Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng lại chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể lây lan rất nhanh nên rất khó kiểm soát. Vậy phải làm thế nào để biết trẻ có bị tay chân miệng hay không? Thời gian ủ bệnh tay chân miệng là bao lâu, có triệu chứng gì không? Làm thế nào để phòng bệnh? Mời bạn hãy cùng quantumcare.vn tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh gây ra bởi các virus thuộc nhóm enterovirus, nhóm này gồm rất nhiều loại khác nhau, nhưng 2 loại gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Những loại virus này thường tồn tại trong đường ruột và có khả năng lây lan rất nhanh.
Loại bệnh này thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và phổ biến nhiều vào 2 mùa hè – thu. Bệnh có khả năng truyền nhiễm, lây truyền từ người sang người nên rất dễ bùng phát thành dịch bệnh. Là một bệnh do virus gây ra nên được diễn biến theo quy trình tự nhiên và có thể khỏi bệnh trong 2 tuần.
Tuy tay chân miệng không quá nguy hiểm nhưng những biến chứng bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp tính và nếu nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Thời gian ủ bệnh của bệnh của bệnh tay chân miệng là bao lâu?
Bệnh tay chân miệng thông thường sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh của tay chân miệng thường diễn ra trong khoản thời gian từ 3 đến 7 ngày và hầu như trong giai đoạn này bệnh không biểu hiện bất cứ một triệu chứng lâm sàng nào hoặc nếu có cũng sẽ rất nhẹ.
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn này diễn ra trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày. Lúc này, người bệnh sẽ biểu hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C) , mệt mỏi, biếng ăn, đau họng hoặc tiêu chảy…
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này thường sẽ kéo dài từ 3 đến 10 ngày với các triệu chứng bệnh điển hình như: xuất hiện những vết mụn nước trong khoang miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, có khi còn có thể tìm thấy ở mông hoặc xung quanh vùng hậu môn.
Ban đầu khi mới xuất hiện, các nốt mụn này thường chỉ là các nốt ban nhỏ, nhưng sau đó sẽ phồng rộp lên và bên trong chứa dịch, tuy nhiên những nốt dịch này không đau và không ngứa.
Trong giai đoạn này, các vết mụn nước cũng sẽ bị lở loét ở vùng niêm mạc miệng, lưỡi gây đau rát miệng, tăng tiết nước bọt, khiến trẻ bỏ ăn… Trẻ cũng có thể có các biểu hiện như sốt, nôn ói… Nhưng nếu bạn phát hiện những triệu chứng bệnh bất thường khác ở trẻ thì hơn hết bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng ảnh hưởng đến trẻ sau này.
Giai đoạn hồi phục
Thông thường , sau khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày nếu không xảy ra các biến chứng thì trẻ sẽ bắt đầu hồi phục.
Xem thêm: Bệnh tay chân miệng gãi nhiều có lây ra không
Làm gì để phòng tránh bệnh tay chân miệng?
Việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng là việc làm hết sức cần thiết, bởi bệnh rất dễ lây lan và có khả năng bùng phát thành dịch bệnh. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Để phòng ngừa bệnh, các bậc phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn chín, uống chín. Tất cả các vật dụng chứa đựng đồ ăn của trẻ cùng cần được vệ sinh, sát khuẩn bằng nước nóng hoặc nước muối trước khi sử dụng đựng đồ ăn, thức uống cho trẻ.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để không bị nhiễm khuẩn từ môi trường ngoài. Các bậc phụ huynh cũng cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bế trẻ, chế biến thực ăn cho trẻ hay thậm chí là trước và sau khi thay tả cho trẻ.
- Tuyệt đối không cho trẻ chơi và tiếp xúc với những bệnh nhân hoặc những người đang nghi ngờ và có triệu chứng của bệnh.
- Nên thường xuyên vệ sinh các bề mặt, dụng cụ, đồ chơi mà trẻ tiếp xúc hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa…
- Nên sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và chất thải của người bệnh cần được thu gom và xử lý.
Trẻ bị tay chân miệng làm sao để nhanh khỏi?
Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus gây ra và sẽ lành bệnh sau khi trải qua các giai đoạn. Tuy nhiên, để bệnh nhanh lành và không xảy ra các biến chứng, bạn nên chú ý những điều sau đây.
- Hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh. Những chất thải của trẻ cần được xử lý đúng cách để tránh lây lan nguồn bệnh.
- Những dụng cụ chứa đựng đồ ăn cho trẻ cần được vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ và nên sử dụng riêng.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước trong thời gian bị bệnh. Có thể cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt.
- Trong trường hợp trẻ sốt quá cao hay có những những dấu hiệu bệnh bất thường thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, xét nghiệm và chăm sóc điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có những sản phẩm hỗ trợ điều trị và các bạn cũng có thể tìm đến những sản phẩm này để giúp bệnh nhanh lành và không xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu có nhu cầu, bạn hoàn toàn có thể tìm đến những sản phẩm của Quantum Care.
Sản phẩm Smart Skin (sản phẩm dành cho người lớn) và Baby Skin (sản phẩm dành cho trẻ em) là 2 dòng sản phẩm mà bạn có thể tìm đến khi bị tay chân miệng. Đây là những sản phẩm nano được sản xuất dưới dạng xịt giúp quá trình sử dụng được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Các hạt nano được sản xuất bằng công nghệ hiện đại có tác dụng nhanh chóng, không có tác dụng phụ sẽ giúp cho quá trình điều trị, xử lý các vết lở loét hiệu quả. Ngoài ra, trong thành phần có chứa chitosan có chức năng tạo màng nano sinh học, giúp bảo vệ vết thương khỏi những tác động của vi khuẩn.
Sản phẩm của Quantum Care được nghiên cứu bởi các Tiến sĩ trường Đại học Quốc gia Tp. HCM, đã được kiểm chứng và được bộ y tế cấp chứng nhận trên toàn quốc nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng sản phẩm.
Bài viết thời gian ủ bệnh tay chân miệng là bao lâu đã giúp bạn biết được các giai đoạn, thời gian ủ bệnh mà còn giúp bạn biết được cách phòng và trị bệnh. Hy vọng những thông tin này hữu ích và có thể giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này.
Xem thêm