Mọi đối tượng đều có thể mắc phải bệnh nha chu với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ở bài viết này quantumcare.vn sẽ cung cấp thông tin để các bạn hiểu rõ hơn bệnh nha chu là gì, nguyên nhân, biểu hiện ra sao? Mời bạn theo dõi cùng chúng tôi nhé.

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng gây tổn thương các mô mềm và phá hủy lớp men răng. Lúc này răng có thể bị mất hoặc suy yếu nặng hoặc nhẹ. Thực chất đây là bệnh của các mô quanh răng, là nguyên nhân gây mất răng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Nếu không được điều trị sớm hậu quả của bệnh nha chu gây ra rất nghiêm trọng.

lam-the-nao-tri-benh-nha-chu
Làm thế nào trị bệnh nha chu

Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Bệnh nha chu có thể là do các nguyên nhân sau đây:

  • Thay đổi nội tiết như khi đang mang thai, tuổi dậy thì, kì kinh nguyệt… đều là những giai đoạn khiến nướu nhạy cảm và bệnh viêm lợi có cơ hội xuất hiện.
  • Do bệnh tật như bệnh ung thư, HIV làm suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh nha chu có thể do sử dụng một số loại thuốc làm giảm lưu lượng của nước bọt. Trong khi đó nước bọt có tác dụng bảo vệ răng và nướu răng.
  • Bệnh hình thành cho thói quen xấu như hút thuốc lá gây tổn thương đến mô nướu.
  • Thói quen vệ sinh răng miệng kém như không đánh răng, không dùng chỉ nha khoa hàng ngày tạo điều kiện cho bệnh viêm lợi hình thafh.
  • Lý do khác là do gia đình có tiền sử mắc bệnh về răng miệng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu

Bệnh nha chu thường có những triệu chứng sau đây:

  • Nướu bị sưng.
  • Lợi có màu đỏ hoặc tím nhạt.
  • Cảm giác đau khi chạm vào nướu.
  • Nướu bị rút hoặc tụt lại, làm cho chân răng trông dài hơn.
  • Giữa hai hàm răng hình thành khoảng trống.
  • Xuất hiện mủ giữa răng và nướu răng.
  • Hơi thở bị hôi.
  • Ăn không ngon.
  • Bị rụng răng.
  • Tổ chức răng thay đổi khi bạn cắn.
  • Nướu chảy máu trong và sau khi đánh răng.

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Người bị mắc bệnh nha chu có thể gánh chịu những cơn đau đớn âm ỉ, chảy máu chân răng, chảy máu nướu. Lâu ngày sẽ gây tiêu xương, mất răng và gây nên các hệ lụy như:

  • Có thể bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh nhân bị viêm nha chu nguy cơ cao mắc các bệnh đái tháo đường do các vi  khuẩn làm mất kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Nha chu có nguy cơ nhiễm trùng huyết.
  • Phụ nữ có thai bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non, em bé sinh thiếu cân.

Phương pháp dùng điều trị bệnh nha chu

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Bệnh nha chu nếu còn ở mức độ nhẹ bác sĩ thường chọn phương pháp điều trị không phẫu thuật gồm:

Cạo cao răng: Bác sĩ dùng dụng cụ hoặc thiết bị siêu âm để loại bỏ cao răng và vi khuẩn bề mặt răng và dưới nướu răng.

Chà chân răng: Làm nhẵn bề mặt chân răng, ngăn cản sự tích tụ thêm của cao răng và nội độc tốt của vi khuẩn.

Kháng sinh: Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân sử dụng thêm kháng sinh tại chỗ hoặc uống giúp kiểm soát nhiễm khuẩn.

Phương pháp điều trị phẫu thuật

Trong trường hợp cần phẫu thuật bác sĩ sẽ thực hiện:

Phẫu thuật Flap (phẫu thuật giảm túi): Bác sĩ rạch các vết nhỏ ở nướu răng để nâng một phần của mô nướu lên trở lại, làm lộ chân răng để cạo hiệu quả hơn. Bệnh nha chu thường gây mất men răng, chân răng có thể được cố định trước khi nướu được khâu lại.

Ghép mô mềm: Bệnh có thể tổn thương nướu nên bạn cần củng cố một số mô mềm bị hư hỏng. Bác sĩ sẽ ghép một số lượng nhỏ mô từ vòm miệng hoặc nơi khác và vị trí bị ảnh hưởng giúp chữa lành tình trạng nha chu.

Ghép men răng: Men răng xinh quanh chân răng bị hư hỏng bác sĩ sẽ ghép men răng từ mảnh vỡ nhỏ của xương hoặc xương tổng hợp hay hiến tặng, giúp giữ cho răng ổn định.

Tái tạo mô: Cách này giúp mọc lại men răng đã bị vi khuẩn phá hủy, bác sĩ đặt một mảnh vải có tương thích sinh học giữa xương hiện có và răng. Giúp bảo vệ các khu  vực đang lành khỏi mô không mong muốn và cho men răng phát triển trở lại.

Ứng dụng men răng tái sinh: Bác sĩ đưa một loại gel vào trong một gốc chân răng bị bệnh. Gel này chứa protein tương tự được tìm thấy trong men răng nhằm kích thích sự tăng trưởng của men răng cũng như các mô khỏe mạnh.

Sản phẩm hỗ trợ chữa trị bệnh nha chu

Bệnh nha chu của bạn sẽ sớm lành lặn hơn nếu sử dụng nano xịt Smart Fresh. Đây là một sản phẩm đặc biệt của hãng Quantum Care có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng, kể cả nhiệt miệng. Vì chứa thành phần chính là hạt nano bạc giúp tiêu diệt vi khuẩn mạnh, nhanh và liên tục; từ đó không loại vi khuẩn có hại nào tấn công được vào khoang miệng người sử dụng.

Smart Fresh đã được chứng nhận an toàn, lành tính nên sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em. Khi bạn bị mắc bệnh nha chu, ngoài uống thuốc do bác sĩ chỉ định thì cần xịt nano này thường xuyên để làm sạch khoang miệng, giúp bệnh mau khỏi và hơi thở thơm tho hơn. Người binh thường sử dụng Smart Fresh hàng ngày để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh nha chu.

benh-nha-chu-nen-dung-thuoc-gi-tot-nhat
Bệnh nha chu nên dùng thuốc gì tốt nhất

Thông tin về Smart Fresh

Thành phần

Purified water, Alcohol, Acid acetic, Chitosan, Silver nano (200ppm), Carbon (Graphene QDs), Menthol, Sorbitol, Flavor.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Nên lắc đều chai trước khi sử dụng, nhấn vào vòi xịt từ 3-5 lần cho dung dịch phủ đều trong khoang miệng.
  • Không cần súc miệng sau khi dùng nano Smart Fresh.
  • Để xa tầm tay trẻ em, thận trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ.
  • Trẻ em sử dụng phải có sự hướng dẫn của người lớn.
  • Trường hợp có biểu hiện gì bất thường thì tạm ngưng sử dụng và xin ý kiến bác sĩ ngay để khắc phục nhanh chóng.

Bảo quản:

Cần để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.  Nếu bị ánh sáng chiếu vào sản phẩm sẽ bị giảm tác dụng.

Smart Fresh đã được Bộ Y tế kiểm định nghiêm ngặt và chứng nhận an toàn, hiệu quả. Chúng tôi cung cấp phiếu công bố sản phẩm do Bộ Y tế ban hành để quý vị tin tưởng vào chất lượng.

smart-fresh-duoc-bo-y-te-cap-giay-phep-chung-nhan
Smart Fresh được bộ Y Tế cấp giấy phép chứng nhận



Biện pháp phòng tránh bệnh nha chu

Để ngăn ngừa bệnh nha chu bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Làm sạch răng theo định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Nên thay bàn chải sau 3-4 tháng sử dụng và sử dụng bàn chải mềm.
  • Nếu có điều kiện nên dùng bàn chải đánh răng điện sẽ mang lại hiệu quả làm sạch hơn.
  • Đánh răng 2 lần/ ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám giữa các kẽ răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng được thiết kế đặc biệt để làm sạch kẽ răng.

Vậy bạn đã nắm được thông tin và giải đáp bệnh nha chu là gì sau khi theo dõi bài viết trên. Để bảo vệ răng miệng chắc khỏe bạn hãy thực hiện như những gì chúng tôi hướng dẫn trên đây nhé. Xin cảCách chữa nhiệt miệng mãn tính lâu nămm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo tại website quantumcare.vn.

Xem thêm: