Trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc phải bệnh tay chân miệng do lúc này hệ miễn dịch của các bé còn rất kém. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm có lẽ sẽ lo lắng không biết trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 mấy ngày thì khỏi và làm như thế nào để điều trị? Trong bài viết sau đây, quantumcare.vn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn nắm rõ hơn nhé.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là loại bệnh nhiễm trùng do virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68) gây ra. Những loại virus này tồn tại trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác bằng những tiếp xúc thông thường. Đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc phải bệnh tay chân miệng vì hệ miễn dịch của các bé chưa phát triền toàn diện.

Khả năng chống lại sự xâm nhập của các vius gây bệnh của trẻ em không tốt, dễ mắc phải bệnh truyền nhiễm nên bệnh tay chân miệng dễ hoành hành. Tuy nhiên trẻ em hơn 5 tuổi và cả những người trưởng thành cũng có khả năng mắc phải bệnh này. Và bệnh tay chân miệng thường xuất hiện vào mùa xuân, hè và thu, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh này thường lây qua đường phân, miệng và tiếp xúc trực tiếp. Chủ yếu là qua tiếp xúc trực tiếp tại các nơi chứa dịch nhiễm như mũi, họng, nước bọt, dịch từ nốt phỏng hoặc có thể lây truyền từ chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ mà người có mầm bệnh đã sử dụng như bàn ghế, nền nhà, đồ chơi, đồ ăn… Hoặc có thể lây nhiễm qua đường hô hấp như hắt hơi, giao tiếp, ho…

Các cấp độ của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng tùy vào từng cấp độ lây nhiễm cũng như sức đề kháng của từng người bệnh sẽ tác động với các cấp độ khác nhau. Cụ thể gồm các cấp độ sau đây:

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Cấp độ 1 bệnh có triệu chứng như sốt nhẹ, nổi đốm đỏ và tổn thương trên da chỉ ở mức độ nhẹ hoặc bị loét miệng ở bề ngoài.

Vậy trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 mấy ngày thì khỏi? Thông thường trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 sẽ khỏi sau 7-10 ngày mà không cần dùng thuốc kháng sinh điều trị. Nhưng nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì có thể là do trẻ không được chăm sóc đúng cách. Vì thế hãy giữ gìn vệ sinh thật tốt tránh để trẻ tiếp xúc với người bị bệnh nặng hơn.

tre-bi-tay-chan-mieng-cap-do-1-may-ngay-khoi
Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 mấy ngày khỏi

Bệnh tay chân miệng cấp độ 2

Cấp độ 2a: Trẻ hay bị giật mình khoảng 2 lần/ 30 phút, kèm theo sốt cao kéo dài trên 2 ngày, thậm chí có thể sốt nặng trên 39 độ C. Cơ thể lừ đừ, mệt mỏi, hay quấy khóc do đau họng, biếng ăn, nôn trớ và khó thở.

Cấp độ 2b: Cấp độ này bệnh tay chân miệng tiếp tục bị chia ra làm 2 nhóm, một là những trẻ có tiền sử hay giật mình trên 2 lần/ 30 phút, số cao trên 39 độ, ngủ gà, mạch đập nhanh. Nhóm 2 là trẻ dễ bị bủn rủn tay chân, tay chân yếu hoặc liệt, ngồi không vững, rung giật nhãn cầu, liệt thần kinh sọ, khi nuốt dễ bị sặc và giọng nói có thể bị thay đổi.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 3

Cấp độ này mạch của trẻ có khi bị đập nhanh trên 170 lần/ phút, có khi đập chậm, toàn thân lạnh và toát nhiều mồ hôi. Kèm theo đó là thở dốc, thở nhanh hoặc thở khò khè, ngực rút lõm, cơ thể tím tái, rối loạn tri giác và có thể dẫn đến sốc, phù phổi cấp.

Xem thêm: Tay Chân Miệng ở trẻ có để lại sẹo không

Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Về nguyên tắc điều trị

  • Bố mẹ cần quan sát con mình thường xuyên, nếu có dấu hiệu gì bất thường thì có thể kịp thời điều trị.
  • Bổ sung những dưỡng chất cần thiết đầy đủ cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng của trẻ.
  • Cần chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày dưới dạng thức ăn lỏng, mềm để trẻ dễ hấp thu.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ dùng xà phòng rửa tay hoặc rửa tay cho trẻ ngay sau khi vệ sinh.
  • Đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ cần được sát khuẩn để ngăn ngừa bệnh.
  • Nên giữ nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, đặc biệt là khu vực sàn nhà và không khí trong nhà trong lành, sạch sẽ.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

  • Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 1 thì mẹ cần thực hiện ngay các bước sau đây theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa:
  • Trước tiên cho trẻ dùng thuốc Paracetamol liều 10mg/kg/ lần uống, nếu trẻ vẫn còn sốt thì sau 6 tiếng tiếp tục cho trẻ sử dụng.
  • Không được ép trẻ ăn vì trẻ đang bị đau họng nên việc biếng ăn là chuyện bình thường. Mẹ có thể cho trẻ ăn ít và ăn nhiều lần là được.
  • Cần vệ sinh tay chân, răng miệng của trẻ sạch sẽ.
  • Cách 1-2 ngày thì mẹ đưa trẻ đến bệnh viện để tái khám, nếu trẻ bị sốt thì cần khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất trong khoảng 48 tiếng đồng hồ.
  • Trường hợp trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm và dấu hiệu bệnh ngày càng trầm trọng như sốt cao trên 39 độ, cả người bị tím tái, khó thở, quấy khóc nhiều, nôn ói, nổi nhiều đốm đỏ trên da, đồng thời co giật, hôn mê thì bố mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện để được điều trị chuyên sâu.

Hỗ trợ chữa bệnh tay chân miệng trẻ em– Baby Skin (QuanTumCare)

Baby Skin là một sản phẩm thuộc hãng QuanTum Care có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như thủy đậu, tay chân miệng, sởi, vết thương hở… Baby Skin giúp dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da, làm giảm đau rát, dịu da và tái tạo da ngăn ngừa sẹo. Sản phẩm giúp làm sạch, kháng khuẩn khi bị nhiễm virus tay chân miệng một cách hiệu quả.

Đối tượng sử dụng Baby Skin là trẻ so sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Sản phẩm được làm từ hạt nano thông minh giúp chăm sóc và bảo vệ làn da dịu êm, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đồng thời làm theo hướng dẫn để bệnh tay chân miệng của bé mau khỏi hơn nhé.

Với những thông tin trên chúng tôi đã giải đáp trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 mấy ngày thì khỏi. Hy vọng những gì quantumcare.vn cung cấp trên hữu ích đối với bạn đọc. Cảm sự quan tâm theo dõi của mọi người và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo nhé.

Xem thêm: