên chọn loại cam có độ chua vừa phải, không chua quá để tránh gây kích ứng các vết loét trong miệng và ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày. Đồng thời, bạn không nên cho trẻ uống nước khi đói hay cho trẻ uống quá nhiều nước cam trong một ngày để tránh gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của trẻ nhé.
Xem thêm: Thuốc sát trùng bệnh tay chân miệng loại nào tốt nhất
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Để giúp cho trẻ có một sức đề kháng khỏe mạnh giúp chống lại sự tấn công của virus gây bệnh tay chân miệng thì chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cần phải chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiếu yếu dưới đây:
Chất đạm(protid)
Đạm được xem là chất căn bản của sự sống trong mọi tế bào, chúng giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa dưỡng chất, tạo men và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, khi trẻ bị tay chân miệng cơ thể thường yếu nên việc bổ sung lượng đạm đầy đủ cho cơ thể là rất cần thiết.
Chất đạm được tìm thấy nhiều trong thịt, cá, tôm, trứng sữa, các loại hạt ngũ côc(vừng, lạc, đậu tương, hạnh nhân…). Cha mẹ có thể chế biến các thực phẩm này thành các món dễ ăn, dễ nuốt để không làm ảnh hưởng tới các vết loét trong khoang miệng của trẻ.
Tinh bột
Mặc dù trẻ bị tay chân miệng có vết lở loét trong miệng nhưng cha mẹ cũng đừng vì thế mà tước đi quyền được ăn ngon của trẻ. Cha mẹ vẫn cần bổ sung cho trẻ lượng tinh bột nhất định cho cơ thể trẻ thông qua việc chế biến thành những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, soup… được nấu từ gạo, lúa mạch hoặc bánh mì thay vì cho trẻ ăn cơm nhé.
Vitamin và chất khoáng
Vitamin và chất khoáng đóng vai trò rất quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ mạch máu và mau lành vết thương. Chính vì vậy, khi trẻ bị tay chân miệng các bậc cha mẹ nên cần bổ sung các loại rau củ, hoa quả tươi giàu vitamin và khoáng chất cho trẻ như dưa hấu, cam, dâu tây, táo, đu đủ… để giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh.
Chất béo(lipid)
Chất béo có trong sữa, phô mai, dầu thực vật, các loại hạt ngũ cốc… việc bổ sung đầy đủ chất béo cho cơ thể cung cấp một nguồn năng lượng cần thiết cho trẻ. Tăng cường khả năng hấp thu vitamin, củng cố hệ miễn dịch để dễ dàng chống lại bệnh tật.
Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì?
Cách ly trẻ
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm nên rất dễ lây lan từ trẻ này sang trẻ khác do đó khi phát hiện bé mắc bệnh, cha mẹ cần sớm cách ly con với người xung quanh. Nên cho bé ở trong phòng riêng nhưng phòng ốc cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế khả năng lây truyền bệnh và tạo ra ổ dịch.
Không cho trẻ ăn thức ăn đặc, khô cứng hay cay nóng
Khi mắc bệnh, những vết loét gây đau trong miệng trẻ nên ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn uống của trẻ. Do đó, việc cho con ăn các đồ ăn đặc, cay nóng sẽ khiến miệng con bị đau đớn khó chịu hơn. Thay vào đó các bậc phụ huynh nên chú ý chế biến những món ăn mềm, dễ nuốt và nên để nguội giúp bé có thể tiêu hóa dễ dàng.
Không ép trẻ ăn
Khi con từ chối ăn cha mẹ cũng không nên cưỡng ép trẻ, cha mẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày cho bé. Đồng thời cho con ăn thêm các loại trái cây giàu vitamin để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Không kiêng nước
Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ vẫn phải tắm gội cho bé bằng nước ấm bình thường tuy nhiên cần lau rửa nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các bọng nước. Việc tắm rửa sạch sẽ giúp hạn chế vi khuẩn tích tụ trên da giúp bé mau lành bệnh.
Tránh sử dụng chung đồ chơi
Cha mẹ tuyệt đối không được để con chơi chung đồ chơi với trẻ khác để phòng tránh bệnh lây lan. Các đồ dùng của bé cũng phải được vệ sinh và khử trùng thường xuyên.
Trên đây là bài viết trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam không, nên kiêng gì. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho nhiều bậc cha mẹ trong việc chăm sóc con khi bị bệnh tay chân miệng để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Có thể bạn quan tâm: