Bệnh nấm miệng ở trẻ em cần tìm được cách chữa trị kịp thời nhưng đâu là cách tốt nhất? Sau đây quantumcare.vn sẽ hướng dẫn cách chữa trị nấm miệng ở trẻ em tại nhà để những ai đang cần có thể tham khảo. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để cập nhật thông tin nhé.
Nấm miệng là gì?
Nấm miệng là tình trạng nhiễm nấm ở vùng niêm mạc bao phủ bên trong khoang miệng. Chủ yếu do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans gây ra. Trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu nên loại nấm này sẽ phát triển dễ dàng hơn gây ra những mảng trắng đục bám trên niêm mạc lưỡi, mặt trong má và ở vòm họng của bé.
Khoảng 2-5% trẻ sơ sinh khỏe mạnh xảy ra tình trạng này. Người lớn cũng có nguy cơ bị nấm miệng nếu cơ địa hệ miễn dịch bị suy yếu. Đặc biệt là những bệnh nhân bị tiểu đường, dùng thuốc kháng viêm tại chỗ trong các bệnh lý như hen, COPD hoặc dùng các thuốc kháng sinh lâu ngày.
Triệu chứng của bệnh nấm miệng ở trẻ em
Bệnh nấm miệng thường có những triệu chứng sau đây:
- Bị tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng, nướu răng và amidan.
- Hình dáng tổn thương giống miếng pho mát.
- Đỏ hoặc đau nhức trong miệng gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt.
- Vị trí bị nấm miệng có thể chảy máu nhẹ nếu bị cọ xát hoặc cào.
- Khóe miệng nứt và đỏ, đặc biệt những người dùng răng giả.
- Cảm giác như có bông trong miệng và mất vị giác.
- Trẻ sơ sinh bị nấm miệng dễ kích động và cáu kỉnh.
Nguyên nhân trẻ em bị nấm miệng
Trẻ em bị nấm miệng chủ yếu liên quan đến vệ sinh răng miệng của bé. Nếu trẻ bú sữa hoặc ăn xong mà không được vệ sinh răng miệng tốt, không uống nước tráng miệng thì những cặn sữa bị ứ đọng lâu ngày sẽ lên men. Từ đó tạo ra môi trường cho nấm phát triển, sản sinh nhanh chóng và gây bệnh.
Đặc biệt những trẻ em yếu ớt, trẻ sơ sinh, sinh thiếu tháng dễ bị mắc nấm miệng hơn. Những trẻ lớn nếu không đánh răng sau khi ăn, hoặc ăn nhiều đồ ngọt, ăn đêm cũng dế khiến nấm sinh sôi và phát triển gây nên bệnh. Ngoài ra, bệnh nấm miệng cũng có thể lây qua đầu vú cao su hoặc dụng cụ pha sữa…
Cách chữa trị nấm miệng ở trẻ em
Nấm miệng ở trẻ em thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm. Các loại thuốc điều trị nấm miệng thường ở dạng gel hoặc chất lỏng bôi trực tiếp vào bên trong miệng hoặc ở dạng viên nén, viên nang… Đối với thuốc bôi thường cần được sử dụng một vài lần trong ngày khoảng 7-14 ngày.
Thuốc điều trị nấm miệng viên nén hoặc viên nang thường được dùng một lần mỗi ngày. Các loại thuốc này sử dụng cho trẻ em thường không có tác dụng phụ. Nhưng một số loại đôi khi có thể gây buồn nôn, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy… Lúc này bác sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể để có phương pháp chữa trị.
Sản phẩm hỗ trợ chữa trị nấm miệng ở trẻ em
Smart Fresh là sản phẩm xịt nano dùng cho khoang miệng, có tác dụng hỗ trợ làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm. Khi trẻ em bị nấm miệng, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về Smart Fresh để giúp bé vệ sinh khoang miệng, hỗ trợ chữa trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Sản phẩm thuộc thương hiệu Quantum Care uy tín hàng đầu trên thị trường, chứa thành phần lành tính, tuyệt đối an toàn sức khỏe. Smart Fresh chứa những hạt nano bạc thông minh giúp đi sâu vào các tế bào tiêu diệt nấm gây nên bệnh, giúp bệnh nấm miệng mau lành lặn, tạo cảm giác thoải mái hơn cho các bé.
Cách dùng rất đơn giản, khi bị nấm miệng bố mẹ hướng dẫn các bé xịt đều dung dịch Smart Fresh vào khoang miệng. Liều lượng sử dụng quý khách vui lòng đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì hoặc nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia. Sản phẩm không có tác dụng phụ nên rất an toàn, tuy nhiên bạn cần tham khảo kỹ trước khi sử dụng nhé.
Smart Fresh được Bộ Y tế cấp phiếu công bố cho phép lưu hành trên thị trường.
Tác hại của bệnh nấm miệng ở trẻ em
Bị nấm miệng khiến bé biếng ăn, ăn không ngon, bỏ ăn do bị đau miệng. Nếu nấm miệng diễn ra ở bé thời gian dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng độ 1. Bé còn bị đau rát họng, kích thích, nôn ói.
Tuy nhiên đôi khi bé không bị nấm miệng nhưng mẹ lại nhầm tưởng con mắc bệnh nên tự ý cho uống thuốc, rơ miệng kháng nấm trong thời gian dài khiến các nụ vị giác trên lưỡi bé bị tổn thương. Điều này gây đau rát và làm trẻ mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
Phòng ngừa bệnh nấm miệng ở trẻ em
Để ngăn ngừa nấm miệng thì trẻ em cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Cần súc miệng thật sạch sau khi ăn.
- Mỗi ngày cần đánh răng đều đặn 2 lần bằng kem đánh răng chứa flour và làm sạch các ngóc ngách trong khoang miệng.
- Nếu là trẻ sơ sinh, sau khi cho bé bú hoặc ăn bột thì mẹ nên cho bé uống nước để làm sạch vùng khoang miệng và lưỡi.
- Thỉnh thoảng mẹ nên dùng ít dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ.
- Đối với trẻ sơ sinh, mẹ dùng gạc mềm và sạch thấm một ít nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé.
- Còn đối với trẻ lớn hơn thì mẹ nên dạy trẻ cách tự vệ sinh răng miệng hàng ngày.
- Hạn chế cho trẻ ăn vặt, bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối để tránh nấm có cơ hội sinh sôi, phát triển.
Hướng dẫn đăng ký Internet Banking ngân hàng online trên điện thoại tại nhà, xem ngay tại: https://dangkyinternetbanking.com
Bạn đã biết được cách chữa trị nấm miệng ở trẻ em tại nhà sau khi theo dõi các thông tin trên bài viết. Nếu bạn muốn mua sản phẩm Smart Fresh hỗ trợ trị nấm miệng ở trẻ em thì hãy liên hệ ngay đến Quantum Care để công ty tư vấn và hướng dẫn mua hàng bạn nhé. Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo của website quantumcare.vn.
Xem thêm: