Hiện nay, bệnh tay chân miệng không chỉ dừng ở trẻ em mà nó còn đang ngày càng gặp phải nhiều hơn ở người lớn. Thậm chí khi người lớn mắc bệnh tay chân miệng còn đáng lo ngại hơn trẻ em. Vậy, Bệnh tay chân miệng ở người lớn có nguy hiểm không? có tự khỏi không? Dưới đây là những chia sẻ về vấn đề này mà bạn có thể tham khảo để biết cách bảo vệ cho sức khỏe của bản thân tốt nhất nhé!
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiếp xúc. Nó là căn bệnh lây nhiễm thuộc về da liễu. Bệnh tay chân miệng thực chất là do nhiễm trùng bởi virus có tên là coxsackievirus A16 enterovirus 71 gây nên. Những loại virus này sống trong đường ruột và nó có khả năng lây lan khi tiếp xúc trao đổi thông thường.
Thông thường thì virus này thường sẽ có ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nó xuất hiện bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ khả năng chống lại chúng. Tuy nhiên, thời gian gần đây đối tượng bị tay chân miệng không chỉ ở trẻ em nữa. Những người lớn cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Biến chứng của tay chân miệng nhìn chung rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến những bệnh như bại liệt, viêm phổi, viêm não, suy hô hấp. Và có thể sẽ dẫn đến tử vong.
Người lớn bị lây bệnh tay chân miệng như thế nào?
Bệnh tay chân miệng với người lớn tưởng chừng không thể xảy ra. Bởi người lớn có sức đề kháng mạnh. Tuy nhiên, thực chất khi người lớn tiếp xúc với trẻ em bị tay chân miệng cũng rất dễ lây.
Người lớn bị bệnh tay chân miệng khi tiếp xúc với phân, với nước bọt hoặc dịch mũi cuả những người bị nhiễm bệnh. Khi người lớn chăm sóc trẻ em bị tay chân miệng sẽ có thể bị nhiễm bệnh, xét nghiệm dương tính với bệnh. Không những thế, khi bị nhiễm bệnh thường thì bệnh sẽ không biểu hiện rõ rệt ngay từ ban đầu. Chính vì vậy, những ảnh hưởng nguy hiểm rất cao.
Xem thêm: Bệnh tay chân miệng gãi nhiều có lây ra không
Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn
Các dấu hiệu tay chân miệng ở người lớn hầu như cũng đều giống với bệnh tay chân miệng khi trẻ em mắc phải. Những dấu hiệu sớm nhất có thể xảy ra đó là sốt, ho, đau bụng, chán ăn. Đó chỉ là những dấu hiệu đầ tiên. Sau một thời gian thì bệnh có thể xảy ra với những biểu hiện nặng hơn như nổi các nốt mụn nước xung quanh tay, chân và miệng. Nó bị vỡ loét và lan rộng ra rất nhiều phần khác của cơ thể. Với giai đoạn nhiễm bệnh nặng ở người lớn thì những triệu chứng dễ dàng nhìn thấy đó là:
Khó chịu, chóang váng và buồn nôn
Biểu hiện đầu tiên có thể dễ dàng nhìn thấy đó chính là cảm giác khó chịu và không có cảm giác ngon miệng khi thưởng thức đồ ăn. Bởi những nốt nổi mụn bọc bên trong mụn bị vỡ ra. Giai đoạn gặp, cơ thể bị nhiễm độc thần kinh. Chính vì thế, bạn sẽ bị choáng váng đầu óc, không tỉnh táo. Thậm chí mất ngủ do thần kinh tổn thương, não bộ bị tổn thương nghiêm trọng.
Sốt cao không có dấu hiệu hạ
Tiếp đến đó chính là dấu hiệu sốt cao và không có dấu hiệu hạ sốt. Người bị tay chân miệng luôn luôn duy trì nhiệt độ sốt từ 38.5 đến 40 độ C. Những cơn sốt sẽ kéo dài trên 48 giờ. Sốt cao dai dẳng như thế này vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, cần phải có thuốc hạ sốt chuyên biệt của bệnh tay chân miệng. Ngoài ra cũng cần đến những loại thuốc đặc biệt về dân gian để tự hạ sốt. Càng hạ sốt được nhanh thì càng tránh được nguy hiểm.
Giật mình
Dấu hiệu tiếp theo đó chính là giật mình. Giật mình là biểu hiện của sự nguy hiểm lớn đến hệ thần kinh. Virus đã làm cho hệ thần kinh bị tổn thương, bị nhiễm độc. Thỉnh thoảng đang ngồi có thể sẽ bị giật mình, bị hoang mang ý thức. Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng. Vì thế, cần phải giảm thiểu và có biện pháp điều trị ngay trước khi hiện tượng này xảy ra.
Đó là những triệu chứng bệnh tay chân miệng ở người lớn mà bạn có thể tham khảo qua. Căn bệnh này nhìn chung vô cùng nguy hiểm với cả trẻ em và người lớn . Vì vậy, hãy đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của chính mình và tránh mắc căn bệnh này tốt nhất có thể.
Bệnh tay chân miệng ở người lớn có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng khi ở giai đoạn đầu mới phát hiện, biết cách chữa trị thì sẽ không có nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên nếu như ở giai đoạn nặng và các triệu chứng như sốt cao trên 39 độ, tình hình nhiễm trùng hệ thần kinh thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Những dấu hiệu tay chân miệng như việc bị choáng váng mặt mày, bị sốt cao,.. sẽ là những bước đầu dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Ở người lớn, giai đoạn nặng sẽ dẫn đến các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, viêm tim. Thậm chí nếu như không được chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vọng đột ngột. Vì vậy, người lớn khi mắc bệnh tay chân miệng không nên chủ quan. Khi ở những biểu hiện ban đầu, hãy thăm khám bác sĩ và có cách điều trị dứt điểm tốt nhất.
Cách phòng bệnh tay chân miệng ở người lớn hiệu quả
Bệnh tay chân miệng thường sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian chuyển giao từ mùa thu sang mùa đông. Đặc biệt là 3 tháng từ tháng 8 sang tháng 11. Nó sẽ trở thành 1 dịch lây lan bắt đầu với trẻ em trước. Nếu người lớn không phòng thì cũng có nguy cơ mắc phải rất cao. Dưới đây là những cách phòng bệnh tay chân miệng ở người lớn mà bạn nên tham khảo để biết cách bảo vệ bản thân nhé!
Vệ sinh thân thể và ăn uống
Trước hết, hãy chú ý vệ sinh thân thể thật chu đáo. Đặc biệt là đôi tay của bạn Hãy chú ý rửa tay bằng xà phòng khi chế biến đồ ăn, khi cho trẻ ăn uống và tiếp xúc với trẻ cũng như sau và trước các bữa ăn của bạn. Điều này sẽ giúp cho những virus không có cơ hội tấn công được bằng đường ăn uống, tiếp xúc thực phẩm thông thường. Không những phòng được tay chân miệng mà việc vệ sinh sạch sẽ khi ăn uống và vệ sinh đôi tay còn giúp tránh được rất nhiều loại bệnh lây nhiễm khác nữa.
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
Tiếp đến, hãy đảm bảo vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Chú ý đến những vật dụng dùng thường ngày. Những nơi tiếp xúc tay chân hằng ngày như cánh cửa cầu thang,… đều cần phải lau chùi thường xuyên. Bởi nó giúp cho việc loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh an toàn hơn. Giúp bảo vệ cơ thể tuyệt đối hơn . Không những thế, còn giúp vệ sinh nhà ở vô cùng sạch sẽ và tránh được cả những căn bệnh khác nữa.
Vệ sinh dụng cụ ăn uống
Dụng cụ ăn uống của trẻ em, của người lớn hằng ngày cũng cần phải vệ sinh tiệt trùng. Trước khi ăn, hãy dùng nước sôi để tráng qua. Như vậy, sẽ giúp cho việc tiệt trung tốt hơn. Những vi khuẩn không may bám trên dụng cụ ăn uống đó bị tiêu diệt. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng dụng cụ đó.
Uống nước, hoa quả tăng cường miễn dịch
Không những thế, cần uống nước nhiều để đảm bảo tăng cường miễn dịch tốt. Ăn các loại hoa quả để cơ thể để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, hệ miễn dịch thiết yếu cho cơ thể. Đồng thời có thể tăng cường được những khả năng chống lại virus xâm nhập gây bệnh cho cơ thể. Không chỉ kháng cự được với virus gây ra bệnh tay chân miệng mà còn có thể chống lại rất nhiều loại bệnh khác nữa. Không những thế, hiện nay những bệnh liên quan đến truyền nhiễm cũng sẽ được giảm thiểu tối ưu khi bạn bổ sung những thực phẩm ăn uống hằng ngày đúng cách.
Tránh tiếp xúc với người bệnh
Để phòng bệnh tốt nhất, cách tốt nhất và hữu hiệu nhất đó chính là làm sao để có thể tránh tiếp xúc nhiều với người bệnh. Tránh tiếp xúc nước bọt, dịch mũi, hô hấp với người nhiễm tay chân miệng. Thậm chí nên cách ly khi gia đình có người bị bệnh. Như vậy, sẽ giảm hoàn toàn khả năng lây nhiễm bệnh một cách hiệu quả nhất.
Đó là những cách phòng bệnh tay chân hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo qua. Biết cách phòng bệnh tốt sẽ tránh được nguy cơ nhiễm bệnh. Không những thế, còn có thể đảm bảo được việc tránh xa các căn bệnh khác.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng
Hiện nay, có những cách điều trị bệnh tay chân miệng ở cả người lớn và trẻ em như thế nào? Dưới đây là những cách điều trị được áp dụng khoa học mà bạn nên tham khảo qua nhé!
Bệnh ở mức độ nhẹ
Với những bệnh nhân mới phát hiện bệnh thì có thể sẽ điều chỉnh theo việc chú ý dinh dưỡng và vệ sinh hằng ngày. Đảm bảo sử dụng thuốc hạ sốt và kháng viêm đúng cách. Đồng thời cũng phải cách ly với những người khác.
Tuy ở mức độ nhẹ nhưng cũng cần phải được điều trị theo lộ trình. Đồng thời có lịch trình tái khám thường xuyên và đúng giờ. Đảm bảo hết sốt trong thời gian 48 giờ mới đảm bảo được an toàn cho sức khỏe. Chú ý quan sát tình trạng bệnh xem có thuyên giảm không. Nếu không cũng phải đưa vào bệnh viện và tiến hành theo dõi được sát sao hơn.
Bệnh ở mức độ nặng
Với tình trạng bệnh ở mức ộ nặng sẽ cần phải sử dụng đến các loại thuốc đặc trị. Cần phải đưa vào cự li quan sát và theo dõi trong bệnh viện. Ở mức độ nặng sẽ có rất nhiều biến chứng bất ngờ xảy ra. Chính vì thế, cần phải theo dõi cũng như có dùng thuốc thường xuyên. Tất cả làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Đồng thời cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và vệ sinh sạch sẽ. Ở giai đoạn này xuất hiện các vết mong nước nên cần phải khử trùng và bôi thuốc đầy đủ hằng ngày.
Trên đây là những thông tin về bệnh tay chân miệng ở người lớn. Bệnh tay chân miệng không chỉ dừng lại ở trẻ em nữa. Khi người lớn mắc bệnh còn có những hệ quả nguy hiểm hơn trẻ em rất nhiều. Vì vậy, nên cẩn thận với sức khỏe của bản thân nhé! Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp trả lời được câu hỏi Bệnh tay chân miệng ở người lớn có nguy hiểm không? có tự khỏi không? Chúc các bạn sức khỏe tốt đồng thời biết cách phòng tránh căn bệnh này tốt nhất nhé!
Tham khảo thêm: