Nhiệt miệng là căn bệnh mà hầu hết ai trong số chúng ta cũng đều bị ít nhất một lần trong đời. Bệnh gây ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là trong ăn uống. Vậy nhiệt miệng lan rộng có lây không, có tự khỏi không? Để tìm được câu trả lời cho thắc mắc này, mời các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của quantumcare nhé.
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp- tơ, là những vết loét nhỏ, nông hình tròn hoặc hình bầu dục phát triển ở những mô mềm bên trong môi, má, dưới lưỡi, đầu lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Đây là căn bệnh không nặng nhưng lại xảy ra khá phổ biến ở nhiều người và gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho việc vệ sinh răng miệng và ăn uống của người bệnh.
Theo quan điểm dân gian, nhiệt miệng xảy ra là do bị nóng trong hoặc do ăn nhiều đồ cay nóng. Tuy nhiên, theo y học hiện đại cho rằng cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra nhiệt miệng do đâu. Và một vài yếu tố dưới đây được xem là có liên quan đến sự phát triển của những vết loét có ở trong khoang miệng, cụ thể là:
– Người đang mắc các bệnh về răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, sâu răng, viêm tủy răng…
– Người có chế độ dinh dưỡng kém và thiếu cân bằng như thường xuyên sử dụng các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh và cách chất kích thích, ăn ít rau xanh và hoa quả tươi… Chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin và axit folic…
– Tâm lý không ổn định, thường xuyên bị căng thẳng và stress kéo dài cũng là yếu tố dễ dẫn đến nhiệt miệng.
– Thay đổi nội tiết tố được thể hiện rõ ở phụ nữ khi họ đang mang thai, vừa sinh xong hay ở giai đoạn mãn kinh thường hay bị nhiệt miệng…
Triệu chứng bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng là một căn bệnh không nặng và không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều đau đớn, khó chịu trong người bệnh trong quá trình họ vệ sinh răng miệng và ăn uống. Biểu hiện thường gặp của bệnh đó là bên trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng có kích thước từ 1- 2 mm sau đó to dần và hơi mọng nước.
Vài ngày sau, những đốm trắng này đồng loạt vỡ ra tạo thành các vết loét, hình tròn hoặc hình bầu dục có bờ rõ rệt. Xung quanh các vết loét này có một đường viền màu đỏ tươi và đáy màu vàng nhạt.
Ở những ngày đầu của bệnh, các vết loét này thường sưng tấy và nóng đỏ gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh khi nhai nuốt, ăn uống và giao tiếp. Thông thường, nếu bệnh thường không gây ra sốt và nổi hạch ở các vùng lân cận. Thế nhưng trong trường hợp nếu bệnh không được chăm sóc đúng cách, các vết lở loét này có thể bị nhiễm trùng và trở nên sưng tấy, nóng đỏ hơn thậm chí có thể gây sốt cao, nổi hạch ở góc hàm.
Xem thêm: Cách chữa nhiệt miệng mãn tính lâu năm
Nhiệt miệng có lây không?
Nhiệt miệng được xếp là bệnh lý thường gặp, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, có người có thể chỉ bị một lần trong đời nhưng cũng có nhiều người bị rất thường xuyên. Bệnh nhiệt miệng tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau bao gồm: nhiệt miệng thể nhỏ, nhiệt miệng thể lớn và nhiệt miệng Herpes.
Trong đó, hay gặp nhất là dạng nhiệt miệng thể nhỏ còn nhiệt miệng thể lớn ít gặp hơn. Những vết loét tổn thương trong khoang miệng do nhiệt miệng ở các dạng này thường xuất hiện chủ yếu ở bên trong niêm mạc má, miệng, lợi hay ngay trên nướu nên chúng thường không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.
Còn đối với dạng nhiệt miệng Herpes, mặc dù dạng nhiệt miệng này ít gặp nhưng nếu mắc phải bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Bởi nguyên tác nhân gây bệnh chủ yếu trong trường hợp này là do một loại virus Herpes gây ra. Virus này có thể tấn công từ người bệnh sang người lành nếu như có sự tiếp xúc trực tiếp với các vết loét ở môi. Hoặc khi họ hôn, va chạm hoặc sử dụng chung dụng cụ ăn uống… với người đang bị lở miệng.
Cắn vào môi bị nhiệt miệng phải làm sao?
Trên thực tế, có không ít người trong quá trình ăn uống do cắn quá mạnh nên lỡ cắn trúng vào niêm mạc ở môi dẫn đến bị nhiệt miệng. Vết loét hình thành trong khoang miệng gây ra nhiều đau xót, khó chịu làm ảnh hưởng tới việc ăn uống và vệ sinh cá nhân của người bệnh.
Trong trường hợp này, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bạn nên chú ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng bằng loại bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương, chảy máu thêm cho các vết loét. Đồng thời súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn sự tấn công của các vi khẩn có hại vào các vết loét tổn thương, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các món ăn giàu vitamin và khoáng chất vào trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng tại chỗ để xoa dịu và giảm bớt cơn đau đớn, khó chịu trong khoang miệng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh nhiệt miệng hiệu quả
Nhiệt bệnh là bệnh lành tính, các vết loét trong miệng có thể tự lành sau một thời gian và không để lại sẹo hay biến chứng nào. Tuy nhiên cũng vì đặc điểm lành tính này mà ít ai nghĩ đến chuyện phòng bệnh để đến khi bệnh xảy ra, bạn lại phải cố gắng và chịu đựng những cơn đau đơn khó chịu hành hạ.
Vậy cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng như thế nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa răng miệng cho biết để ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng xảy ra, bản thân mỗi người cần phải chú ý tới một vài điều sau đây:
– Vệ sinh răng miệng thật tốt và đúng cách: Mỗi ngày nên nhớ trải răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để tránh bị mắc các bệnh lý về niêm mạc miệng và họng.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Ăn uống đảm bảo các chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau củ và trái cây tươi. Hạn chế ăn các món chiên xào, nhiều dầu mỡ hay các loại đồ ăn và gia vị có tính cay nóng.
– Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể: Nước là một phần quan trọng của cơ thể, việc bạn đáp ứng đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ là cách để ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Đồng thời thúc đẩy các quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru giúp bạn có một thể trạng khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật.
– Luôn giữ tâm lý thoải mái: Hạn chế để bản thân bị căng thẳng và stress trong thời gian dài, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức.
– Đi thăm khám bệnh kịp thời: Nếu bị nhiệt miệng thường xuyên và liên tục kèm theo các vết loét ngày càng nặng và đau thậm chí bị bội nhiễm, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.
Trên đây là chia sẻ của quantumcare về vấn đề nhiệt miệng lan rộng có lây không cũng như một vài thông tin cần thiết liên quan đến căn bệnh này. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại thường xuyên xảy ra và gây ra nhiều phiền phức cho bạn khi mắc phải. Bạn hãy chủ động áp dụng cách phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách để tránh bị bệnh lý này làm phiền nhé.
Thông tin tham khảo cho bạn: