Sốt virut là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa. Sốt virut nếu không ngăn chặn kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó các bậc phụ huynh nên nắm rõ các thông tin cũng như cách đề phòng bệnh sốt virut ở trẻ em. Dưới đây là 5 cách phòng lây sốt virut ở trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, các ông bố bà mẹ cần tham khảo!
Sốt virut ở trẻ em là gì?
Sốt virut hay còn gọi là sốt siêu vi thường do nhiều loại virut gây ra, chủ yếu là virut đường hô hấp, bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em. Khi trẻ bị nhiễm các loại siêu virut hệ thống bảo vệ cơ thể sẽ phản ứng, ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh và gây ra tình trạng sốt.
Trẻ em thường rất dễ bị sốt virut hơn người lớn bởi vì sức đề kháng còn rất yếu. Đặc biệt là vào những thời gian giao mùa, thời tiết nắng mưa thất thường sẽ tạo điều kiện cho virut phát triển mạnh, trẻ sẽ dễ dàng bị sốt virut.
Sốt virut ở trẻ em có lây lan không?
Sốt virut có xu hướng phát triển thành dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa. Nó có thể lây truyền từ người này sang người khác và thường lây từ qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Nhiều người thường băn khoăn rằng sốt virut ở trẻ em có lây không và câu trả lời chắc chắn là CÓ. Bởi vì trẻ đi học, đi chơi dễ tiếp xúc, va chạm với những bạn đang bị bệnh, hơn hết sức đề kháng trẻ còn rất yếu nên virut dễ ràng xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Những biểu hiện của sốt virut ở trẻ em
Sốt virut ngoài tình trạng nhiệt độ tăng cao ra thì không có dấu hiệu rõ ràng do đó nhiều người bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ em các ông bố bà mẹ cần theo sát triệu chứng sốt của trẻ để phát hiện kịp thời và có hướng điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở sốt virut mọi người nên lưu ý:
Sốt cao: đây là biểu thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị sốt virut, thường nhiệt độ trẻ sẽ bắt đầu tăng nhanh từ 38-39.5, thậm chí có trẻ lên đến 40-41 độ, đối với tình trạng này trẻ rất dễ bị co giật và cực kỳ nguy hiểm nếu không xử lý kịp.
Đau đầu, quấy khóc: sốt virut thường gây ra những cơn đau đầu dữ dội, quay cuồng, cơ thể yếu đi, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra. Lúc này trẻ sẽ có xu hướng nằm co lại, li bì, mắt lờ đờ, choáng váng.
Viêm đường hô hấp: bên cạnh sốt cao, một số trẻ sẽ kèm theo các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…
Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn, người lớn cũng có thể nôn mửa, chủ yếu là do viêm họng, kích thích chất nhầy.
Rối loạn tiêu hóa: đây cũng là biểu hiện hay gặp ở một số trẻ, sốt virut có thể gây nên rối loạn đường tiêu hóa, khiến trẻ đại tiện lỏng, có chất nhày đi kèm.
Phát ban: có thể nói dây là dấu hiệu tốt và thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt. Những vết đỏ nhỏ li ti xuất hiện trên khắp cơ thể và khi phát hiện dấu hiệu này thì cho thấy bệnh sốt virut đã quá thời kỳ nguy hiểm.
Xem thêm: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị sốt virut nên làm gì?
Sốt virut ở trẻ sẽ tự khỏi sau 5-10 ngày, tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan khi trẻ bị sốt virut, bởi nhiệt độ của trẻ sẽ tăng nhanh và nếu không nhanh chóng xử lý sẽ gây nên nhiều biến nguy hiểm. Do đó, khi trẻ bị sốt virut bố mẹ cần phải làm những điều dưới đây:
Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ: Sốt hay sốt virut khiến trẻ mất nước nghiêm trọng, bởi vì cơ thể cần lượng nước để đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Hơn hết, khi nhiệt độ tăng cao sẽ khiến lượng nước trong cơ thể bị cạn kiệt. Việc mất nước càng khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, mất đi sức đề kháng và khó hết bệnh. Do đó, các bậc phụ huynh nên bổ sung nước cho trẻ qua các loại nước lọc, nước khoáng, nước ép từ rau củ quả.Vừa đảm bảo lượng nước cũng như dinh dưỡng cho cơ thể.
Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên: Mẹ nên chuẩn bị nhiệt kế trong gia đình để phòng trẻ sốt thì có thể kiểm tra nhiệt độ cho bé thường xuyên. Nếu kiểm tra nhiệt độ ở nách, cha mẹ phải cho bé kẹp nhiệt kế tối thiểu 3 phút. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ C.
Nhiệt độ trên 38.5 thì mới sử dụng thuốc hạ sốt: nếu bé bị sốt cao trên 38.5 độ C thì cha mẹ cho bé dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là đối với những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
Giữ mát cơ thể: Mẹ nên chuẩn bị khăn, nước để lau cơ thể cho bé, chủ yếu là các vùng cổ, bẹt, nách, trán. Và đặc biệt nên mặc đồ thoáng mát cho trẻ, tránh đắp chăn, mặc quấn áo dày, mang vớ. Bởi điều này sẽ khiến nhiệt độ của bé càng tăng cao và rất khó hạ sốt.
Dinh dưỡng: thời gian này bé rất kén ăn, ăn không miệng nhưng mẹ vẫn cố gắng bổ sung các loại cháo, súp cho bé. Nên chia nhỏ các bữa ăn của bé, tránh ép bé ăn nhiều để bé khỏi bị nôn. Bé đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tình trạng sốt virut nhanh khỏi hơn.
Bệnh sốt virut có thể tự chăm sóc tại nhà, nhưng nếu trẻ không có dấu hiệu thiên giảm và luôn sốt cao thì bố mẹ cần cho bé tới bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc cũn như điều trị tốt hơn nhé.
5 Cách phòng lây sốt virus ở trẻ em hiệu quả
Sốt virut bệnh rất hay gặp ở trẻ em vào thời tiết giao mua, nhất là vào một số thời điểm nó bùng phát thành dịch và lây sốt rất nhiều. Chính vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu rõ về bệnh và có cách phòng tránh lây sốt virut ở trẻ em tốt nhất. Và dưới đây là 5 cách phòng tránh các bố mẹ nên tham khảo:
Cần cách ly trẻ tiếp xúc với những bé đang bị sốt virut hoặc những ai bị sốt virut. Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, khu vui chơi trong thời gian mùa dịch sốt virut bùng phát.
Nếu trẻ bị sốt virut thì cần cho bé nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác cũng như chăm sóc cho trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Giữ vệ sinh cá nhân, nên rửa tay cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng các loại sản phẩm nước rửa tay. Các mẹ có thể tìm mua sản phẩm Baby Skin tại Quantum Care – đây là sản phẩm chăm sóc da, sát khuẩn cực kỳ tốt. Không chỉ giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi các virut, vi khuẩn gây hại mà còn có thể ngăn ngừa các bạn tay chân miệng, thủy đậu…
Tiêm vắc xin cho trẻ đúng thời kỳ, phòng tránh lây sốt virut cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối miệng, mũi thường xuyên để tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp.
Cung cấp đầy đủ nước, dinh dưỡng cho trẻ, nên cho bé ăn nhiều trái cây, rau xanh để hỗ trợ vitamin C nâng cao sức đề kháng.
Trên đây là 5 cách phòng lây sốt virut ở trẻ em tốt nhất cũng như một số kiến thức về thông tin bệnh để cha mẹ có biện pháp chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Hiện nay, tình trạng đại dịch viêm phổi Vũ Hán do virut gây ra đang khiến nhiều người lo lắng, sợ hãi, tuy nhiên tốt nhất mọi người nên trang bị cho mình những cách phòng chống như: đeo khẩu trang y tế khi ra đường, hạn chế đến nơi đông người, ăn nhiều tỏi, bổ sung nhiều vitamin C… Hãy trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để chăm sóc các con cũng như thành viên trong gia đình khỏe mạnh nhé!
Tham khảo thêm